Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tổng công ty Sông Đà: Thua lỗ nghìn tỷ, xử lý ra sao?

Hơn 5 năm, kể từ khi Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm nghìn tỷ tại Tập đoàn Sông Đà (nay là Tổng công ty Sông Đà), DN này mới đây đã có báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra. Nhiều nội dung trong báo cáo khá mâu thuẫn với những kết luận được Thanh tra Chính phủ chỉ ra.

Tổng công ty Sông Đà: Thua lỗ nghìn tỷ, xử lý ra sao? - Hình 1

Đầu tư ngoài ngành vượt vốn điều lệ?

Tháng 2/2012, Thanh tra Chính phủ đã kết luận nhiều sai phạm tại Tập đoàn Sông Đà với tổng số tiền lên tới 10.676 tỷ đồng. Những sai phạm này, tập trung từ việc không xác định lại giá trị vốn nhà nước, vốn chủ sở hữu của 6 tổng công ty (gồm Sông Đà, Lilama, Licogi, Coma, DIC, Sông Hồng) khi bàn giao cho HĐQT tập đoàn dẫn đến những sai phạm trong đầu tư, thực hiện dự án.

Tổng số tiền 10.676 tỷ đồng, Thanh tra Chính phủ đề nghị xử lý là của toàn bộ Tập đoàn Sông Đà, bao gồm: Tổng công ty Sông Đà (nòng cốt): 3.094 tỷ đồng; 5 tổng công ty (Lilama, Licogi, Coma, DIC, Sông Hồng): 7.582 tỷ đồng.

Mới đây, Tổng công ty Sông Đà (bị “hạ cấp” từ Tập đoàn Sông Đà trước đây), đã có báo cáo về việc thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Tổng công ty Sông Đà cho hay đã xử lý những tồn tại về kinh tế với tổng số tiền là gần 3.094 tỷ đồng, tương ứng mức kiến nghị của Thanh tra Chính phủ.

Trước việc Thanh tra Chính phủ cho rằng Tập đoàn Sông Đà đã đầu tư ra ngoài doanh nghiệp vượt vốn điều lệ số tiền 2.335 tỷ đồng, Sông Đà đã có quan điểm khác.

Sông Đà cho rằng: Năm 2010 – 2011, tập đoàn đã có văn bản đề nghị và được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư vượt vốn điều lệ hiện có vào một số dự án thủy điện Xecaman 1, Xecaman 3, Nậm Chiến, Sê kông 3 với tổng số tiền là 4.260 tỷ đồng; trong đó tiếp tục góp vốn điều lệ số tiền 1.945 tỷ đồng.

Mặt khác, ngày 6/1/2012, Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 14/TTg-KTTH phê duyệt vốn điều lệ thời điểm 31/12/2010 của Công ty mẹ là 7.205 tỷ đồng. Sông Đà cho rằng: So sánh giữa mức vốn điều lệ của công ty mẹ - được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh (7.205 tỷ đồng) thì giá trị đầu tư ra ngoài ngành tại thời điểm 31/12/2010 (số tiền 6.942 tỷ đồng) là không vượt vốn điều lệ.

“Như vậy, số tiền đầu tư vượt vốn điều lệ 2.335 tỷ đồng đã được xử lý bằng văn bản ngày 6/1/2012”, Sông Đà khẳng định.

Đối với kết luận đầu tư vào 2 mạo hiểm là Quỹ đầu tư Việt Nam, Quỹ thành viên Vietcombank 3 số tiền 194 tỷ đồng không thu hồi được, Sông Đà cho hay đến nay, đã thoái toàn bộ vốn tại 2 quỹ này với tổng số tiền là gần 210 tỷ đồng (cao hơn gần 16 tỷ đồng so với vốn đầu tư bỏ ra).

Về việc sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN chưa đúng mục đích hơn 340 tỷ đồng, Sông Đà cho rằng: Tháng 7/2016, Bộ Xây dựng có quyết định phê duyệt giá trị DN để cổ phần hóa Tổng công ty Sông Đà, trong đó xác định Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN đã nằm trong phần vốn nhà nước khi xác định giá trị DN của Sông Đà.

“Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN đã được xử lý theo quy định của Nhà nước và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”, Sông Đà báo cáo.

DA Nam An Khánh: Những “lùm xùm”

Kết luận của Thanh tra Chính phủ năm 2012, còn làm rõ việc Tổng công ty Sông Đà không thực hiện Dự án KĐT mới Nam An Khánh mà chuyển cho Sudico làm chủ đầu tư, nhưng thiếu kiểm tra, giám sát và không có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những sai phạm trong việc thực hiện dự án này.

