Lãnh đạo về công trình được xây dựngđạo nhà máy giới thiệuLãnh đạo đạo nhà máy giới thiệu về công trình được xây dựng

Đại gia đình nơi mây ngàn, gió núi

Lãnh đạo nhà máy đón chúng tôi bằng bữa cơm tối đậm chất “cây nhà lá vườn”, với thực phẩm do anh chị em công nhân tự nuôi trồng sau giờ làm việc. Trên mâm cơm có cá được nuôi trong hồ Thủy Cung, gà và lợn được tăng gia trong một khu riêng, đậu bắp, rau muống… được trồng trong những khu vườn rải rác xung quanh khu cư xá của cán bộ, công nhân viên công ty.

Thấy chúng tôi ái ngại vì mọi người phải ăn muộn, ông Mai Minh Sơn, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính, đỡ lời: “Bình thường chúng tôi vẫn thế bởi anh em còn chơi thể thao xong mới về ăn. Ở đây, chúng tôi có sân bóng đá mini cỏ nhân tạo, nhà thi đấu cầu lông với thảm đấu và ánh sáng đủ tiêu chuẩn thi đấu”. Và như thế, chỉ thoáng chốc, khu nhà ăn đã đông vui nhộn nhịp, anh em bàn luận sôi nổi về những trận bóng đá hay cầu lông vừa diễn ra.

ông Mai Minh Sơn, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính, đỡ lời: “Bình thường chúng tôi vẫn thế bởi anh em còn chơi thể thao xong mới về ăn. Ở đây, chúng tôi có sân bóng đá mini cỏ nhân tạo, nhà thi đấu cầu lông với thảm đấu và ánh sáng đủ tiêu chuẩn thi đấu”.ông Mai Minh Sơn, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính, đỡ lời: “Bình thường chúng tôi vẫn thế bởi anh em còn chơi thể thao xong mới về ăn. Ở đây, chúng tôi có sân bóng đá mini cỏ nhân tạo, nhà thi đấu cầu lông với thảm đấu và ánh sáng đủ tiêu chuẩn thi đấu”.

ông Mai Minh Sơn, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính, đỡ lời: “Bình thường chúng tôi vẫn thế bởi anh em còn chơi thể thao xong mới về ăn. Ở đây, chúng tôi có sân bóng đá mini cỏ nhân tạo, nhà thi đấu cầu lông với thảm đấu và ánh sáng đủ tiêu chuẩn thi đấu”.Nhà thi đấu cầu lông với thảm đấu và ánh sáng đủ tiêu chuẩn thi đấu

Trong bữa cơm, Phó Giám đốc Trần Văn Biên chia sẻ, Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na (PV Power HHC) luôn quan tâm đến đời sống cán bộ, công nhân viên ở Hủa Na. Bởi nhà máy nằm ở xa khu dân cư (bản gần nhất cách khoảng 15km), tuy nằm ngay cạnh quốc lộ 16, đường giao thông đẹp nhưng địa hình miền núi quanh co nên chỉ có việc cần mới vào bản, vào xã. Hơn nữa, hầu hết thực phẩm ngoài chợ là chở từ dưới xuôi lên nên được xem là “gạo châu, củi quế”. Do vậy, tất cả anh chị em cùng tham gia tăng gia, nuôi gà, cá, lợn, trâu, vịt, ngan, ngỗng và trồng các loại cây rau, cây đậu vừa để tự túc thực phẩm, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hai khu cư xá được xây mái bằng, kiên cố, lắp đầy đủ điện, nước, điều hòa, luôn sạch sẽ để mọi người nghỉ ngơi, đảm bảo sức khỏe. Đặc biệt, để động viên anh em, lãnh đạo công ty xây khu nhà ở riêng cho các gia đình mà cả hai vợ chồng cùng làm ở nhà máy.

