Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng với công tác cải cách thủ tục hành chính

Nhiệm vụ “Nghiên cứu khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của các cá nhân, tổ chức để đưa ra các biện pháp cải tiến đối với hoạt động giải quyết thủ tục hành chính của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng” vừa được hoàn thành, mang lại hiệu quả thiết thực.

Ghi nhận nhiều kết quả khả quan

Nhằm khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của các cá nhân, tổ chức đối với việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) để có cơ sở đề xuất các biện pháp nâng cao hoạt động giải quyết TTHC, Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL đã ban hành Quyết định số 1014/QĐ-TTg ngày 16/6/2022 phê duyệt nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp cơ sở thực hiện năm 2022 “Nghiên cứu khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của các cá nhân, tổ chức để đưa ra các biện pháp cải tiến đối với hoạt động giải quyết thủ tục hành chính của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng”.

Các nội dung của nhiệm vụ khảo sát đã được Văn phòng Tổng cục phối hợp với nhóm nghiên cứu thực hiện đúng nội dung, đảm bảo chất lượng và mục tiêu, khối lượng công việc đã được phê duyệt.

Hoạt động giải quyết TTHC tại Tổng cục được thực hiện theo đúng các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) cũng như các chương trình, kế hoạch của Chính phủ, của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Tổng cục đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động giải quyết TTHC có hiệu quả.

Về “Nghiệp vụ của công chức khi tiếp xúc, hướng dẫn thủ tục và các yêu cầu có liên quan” có 97% đối tượng khảo sát trả lời đã đánh giá công chức Tổng cục khi tiếp xúc, hướng dẫn thủ tục và các nội dung liên quan đều nắm vững nghiệp vụ, chỉ có 3% đánh giá nghiệp vụ công chức Tổng cục ở mức bình thường.

Về “Tinh thần trách nhiệm của công chức khi thực thi nhiệm vụ, hướng dẫn giải quyết công việc” có 95% đối tượng được khảo sát đánh giá công chức Tổng cục có tinh thần trách nhiệm cao khi thực thi nhiệm vụ, hướng dẫn giải quyết công việc, và 5% đánh giá tinh thần trách nhiệm của công chức Tổng cục khi thực thi nhiệm vụ, hướng dẫn giải quyết công việc đạt mức bình thường.

Về “Thái độ công chức khi tiếp xúc với tổ chức, cá nhân” có 100% đối tượng được khảo sát đánh giá công chức Tổng cục có thái độ vui vẻ, hòa nhã, lịch sự khi tiếp xúc với tổ chức, cá nhân giải quyết thủ tục hành chính.

Về “Sự hướng dẫn của công chức” có 98% đối tượng được khảo sát đánh giá sự hướng dẫn giải quyết thủ tục hành chính của công chức Tổng cục đầy đủ 01 lần, dễ hiểu. Chỉ có 2% đánh giá công chức Tổng cục có thực hiện hướng dẫn giải quyết thủ tục hành chính nhưng chưa đầy đủ.

Về “Thời gian, kết quả xử lý hồ sơ giải quyết TTHC của Tổng cục” có 68% cá nhân, tổ chức cảm thấy rất hài lòng và đánh giá rất tốt về thời gian, kết quả xử lý hồ sơ giải quyết TTHC của Tổng cục; 33% cá nhân, tổ chức cảm thấy hài lòng và đánh giá đạt yêu cầu về thời gian, kết quả xử lý hồ sơ giải quyết TTHC của Tổng cục.

Về “Sự thuận lợi trong việc nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết TTHC tại Tổng cục” có 75% cá nhân, tổ chức cảm thấy rất hài lòng và đánh giá rất tốt về sự thuận lợi trong việc nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết TTHC tại Tổng cục; 25% cá nhân, tổ chức cảm thấy hài lòng và đánh giá đạt yêu cầu về sự thuận lợi trong việc nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết TTHC tại Tổng cục.

Đo lường sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với việc tiếp cận thông tin giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục (http://tcvn.gov.vn) có 66% cá nhân, tổ chức cảm thấy rất hài lòng và đánh giá rất tốt; 33% cá nhân, tổ chức cảm thấy hài lòng và đánh giá đạt yêu cầu; 1% cá nhân/tổ chức cảm thấy không hài lòng và đánh giá chưa đạt yêu cầu đối với các thông tin liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục.

Khảo sát việc cá nhân, tổ chức giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công của Bộ Khoa học và Công nghệ (http://dichvucong.most.gov.vn) và của Tổng cục (http://tthc.tcvn.vn) có 39% cá nhân, đã thực hiện nộp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến; 56% cá nhân, tổ chức chưa thực hiện nộp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến; 5% cá nhân, tổ chức không biết đến Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Khoa học và Công nghệ và của Tổng cục.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Phát huy hiệu quả nhiệm vụ, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

Bên cạnh những thuận lợi khi triển khai nhiệm vụ điều tra, khảo sát, đơn vị chủ trì cũng gặp một số khó khăn, như công tác thông tin, tuyên truyền về công tác cải cách TTHC và hoạt động đo lường sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đã được triển khai nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả, dẫn đến phía cá nhân, tổ chức còn chưa nhận thức đầy đủ về quyền lợi, trách nhiệm của mình trong việc giám sát, phản hồi ý kiến với cơ quan hành chính; phía công chức giải quyết TTHC đôi khi chưa hiểu rõ tầm quan trọng về thực thi công vụ theo hướng lấy người dân làm trung tâm mà ở đây là các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động giải quyết TTHC.

