Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tiêu thụ động vật hoang dã vẫn phổ biến

Hiện nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã (ĐVHD) làm t

Hiện nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã (ĐVHD) làm thực phẩm, làm thuốc và đồ trang trí đang ngày càng gia tăng. Theo kết quả khảo sát về nhận thức và thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm động vật hoang dã tại Hà Nội do Viện Xã hội học thực hiện cho thấy, hành vi tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã phục vụ cho nhu cầu ăn uống, chữa bệnh, trang trí vẫn còn khá phổ biến.

Nhiều vụ vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã trái phép đã được lực lượng chức năng phát hiện. Ảnh: Quang Hùng

69% người Hà Nội sử dụng

Kết quả phỏng vấn do Viện Xã hội học thực hiện đối với hơn 1.000 người trong độ tuổi từ 20-69 tại Hà Nội, trong thời gian từ tháng 11-2013 đến tháng 4-2014 cho thấy, hành vi tiêu thụ các sản phẩm làm từ ĐVHD vẫn còn khá phổ biến. Tỷ lệ người đã từng sử dụng các sản phẩm làm từ ĐVHD thực phẩm chiếm 69%, thuốc 67% và đồ trang trí 12%.

Trong số những người đã từng sử dụng thực phẩm từ động vật hoang dã, có 64% nói rằng họ sử dụng vì được mời, hoặc được cho, biếu. Trên 34% người trả lời do “mới lạ” chính là lý do họ sử dụng, chỉ có 8% tin rằng những thực phẩm này là thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe. Như vậy, có thể thấy đa số người sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ ĐVHD là theo phong trào vì “mốt thời thượng” thay vì để chữa bệnh hay bồi bổ sức khỏe.

Đối với sản phẩm làm từ ĐVHD sử dụng làm thuốc có 3 lý do chính để người dân sử dụng là: Mục tiêu chữa bệnh chiếm tới 71%, bồi bổ sức khỏe chiếm 27%  và do được biếu, được mời chiếm 21%.

Một thực tế nữa cũng cho thấy việc tiêu thụ các sản phẩm từ ĐVHD không chỉ còn ở nhóm có thu nhập hay địa vị xã hội cao, mà còn có những người kinh doanh, buôn bán nhỏ và người cao tuổi, hưu trí.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy hiện việc mua bán sử dụng ĐVHD dưới dạng thực phẩm, thuốc, đồ uống, khá phong phú và dễ dàng. Nguồn cung cấp ĐVHD chủ yếu ở các nhà hàng, khách sạn, bạn bè, người thân và công khai qua các trang mạng. Người tiêu dùng chỉ cần gõ từ khóa “mua ĐVHD” trên Google có thể ra hàng trăm địa chỉ mua bán.

Ông Đặng Nguyên Anh, Viện trưởng Viện Xã hội học cho biết: “Kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù sản phẩm làm từ ĐVHD có giá thành đắt, thậm chí rất đắt nhưng nhiều người vẫn muốn sử dụng vì tin tưởng vào hiệu quả của chúng”.

Nhận thức thấp

Qua kết quả khảo sát cho thấy kiến thức về pháp luật bảo vệ ĐVHD của người dân còn rất hạn chế. Gần 35% cho rằng pháp luật Việt Nam không quy định xử phạt người tiêu thụ sản phẩm làm từ ĐVHD, 62% cho rằng chưa có ai tiêu thụ sản phẩm làm từ ĐVHD bị xử phạt trong thực tế, 2/3 số người được hỏi cho rằng mức xử phạt tiêu thụ sản phẩm làm từ ĐVHD theo pháp luật còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe.

Như vậy, kiến thức về pháp luật bảo vệ ĐVHD của người dân còn thấp. Nhiều người vẫn cho rằng, pháp luật không quy định xử phạt người tiêu thụ sản phẩm từ ĐVHD. Qua đây cho thấy, chế tài xử lý việc tiêu thụ các sản phẩm làm từ ĐVHD vẫn chưa nghiêm. Ông Nguyễn Thế Đồng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên - Môi trường cho rằng, nhận thức của người dân vẫn thấp về mối liên quan giữa việc mua, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ ĐVHD.