Bữa cơm diễn ra nhanh, nhưng chúng tôi cũng cảm nhận được không khí gia đình dù không ai nói ra. Có thể trong giờ làm việc, đó là vị lãnh đạo công ty, phòng ban hay phụ trách bộ phận nhưng sau giờ làm việc thì đó là người em, người anh, người chú, người bác, cùng đi tưới rau, tưới vườn lan, tưới vườn cây ăn trái, cùng chơi thể thao, cùng sinh hoạt văn nghệ… Đấy là điều rất đáng quý cho gần trăm con người thường xuyên xa nhà - tình cảm của gia đình lớn làm anh em vơi đi nỗi nhớ gia đình nhỏ mỗi khi vào ca…

“Ca đẻ ngược” giờ đã lớn

Chúng tôi được dẫn đi thăm nhà máy Thủy điện Hủa Na khi mặt trời mới treo qua đỉnh Huổi Muồng. Nhìn từ trên cao xuống, quần thể thủy điện như một bức tranh tuyệt đẹp giữa vùng rừng núi hoang sơ.

Thủy điện Hủa Na khi mặt trời mới treo qua đỉnh Huổi Muồng. Nhìn từ trên cao xuống, quần thể thủy điện như một bức tranh tuyệt đẹp giữa vùng rừng núi hoang sơ.Thủy điện Hủa Na khi mặt trời mới treo qua đỉnh Huổi Muồng. Nhìn từ trên cao xuống, quần thể thủy điện như một bức tranh tuyệt đẹp giữa vùng rừng núi hoang sơ.

Với sự chỉ đạo quyết liệt, quyết tâm nỗ lực thực hiện dự án đến thành công của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam/Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVN/PVPower) trong bối cảnh nguồn lực gặp nhiều khó khăn. Kết hợp với sự nhiệt tình và đóng góp trí tuệ của tập thể lãnh đạo cùng với đội ngũ Cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na.

Trải qua 5 năm xây dựng, từ năm 2008  đến quý I/2013 nhà máy Thủy điện Hủa Na đã hoàn thành và phát điện hòa vào hệ thống điện lưới Quốc gia. Góp phần ổn định an ninh trật tự vùng biên giới và tạo sự phát triển kinh tế cho miền Tây của xứ Nghệ. Ngay từ khi khảo sát hầu hết các nhà tư vấn hàng đầu về thủy điện đều nhận định, đó là một “nhiệm vụ bất khả thi” bởi kết cấu địa tầng phức tạp, diện tích lòng hồ quá lớn, đường sá quá phức tạp…

Rồi khi thực hiện dự án, Hủa Na lại đi ngược quy luật của thủy điện. Đó là nhà máy được đặt thấp hơn đập nước nên đường vào công trình thủy điện nào cũng nhà máy trước rồi đến đập nước. Hủa Na thì ngược lại. Do chỉ có con đường độc đạo đi theo đường xoắn ốc từ thấp lên cao rồi lại vòng xuống nên vào Hủa Na phải đi qua đập thủy điện rồi thêm gần 6km vòng vèo đường núi mới tới nhà máy. Ngày ấy, những người thực hiện dự án gọi vui Hủa Na là “ca đẻ ngược”.

Sinh khó thường rất khỏe. Thủy điện Hủa Na chứa đựng trong mình những kỳ tích giờ sừng sững, kiên gan thách thức sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Tây xứ Nghệ để cho trái ngọt suốt 7 năm qua. Đó là những dòng điện thương phẩm được làm ra từ hai tổ máy với tổng công suất 180MW.

trung tâm, “bộ não” của nhà máy, ngỡ ngàng bởi không gian quá yên tĩnh.Trung tâm, “bộ não” của nhà máy, ngỡ ngàng bởi không gian quá yên tĩnh.

Chúng tôi vào thăm phòng điều khiển trung tâm, “bộ não” của nhà máy, ngỡ ngàng bởi không gian quá yên tĩnh. Các cán bộ kỹ thuật ở đây cho biết, chỉ khi khởi động tổ máy thì mới có tiếng động lớn, chứ khi “vào guồng” rồi thì êm ru. Giữa phòng, màn hình điều khiển lớn biểu thị hàng loạt sơ đồ mạch và các nút nhỏ màu xanh, màu đỏ, màu vàng, kiểm soát từ đập thủy điện, tổ máy và 2 mạch dây dẫn hòa vào lưới điện quốc gia.