Sông Đà cho biết, năm 2006, đã ký hợp đồng chuyển Dự án Nam An Khánh cho Sudico với giá trị 155 tỷ đồng là 25% lợi nhuận sau thuế dự kiến có được từ việc kinh doanh dự án. Với việc thực hiện hợp đồng này, Sudico triển khai dự án đảm bảo hiệu quả, tiến độ của dự án, phù hợp với mô hình hoạt động của tổng công ty và định hướng phát triển ngành nghề kinh doanh chính, đem lại lợi ích cho Nhà nước.

Theo Tổng công ty Sông Đà, số tiền 155 tỷ đồng là một khoản doanh thu, sau khi bù trừ các khoản chi phí, nghĩa vụ thuế nhà nước, trích các quỹ, thì lợi nhuận còn lại được bổ sung vốn điều lệ. Mặt khác, khi xác định giá trị DN để cổ phần hóa công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà, các quỹ trích lập đã được ghi nhận vào giá trị phần vốn nhà nước của Sông Đà.

Đối với kiến nghị của Thanh tra Chính phủ xử lý các vi phạm tại Gói thầu BT-1 Sê San 3, Sông Đà cho hay, trong quá trình rà soát theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, không phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, các cá nhân liên quan không thấy có biểu hiện tham ô, tham nhũng. Các bên liên quan đã được yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm và rút kinh nghiệm sâu sắc.

Đối với việc Công ty CP thép Việt Ý phê duyệt chi phí phát sinh ngoài hợp đồng gần 19 tỷ đồng, Sông Đà cho biết đã kiểm điểm nghiêm túc, nhận thấy còn một số tồn tại, sai sót trong quá tình quản lý dự án. Tuy nhiên, không có chuyện tư lợi cá nhân nên “xin rút kinh nghiệm sâu sắc”. Năm 2016, Sông Đà đã thoái toàn bộ vốn đầu tư tại Thép Việt Ý với giá trị thu hồi hơn 334 tỷ đồng (tiền đầu tư là 271 tỷ)

Tổng công ty Sông Đà cho rằng đã nghiêm túc thực hiện đầy đủ các nội dung theo các kết luận của Thanh tra Chính phủ và kết luận của Thủ tướng Chính phủ.

Bùi Quyền

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt hành chính 9 cơ sở y tế tư nhân tại Hà Tĩnh
Xử phạt hành chính 9 cơ sở y tế tư nhân tại Hà Tĩnh

Sở Y tế Hà Tĩnh vừa công bố kết luận kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, và cung cấp dịch vụ y tế tại các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh.

Bắt Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vì liên quan đến Nguyễn Văn Hậu
Bắt Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vì liên quan đến Nguyễn Văn Hậu

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Văn Khước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc để điều tra hành vi nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu.

Bắt khẩn cấp 3 đối tượng trong đường dây đánh bạc qua mạng lên đến 50 tỷ đồng
Bắt khẩn cấp 3 đối tượng trong đường dây đánh bạc qua mạng lên đến 50 tỷ đồng

Ba đối tượng ở Đà Nẵng móc nối hình thành đường dây tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng bằng hình thức cá cược thể thao. Đến thời điểm bị bắt, các đối tượng đã giao dịch số tiền khoảng 50 tỷ đồng.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị: Phá đường dây tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị: Phá đường dây tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép

Ngày 23/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa triệt phá đường dây tổ chức đưa người khác xuất cảnh trái phép sang Lào.

Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP.HCM 2 năm tới
Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP.HCM 2 năm tới

Hầu hết các dự án hạ tầng trọng điểm của TP.HCM đang và sắp triển khai trong giai đoạn 2024-2025 đều đi qua khu Đông. Điều này không chỉ mở toang kết nối, thúc đấy kinh tế phát triển mạnh mẽ mà còn thổi bùng làn sóng an cư và tăng giá bất động sản.

Hải Phòng tổ chức giám sát thực hiện các quy định, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp Tràng Duệ
Hải Phòng tổ chức giám sát thực hiện các quy định, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp Tràng Duệ

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Chuyên đề của HĐND TP. Hải Phòng giám sát về việc thực hiện các quy định, cơ chế, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố tại KCN Tràng Duệ (huyện An Dương). Đồng chí Bùi Đức Quang, Ủy viên Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND TP. Hải Phòng chủ trì buổi giám sát. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các Ban của HĐND thành phố và một số Sở, ngành liên quan.