Đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý tài chính
Đến dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc công bố Hệ thống hóa đơn điện tử do Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính tổ chức, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm cao và kết quả đạt được của ngành tài chính, ngành thuế trên các mặt công tác, đóng góp quan trọng vào những thành tựu chung của đất nước trong thời gian qua.
Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng chúc mừng những kết quả bước đầu mà ngành thuế đã phối hợp chặt chẽ cùng các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, người nộp thuế đã đạt được để kích hoạt, đưa Hệ thống hóa đơn điện tử vào hoạt động và phát huy hiệu quả.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu ngành tài chính, ngành thuế cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý tài chính - ngân sách nhà nước, quản lý thuế theo hướng công khai, minh bạch, tạo thuận lợi và giảm thiểu thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý.
Phó Thủ tướng nêu rõ: Hội nghị mới chỉ là bước khỏi qua đầu, chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm ở phía trước để bảo đảm đạt được mục tiêu 100% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử trên toàn quốc đến ngày 30/6/2022. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế tăng cường quán triệt trong toàn ngành, tập trung triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hơn nữa Hệ thống hóa đơn điện tử; bảo đảm thông tin, dữ liệu chính xác, minh bạch, thống nhất, an ninh, an toàn, đáp ứng yêu cầu quản lý và tạo thuận lợi cho người nộp thuế; nỗ lực bắt kịp, tiến cùng và vươn lên trong quản lý thuế so với khu vực, thế giới.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về hoá đơn điện tử đến toàn thể Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp; mở rộng các kênh tương tác để hỗ trợ hiệu quả người dẫn, doanh nghiệp về hóa đơn điện tử.
Xác định rõ việc triển khai hệ thống hóa đơn điện tử là một trong những giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số. Rà soát, hoàn thiện quy định về các hệ thống tài nguyên thông tin, dữ liệu số có tính kết nối, liên thông cao; không chỉ phục vụ công tác quản lý thuế mà còn các lĩnh vực khác.
Phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan, địa phương có kế hoạch, phương án, giải pháp cụ thể để triển khai thành công hệ thống hóa đơn điện tử, nhất là phối hợp với ngành ngân hàng để thanh toán điện tử, tạo sự minh bạch về tài chính, thuận tiện cho người sử dụng. Đề nghị lãnh đạo các địa phương chỉ đạo phối hợp chặt chẽ, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả trên địa bàn.
Cơ quan thuế tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát, phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc quản lý hóa đơn điện tử, nhất là trong các lĩnh vực dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, thương mại diện tử, giao dịch xuyên biên giới...; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm.
Tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm
Ngành tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng, là huyết mạch của nền kinh tế. Trong bối cảnh tình hình đại dịch Covid-19 dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp hiện nay, ngành tài chính, ngành thuế lại càng có ý nghĩa quan trọng, nhất là đối với quá trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh theo tinh thần Kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội. Theo đó, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính, lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội gắn với Chiến lược tổng thể phòng chống dịch Covid-19. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt quan trọng để đưa đất nước vượt qua khó khăn, không để lỡ nhịp với xu hướng phục hồi mạnh mẽ của kinh tế thế giới.
Với quan điểm chính sách tài chính cho phát triển, vì lợi ích tổng thể của nền kinh tế, cần phân tích, đánh giá, tính toán kỹ, bảo đảm sử dụng các công cụ chính sách tài khóa thực sự linh hoạt, hiệu quả, gần kết chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách khác để thảo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm đủ nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Xác định rõ mức bội chi ngân sách nhà nước hợp lý và bảo đảm nợ công trong giới hạn an toàn theo quy định.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ hiện hành về tài khóa như giãn thời hạn nộp, miễn, giảm một số loại thuế, phí, lệ phí, các chính sách chỉ hỗ trợ người dân người lao động, người sử dụng lao động, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng và đúng quy định. Đồng thời, chú trọng thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về tài chính - ngân sách Nhà nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế để tạo nền tảng cho đất nước phát triển nhanh, bền vững.
Tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về tài chính - ngân sách Nhà nước, nhất là trên các phương diện: Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế và tăng cường công tác quản lý thuế; Tăng cường quản lý, bảo đảm chi ngân sách Nhà nước tiết kiệm, hiệu quả; Tăng cường phân cấp ngân sách nhà nước theo hướng bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và phát huy tính chủ động của ngân sách địa phương; Quản lý chặt chẽ, hiệu quả nợ công, tài sản cộng; Nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững thị trưởng tài chính, thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế.
Chú trọng thực hiện tốt công tác Đảng, bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất cao trong nội bộ: đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm, gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. Khuyến khích, bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Khen thưởng, động viên và kỷ luật nghiêm minh, kịp thời.
Tiếp tục cơ cấu lại tổ chức, bộ máy, tỉnh giản biên chế gắn với đảm đảo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành tài chính, ngành thuế, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, tạo điều kiện để cản bộ công chức phát huy cao nhất năng lực, trí tuệ, phục vụ tốt hơn người dân, doanh nghiệp.
Nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác quốc tế về tài chính, thuế, hải quan, chú trọng hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược phát triển ngành trong thời gian tới.
Việc xây dựng hệ thống chỉ là bước đầu. Việc vận hành và sử dụng hệ thống một cách hiệu quả mới thực sự là mong đợi của Đảng, Nhà nước, Chỉnh phủ và kỳ vọng của toàn xã hội, của người dân, doanh nghiệp đối với ngành tài chính, ngành thuế. Phó Thủ tướng tin tưởng rằng, với sự nỗ lực, quyết tâm cao của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành và sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ, đồng hành của các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, ngành tài chính, ngành thuế tiếp tục đạt được nhiều thành công hơn nữa, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước trong thời gian tới.
Đến nay, tỷ lệ đăng ký thuế điện tử đạt 100%; tỷ lệ khai thuế điện tử đạt 99,9%; tỷ lệ đăng ký nộp thuế điện tử đạt 99%, hoàn thuế điện tử đạt gần 98%. Đây là một bước tiền dài; nhờ đó, các chỉ số về môi trường kinh doanh trong lĩnh vực thuế được cải thiện rõ rệt; đặc biệt người dân, doanh nghiệp được trực tiếp hưởng lợi, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 được thực hiện nghĩa vụ nộp thuế qua mạng, không phải trực tiếp đến các cơ quan liên quan.
Hóa đơn điện tử đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý thuế hiện đại. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số của nền kinh tế, thay đổi phương thức quản lý, quy trình làm việc của cơ quan thuế cũng như của doanh nghiệp, người nộp thuế. Theo đó, vừa tiết giảm chi phi hành chính, vừa xây dựng được cơ sở dữ liệu lớn (big data) đặc biệt quan trọng không chỉ đối với cơ quan thuế mà còn đối với khu vực doanh nghiệp và nền kinh tế.
Anh Minh