Giữa phòng, màn hình điều khiển lớn biểu thị hàng loạt sơ đồ mạch và các nút nhỏ màu xanh, màu đỏ, màu vàng, kiểm soát từ đập thủy điện, tổ máy và 2 mạch dây dẫn hòa vào lưới điện quốc gia.Giữa phòng, màn hình điều khiển lớn biểu thị hàng loạt sơ đồ mạch và các nút nhỏ màu xanh, màu đỏ, màu vàng, kiểm soát từ đập thủy điện, tổ máy và 2 mạch dây dẫn hòa vào lưới điện quốc gia.

Tất cả các thao tác đều được điều khiển bằng máy tính với mỗi kíp trực 4 người ở phòng điều khiển trung tâm và 1 người ở đập Thủy điện. Công việc không nặng nhọc nhưng đòi hỏi tập trung cao độ bởi phải kiểm soát chặt các thông số xuất hiện trên màn hình. Việc trực ở đây luôn đảm bảo 24/24 và vận hành máy theo kế hoạch sản xuất điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gửi đến, thậm chí có cả những lúc đột xuất và chỉ 6 phút sau khi vận hành là điện đã lên lưới.

Đập chính của thủy điện Hủa NaĐập chính của thủy điện Hủa Na

Rời “bộ não”, chúng tôi lên thăm đập chính. Đây được ví là “dạ dày” bởi nếu không có đập ngăn nước tạo thành lòng hồ trữ thì các tổ máy sẽ “đói”, không phát điện được. Hồ Hủa Na giữ lại tất cả những hoang sơ e ấp của miền sơn cước. Những vạt rừng thẳng tắp với hàng trăm loại cây gỗ quý được Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na bảo tồn nguyên trạng và tỏa bóng xanh ngát xuống mặt hồ.  Vùng lòng hồ đã trở thành nguồn thức ăn và nơi trú ngụ cho nhiều loại thủy sản đang theo con nước sông Chu về làm tổ, đồng thời tạo điều kiện cho chính quyền địa phương phát triển du lịch vùng lòng hồ.

Gặp kỹ sư Bùi Xuân Hòa, Phó Trưởng phòng Kỹ thuật – An toàn, người có mặt từ đầu khi xây dựng thủy điện, khi ông đang cùng cán bộ kỹ thuật cập nhật thông tin thời tiết. Ông Hòa cho biết: “Hiện mực nước trong lòng hồ chỉ cao hơn mực nước “chết” là 2 mét. Cuối tháng 6 này, chúng tôi đang vận hành hồ theo quy trình xả nước về mực nước đón lũ, chuẩn bị đón mùa lũ thường từ đầu tháng 7”.

Ông Xuân Hòa cho biết thêm: “Các cán bộ ở đập chính cũng luôn phải tập trung cao độ, kiểm soát mực nước báo về trung tâm, kiểm tra thường xuyên, liên tục tình trạng của đập. Một bất thường nhỏ cũng được kiểm tra thật kỹ và có hướng xử lý kịp thời để luôn đảm bảo an toàn cho đập. Bởi nếu có sự cố, không chỉ mất an toàn cho nhà máy mà còn đe dọa cuộc sống cho các vùng hạ du sông Chu”.

Các điểm tái định cư của đồng bào Thái tại Hủa NaCác điểm tái định cư của đồng bào Thái tại Hủa Na

Nông thôn mới trên vùng tái định cư

Quá trình xây dựng nhà máy Thủy điện Hủa Na làm ảnh hưởng đến 14 bản lòng hồ thuộc 2 xã Đồng Văn và Thông Thụ với 1.362 hộ dân/5.236 khẩu phải di dời đến 13 điểm tái định cư (khi đến các điểm tái định cư mới, 14 bản lòng hồ được tách thành 16 bản. Vì có một số bản lòng hồ phải chia thành 2 nơi). Các bản lòng hồ chủ yếu là người dân tộc Thái, nên mọi phong tục, tập quán đều được đồng nhất. Sau gần 10 năm đến nơi ở mới, với sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na cùng với các cấp chính quyền địa phương, hiện nay bà con tái định cư đã ổn định được cuộc sống nơi ở mới. Cơ sở hạ tầng như: Đường giao thông, điện sinh hoạt, trường học, trạm y tế… được đầu tư xây dựng đồng bộ theo đúng tiêu chuẩn, quy định hiện hành của Nhà nước.

