Được mệnh danh là “người phụ nữ truyền lửa văn hóa đọc trong cộng đồng”, vậy ngọn lửa mà chị có được là từ đâu?
Trong quá trình thực hiện các hoạt động truyền lửa văn hóa đọc, tôi đã tò mò tìm hiểu rằng: Tại sao dân tộc Do Thái, người Mỹ, người Nhật... lại thông minh đến thế, và tại sao họ lại có nhiều người đoạt giải Nobel đến vậy!
Ngày 11/9/2001 - ngày đen tối nhất đi vào lịch sử của nước Mỹ - đương kim Tổng thống George Bush đã dành cả buổi để đi đọc sách cho học sinh ở trường Tiểu học Emma E. Booker (thành phố Sarasota, bang Florida).
Khi nhận tin máy bay đâm vào tòa tháp đôi, ánh mắt, gương mặt Tổng thống Bush khi ấy hoàn toàn biến sắc. Nhưng ông vẫn cố gắng giữ bình tĩnh để không làm ảnh hưởng đến tiết đọc sách của các em nhỏ.
Tôi sinh ra ở vùng quê Bắc Bộ, nên thuở nhỏ ít có điều kiện đọc sách. Ngoài sách giáo khoa thì hầu như tôi không có cơ hội đọc thêm sách gì khác. Đến tận khi lên Hà Nội học Đại học, tôi mới được đọc nhiều sách hơn. Và chính những cuốn sách đó đã hun đúc trong tôi ý chí, giúp tôi bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm hơn. Từ việc nhận thức được giá trị của sách, tôi càng mong muốn nhiều người cũng được nhận những giá trị đó.
Gia đình là tế bào của xã hội. Phát triển văn hóa đọc là một công cuộc lớn của quốc gia. Cần phát triển từ bên trong mỗi gia đình, để tạo nên những gốc rễ cần thiết cho sự trưởng thành và phát triển tương lai của quốc gia, nhất là khi việc đọc sách sẽ giúp chúng ta tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm, triết lý, bài học và ý tưởng sáng tạo của thế hệ đi trước; bên cạnh đó là tiếp cận với những bộ óc vĩ đại, mà ở đó độc giả có thể học hỏi, vận dụng, từ đó chủ động phát triển năng lực con người.
Theo chị, cha mẹ đóng vai trò như thế nào trong việc xây dựng văn hóa đọc cho con trẻ?
Có câu: “Cây muốn phát triển cần có gốc rễ bám sâu vào lòng đất. Con người muốn có thói quen đọc sách phải rèn luyện ngay từ nhỏ”.
Theo nghiên cứu của các giáo sư, các nhà thần kinh học, các nhà giáo dục như: Glenn Doman, Montessori, Shichida… thì trẻ từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn não bộ của trẻ hoạt động mạnh mẽ nhất trong cuộc đời. Đặc biệt là bán cầu não phải chứa đựng các năng lực vượt trội của con người, nếu được kích hoạt đúng vào thời điểm này, sẽ giúp trẻ phát huy các năng lực thuộc về thiên tài. Sau giai đoạn này, bán cầu não phải sẽ gần như đóng lại, để nhường chỗ cho hoạt động của bán cầu não trái.
Các nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng, cha mẹ hoàn toàn có thể làm điều đó bằng cách, tạo ra các kích thích, tác động từ bên ngoài tác động đến não bộ của trẻ thông qua các giác quan mà hoạt động đọc có liên quan trực tiếp tới 3 giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác).
Trong mọi thói quen, tư duy và hành động, cha mẹ luôn là tấm gương phản chiếu của con cái. Cha mẹ đọc sách cùng con mỗi ngày, thì con sẽ dần dần hình thành thói quen đọc và coi sách là người bạn, coi việc đọc sách là hoạt động cần được diễn ra hàng ngày.
Để phát triển và xây dựng văn hóa đọc trong mỗi gia đình, điều trước tiên là chúng ta cần xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ từ tuổi ấu thơ. Bởi theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đây là thời kỳ mà trẻ có thể phát triển ngôn ngữ tốt nhất, cũng như định hình các thói quen một cách thuận lợi và dễ dàng nhất.
Do đó, các cha mẹ nên chủ động xây dựng để con có được thói quen đọc sách từ giai đoạn tuổi ấu thơ, để lớn lên con sẽ dễ dàng có được thói quen đọc sách, luôn khát khao khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh.
Thông qua các buổi Talksow truyền lửa văn hóa đọc, có khi nào chị cảm thấy mệt mỏi và muốn ngưng lại?
Chưa bao giờ tôi cảm thấy mệt mỏi hay muốn ngưng lại bởi tình yêu với sách chưa bao giờ ngừng trong tôi. Dù công việc và lịch trình của tôi là rất bận, nhưng sau mỗi buổi truyền lửa văn hóa đọc, tôi lại thấy mình như được nạp thêm nhiều năng lượng mới, được trẻ khỏe ra, vì tôi cảm nhận được sự đón nhận tích cực, nhiệt tình của các khán giả, bạn đọc.
Tại các buổi Talksow,hàng trăm cánh tay đã giơ lên và cam kết sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng xây dựng thói quen đọc sách cho con từ nhỏ, đã để lại trong tôi những ấn tượng tốt đẹp. Và có niềm vui nào vui hơn sau mỗi lần như vậy.
Tân Việt Books không ngừng cố gắng, nỗ lực, để cho ra thị trường những sản phẩm sách công nghệ kỹ thuật số, giúp việc học của các con trở nên nhẹ nhàng mà hiệu quả hơn. Đây cũng là bộ công cụ hữu ích, nhằm hình thành thói quen đọc sách và tiếp xúc sớm với ngoại ngữ cho các con ngay từ nhỏ. Ví dư, thông qua bộ Bút chấm đọc - học tiếng Anh Tân Việt, Gấu bông kể chuyện Tân Việt Books, máy đọc thẻ Tân Việt Books… hy vọng, các em nhỏ sẽ có một năm học mới với nhiều hứng khởi, đạt thành tích cao trong học tập và luôn nuôi dưỡng thói quen đọc sách mỗi ngày.
Trân trọng cảm ơn CEO Nguyễn Kim Thoa!
Tâm An