Ông Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hiệp hội Động vật Việt Nam cho biết:  Hiện Nhà nước cấm sử dụng, buôn bán ĐVHD, lại cho phép nuôi ĐVHD. Mà đã cho phép nuôi ĐVHD phải bán và  tiêu thụ ra thị trường để kiếm lợi nhuận. Hiện Việt Nam có trên 400 cơ sở nuôi động vật hoang dã. Hà Nội có ít nhất nửa huyện thị có các cơ sở nuôi khỉ, sao, ếch, trăn, rắn... Việc chăn nuôi ĐVHD giúp cho nhiều người có cơ hội tiêu thụ ĐVHD.

Như vậy, Nhà nước cần có chế tài quản lý thật chặt các cơ sở chăn nuôi ĐVHD, để giảm tình trạng buôn bán sản phẩm từ ĐVHD ra ngoài thị trường. Đồng thời, tăng cường hoạt động thanh kiểm tra các hoạt động về cứu hộ, tái thả và nguồn gốc ĐVHD; ban hành các quy định về hướng dẫn kỹ thuật, trình tự, thủ tục, nâng cao nhận thức và tăng cường sự hỗ trợ của cộng đồng và sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc tuân thủ và cưỡng chế pháp luật.

Đặc biệt, cần ban hành các quy định về hướng dẫn kỹ thuật, trình tự, thủ tục đối với cơ sở gây nuôi ĐVHD nguy cấp, quý hiếm, không khuyến khích gây nuôi vì mục đích thương mại; cần hướng tới việc thiết lập cơ chế quỹ cho việc quản lý và bảo tồn ĐVHD.a

Theo HQ

Tin mới

Kiểm tra dự án cao tốc trọng điểm, Thủ tướng lưu ý làm tốt việc phòng chống tham nhũng, tiêu cực
Kiểm tra dự án cao tốc trọng điểm, Thủ tướng lưu ý làm tốt việc phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng yêu cầu lấy mốc 30/4/2025 cơ bản hoàn thành dự án để điều chỉnh rút ngắn tiến độ; tiếp tục phát huy tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", "tăng ca, tăng kíp", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", "làm việc 3 ca, 4 kíp, xuyên lễ, xuyên Tết"; nâng cao chất lượng, bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, vệ sinh môi trường.

Giá lúa gạo hôm nay 29/4: Biến động trái chiều  
Giá lúa gạo hôm nay 29/4: Biến động trái chiều  

Hôm nay 29/4, giá lúa gạo biến động trái chiều khi điều chỉnh giảm với gạo và giữ ổn định với lúa. Giá gạo xuất khẩu hôm nay chững lại và đi ngang sau phiên điều chỉnh giảm.

Huyện Giao Thủy về đích nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh Nam Định
Huyện Giao Thủy về đích nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh Nam Định

Với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của tỉnh Nam Định và quyết tâm, đồng lòng cao của cả hệ thống chính trị cùng các tầng lớp nhân dân, huyện Giao Thủy đã hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu về đích huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh.

TP. Hồ Chí Minh cấm xe tại nhiều tuyến đường để phục vụ bắn pháo hoa dịp 30/4
TP. Hồ Chí Minh cấm xe tại nhiều tuyến đường để phục vụ bắn pháo hoa dịp 30/4

Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản thông báo điều chỉnh giao thông khu vực trung tâm Quận 1 phục vụ bắn pháo hoa chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024).

Xúc động với hành trình về Trường Sa những ngày tháng Tư lịch sử
Xúc động với hành trình về Trường Sa những ngày tháng Tư lịch sử

Tham gia hành trình do Trung tướng Nguyễn Văn Bổng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Hải quân làm Trưởng đoàn có 194 đại biểu đến từ các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị trong khối doanh nghiệp Trung ương và đại biểu từ các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ninh, Hải Phòng và một số cơ quan, đơn vị khác.

Lãi của SMC trong quý I/2024 là 179,41 tỷ đồng
Lãi của SMC trong quý I/2024 là 179,41 tỷ đồng

CTCP Đầu tư Thương mại SMC (mã SMC - sàn HOSE) ghi nhận lãi 179,41 tỷ đồng trong quý I/2024 và hoàn thành 224,3% so với kế hoạch lãi 80 tỷ đồng trong năm 2024.