Hồ Hủa NaSau gần 10 năm đến nơi ở mới, với sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na cùng với các cấp chính quyền địa phương, hiện nay bà con tái định cư đã ổn định được cuộc sống nơi ở mới.

Sau gần 10 năm đến nơi ở mới, với sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na cùng với các cấp chính quyền địa phương, hiện nay bà con tái định cư đã ổn định được cuộc sống nơi ở mới.Các trường học được xây dựng thêm đảm bảo cho các em đến trường

Theo chân lãnh đạo nhà máy, chúng tôi lên thăm khu tái định cư Huôi Sai ở xã Thông Thụ. Chỉ cách quốc lộ 48 chưa đầy 500m, một thung lũng xanh mướt mắt với những căn nhà sàn truyền thống của người Thái khá đẹp, xen lẫn những ngôi nhà mới xây kiểu nhà sàn, lợp ngói đỏ. Phía trước mỗi căn nhà là mảnh vườn nhỏ được trồng cây ăn trái như: Chuối, lê, mận, mướp, rau dền và cả sắn.

Một cán bộ làm công tác xây dựng tái định cư cho biết: “Khi quy hoạch xây dựng các điểm tái định cư cho người dân lòng hồ, Ban dự án Hủa Na đã nghiên cứu, tìm hiểu kỹ phong tục, tập quán và tổ chức tham vấn cộng đồng tại các thôn bản lòng hồ rồi mới triển khai xây dựng các phương án cho bà con lựa chọn: di chuyển nhà cũ lắp ở nơi mới, xây nhà theo thiết kế lựa chọn trong 3 mẫu đã được thiết kế sẵn… Tất cả kinh phí đều do Ban dự án Hủa Na chi trả”.

Những căn nhà sàn khang trang của đồng bào Thái năm theo con đường vào nhà máyNhững căn nhà sàn khang trang của đồng bào Thái năm theo con đường vào nhà máy

Xây dựng khu tái định cư gắn liền với các tiêu chí của Quốc gia. Xây dựng nông thôn mới là mục tiêu của những người làm Thủy điện Hủa Na. Chỉ sau một thời gian ngắn, những vùng núi hoang vu thuở nào đã nhường chỗ cho những điểm tái định cư Huôi Sai, Huôi Chà Là, Nậm Nui - Nậm Ke, Huôi Siu – Huôi Lạn, Piêng Cu… khoác lên mình tấm áo mới. Ở tại các điểm tái định cư, ngoài những căn nhà mới được xây cho các hộ dân, còn có những các công trình công cộng như: Trường Mầm non, trường Tiểu học và các nhà Văn hóa cộng đồng được xây dựng đồng bộ. Những chiếc xe máy đời mới, ti vi, điện thoại thông minh… đã hiện diện trong sinh hoạt hàng ngày của bà con nơi đây. Đời sống vật chất và tinh thần của người lòng hồ đã được nâng lên rất nhiều so với nơi ở cũ. Đến nay trên các điểm tái định cư đã có 13/16 Bản đạt tiêu chuẩn Bản văn hóa, và một số trường Mầm non, trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.