Trên cơ sở kết quả khảo sát, đánh giá và đo lường mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với hoạt động giải quyết TTHC với các góc nhìn khách quan, nhiệm vụ đã đề xuất các phương án để Tổng cục TCĐLCL phát huy những mặt ưu điểm, tích cực, đồng thời khắc phục những mặt còn hạn chế, yếu kém nhằm đưa ra các biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng phục vụ của Tổng cục TCĐLCL thông qua việc cung cấp các dịch vụ hành chính công, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới xây dựng nền hành chính phục vụ, hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả.

Bên cạnh đó, kết quả khảo sát giúp cho cơ quan Tổng cục TCĐLCL có căn cứ rà soát các văn bản liên quan đến công tác kiểm soát TTHC và xây dựng các quy định phù hợp nhằm nâng cao hoạt động giải quyết TTHC lĩnh vực TCĐLCL tại Tổng cục TCĐLCL.

Tổng cục và các đơn vị tham mưu hoạt động liên quan đến TTHC sử dụng kết quả điều tra, khảo sát tại nhiệm vụ này làm cơ sở xác định, thực hiện các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giải quyết TTHC. Đặc biệt quan tâm đến nội dung mà cá nhân, tổ chức đánh giá chưa cao, điển hình là nội dung thực hiện hoạt động giải quyết TTHC trực tuyến, qua đó xây dựng các kế hoạch hành động và giải pháp để khắc phục.

Tổng cục tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện giải quyết TTHC tiếp tục phát huy các ưu điểm, tiếp tục triển khai có hiệu quả, giải quyết các TTHC đúng thời gian, đúng tiến độ; nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ cá nhân, tổ chức theo hướng lấy cá nhân, tổ chức làm trung tâm, ngày càng đáp ứng nhu cầu, mong đợi của cá nhân, tổ chức và mang lại sự hài lòng cho mọi cá nhân, tổ chức; Tổng cục chỉ đạo tích cực thực hiện thông tin, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời, khách quan về hoạt động giải quyết TTHC, đặc biệt là kết quả khảo sát tại nhiệm vụ này để qua đó nâng cao nhận thức của các cá nhân, tổ chức về quyền lợi và trách nhiệm tham gia giám sát, phản hồi ý kiến cũng như nâng cao nhận thức của công chức thực hiện giải quyết TTHC tại Tổng cục. Ngoài ra, cần tăng cường kiểm tra, đánh giá, bồi dưỡng, khen thưởng kịp thời đối với các công chức tham gia giải quyết TTHC; xây dựng văn hóa, đạo đức công vụ của đội ngũ công chức đảm bảo thực thi tốt nhiệm vụ giải quyết TTHC hướng tới nâng cao chỉ số cải cách hành chính.

Nhiệm vụ “Nghiên cứu khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của các cá nhân, tổ chức để đưa ra các biện pháp cải tiến đối với hoạt động giải quyết thủ tục hành chính của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng” kỳ vọng đưa ra được các đề xuất nhằm cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công của Tổng cục TCĐLCL. Đồng thời làm cơ sở giúp cho Tổng cục đưa ra các quy định, kế hoạch, chương trình nâng cao chất lượng phục vụ, cung cấp các dịch vụ hành chính công của Tổng cục, hướng tới góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng nền hành chính phục vụ, hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả.

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Chủ đề "Thế giới tôi đọc" có ý nghĩa gì với văn hóa đọc sách?
Chủ đề "Thế giới tôi đọc" có ý nghĩa gì với văn hóa đọc sách?

Với 13 hoạt động thuộc khuôn khổ Ngày hội, Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam hy vọng Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 có thể lan tỏa giá trị của sách, của văn hóa đọc tới với cộng đồng bạn đọc cả nước. Sự kiện diễn ra đến hết ngày 29/4.

BTL Vùng Cảnh sát Biển 3 tiếp tục cấp nước ngọt cho nhân dân tỉnh Bến Tre
BTL Vùng Cảnh sát Biển 3 tiếp tục cấp nước ngọt cho nhân dân tỉnh Bến Tre

Ngày 20/4, tại cảng của xã Phú Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Bến Tre; tổ chức chương trình cấp nước ngọt sinh hoạt cho nhân dân các xã thuộc huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

HLV Hoàng Anh Tuấn nói gì trước trận U23 Việt Nam gặp U23 Malaysia tối nay?
HLV Hoàng Anh Tuấn nói gì trước trận U23 Việt Nam gặp U23 Malaysia tối nay?

Chia sẻ với truyền thông trước trận U23 Việt Nam vs U23 Malaysia, HLV Hoàng Anh Tuấn cho biết: “Tôi đã xem qua thành phần lực lượng của U23 Malaysia tham dự giải lần này. Họ có trên dưới 10 cầu thủ từng thi đấu trận gặp U23 Việt Nam ở giải U23 Đông Nam Á 2023.

Thừa Thiên Huế phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024
Thừa Thiên Huế phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024

Ban Chỉ đạo liên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024.

Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?
Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?

Thị trường bất dộng sản Đà Nẵng được dự báo vẫn “đóng băng” cả nguồn cung và thanh khoản đều chưa thể phục hồi trong ngắn hạn. Các chủ đầu tư thận trọng hơn trong việc triển khai bán hàng giữa bối cảnh thị trường trầm lắng như hiện nay.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm

Theo Tiến sỹ Vũ Lê Thái Hoàng thì tình hình hiện nay đặt ra nhiều câu hỏi cho ASEAN: Làm thế nào để duy trì vai trò trung tâm, thích ứng với sự thay đổi của khu vực và thế giới? Làm gì để cân bằng và hài hòa các mối quan tâm và lợi ích của các thành viên; cân bằng giữa đổi mới và bảo tồn các giá trị cốt lõi của ASEAN?