PV TH&CL tại một căn nhà sàn của đồng bào TháiPV TH&CL tại một căn nhà sàn khang trang của đồng bào Thái khu tái định cư

Lãnh đạo Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na chia sẻ: “Ðiều mong mỏi nhất của chúng tôi là nâng cao chất lượng cuộc sống của bà con, nơi tái định cư mới tốt hơn nơi ở cũ. Lãnh đạo công ty cùng chính quyền địa phương luôn phối hợp chặt chẽ để làm tốt an sinh xã hội, giúp bà con chuyển đổi sản xuất, chuyển đổi nghề đạt hiệu quả lâu dài. Chúng tôi cung cấp cây giống, con giống, hỗ trợ về khuyến nông cho bà con và đến nay tất cả các gia đình tái định cư đã biết trồng lúa nước. Ngoài làm nông, những người dân tái định cư tận dụng lòng hồ thủy điện để nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản bằng những phương tiện cho phép, khai thác nứa lùng, làm măng, nuôi lợn rừng thuần chủng… để tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế gia đình”.

" Bộ não" của nhà máy thủy điện Hủa Na

Nhà máy thủy điện Hủa Na, mặc dù từ khi vận hành đến nay liên tục gặp nhiều khó khăn do thời tiết khô hạn, áp lực trả nợ vay ngân hàng nhiều năm vượt quá khả năng nguồn thu nhưng Hủa Na luôn tập trung ưu tiên nguồn tiền cho công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhằm đảm bảo cho cuộc sông người dân tái định cư tại nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ và đảm bảo sinh kế lâu dài cho nhân dân (hầu hết người dân tái định cư đều được cấp đầy đủ các loại đất để sản xuất và canh tác, trong khi nhiều hộ dân ở nơi cũ không có đất hoặc có rất ít đất).

PV TH&CL tại một căn nhà sàn của đồng bào TháiViệc trực ở đây luôn đảm bảo 24/24 và vận hành máy theo kế hoạch sản xuất điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gửi đến, thậm chí có cả những lúc đột xuất và chỉ 6 phút sau khi vận hành là điện đã lên lưới.

Sông Chu hung dữ năm xưa đã được trị thủy, “ngoan ngoãn” tạo ra dòng điện thắp sáng ánh sáng văn minh và phục vụ nông nghiệp. Sự nghèo đói, lạc hậu được đẩy lùi, thay vào đó là những khu dân cư khang trang, sạch sẽ với điều kiện kinh tế, xã hội được nâng lên rất nhiều. Một vùng sơn cước miền Tây xứ Nghệ thay da, đổi thịt nhờ sự mạnh bạo của PVN/PVPower và tấm lòng trân quý của những người làm Thủy điện Hủa Na.

Việc trực ở đây luôn đảm bảo 24/24 và vận hành máy theo kế hoạch sản xuất điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gửi đến, thậm chí có cả những lúc đột xuất và chỉ 6 phút sau khi vận hành là điện đã lên lưới.Lãnh đạo nhà máy giới thiệu trung tâm điều hành của thủy điện Hủa Na

 

Thủy điện Hủa Na là công trình trọng điểm quốc gia trong Tổng sơ đồ điện VI của Chính phủ. Đây là dự án thủy điện lớn nhất của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam đầu tư. Thủy điện Hủa Na nằm ở vị trí ngã ba giữa tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa và các dãy núi liên tiếp vùng biên giới nước bạn Lào và hiện đang là nhà máy thủy điện đầu tiên nằm trên thượng nguồn sông Chu.

Đập chính thủy điện Hủa Na có cao trình đỉnh 244,5m; chiều dài 350m; bề rộng đỉnh đập 8m; chiều cao lớn nhất 94,5m, Hồ có diện tích lưu vực 5.345km2, tạo thành vùng lòng hồ có diện tích 2.129ha với mực nước dâng bình thường (240m), có dung tích phòng lũ là 100 triệu m3 và mực nước “chết” (215m). Thủy điện Hủa Na điều tiết nước cho hàng chục ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp và cung cấp cho hệ thống điện Quốc gia bình quân mỗi năm gần 700 triệu kWh, đóng góp cho ngân sách tỉnh Nghệ An mỗi năm bình quân hơn 150 tỷ đồng, đồng thời góp phần tăng cường phát triển nền kinh tế cho huyện Quế Phong trong công cuộc đổi mới đất nước.

Nhóm PV