Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi UBND các quận, huyện và TP. Thủ Đức về giám sát, quản lý xây dựng, bảo vệ đối với công trình biệt thự cũ có giá trị về lịch sử, kiến trúc, văn hóa được xây dựng trước năm 1975.
Theo đó, Sở Xây dựng đề nghị Chủ tịch UBND các quận, huyện và TP. Thủ Đức chỉ đạo Chủ tịch UBND phường, xã phối hợp Thanh tra Sở Xây dựng tăng cường giám sát, kiểm tra, bảo vệ các biệt thự cũ trên địa bàn quận đã được phân loại nhóm 1, 2, 3 và các biệt thự cũ đang trong quá trình được phân loại để kịp thời phát hiện và ngăn chặn chủ đầu tư tự ý phá dỡ, chia cắt biệt thự bảo tồn trái pháp luật. Đồng thời yêu cầu chủ sở hữu biệt thự cũ tuân thủ nguyên tắc về quản lý, sử dụng và bảo trì, cải tạo biệt thự cũ.
Sở Xây dựng giao Thanh tra Sở chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đối với các biệt thự cũ được cấp Giấy phép xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, đảm bảo thực hiện theo Giấy phép xây dựng được cấp. Đồng thời, chịu trách nhiệm phối hợp UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức kịp thời phát hiện và ngăn chặn chủ đầu tư tự ý phá dỡ, chia cắt biệt thự bảo tồn trái pháp luật.
Trường hợp để xảy ra việc tự ý phá dỡ các công trình biệt thự bảo tồn, Chủ tịch UBND các quận - huyện và TP. Thủ Đức, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP và Giám đốc Sở Xây dựng.
Sau 9 đợt phân loại (đợt 1 vào tháng 05/2020) đến nay, UBND TP. Hồ Chí Minh đã công bố danh mục 411 biệt thự cũ được xây dựng trước năm 1975, trong đó có 62 biệt thự cũ nhóm 1; 217 biệt thự cũ nhóm 2 và 132 biệt thự cũ nhóm 3.
Hiện, Hội đồng phân loại biệt thự đã trình UBND TP. Hồ Chí Minh và chờ phê duyệt 80 căn biệt thự cũ (đợt 10, 11 và 12).
Ngoài ra, Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc thuộc Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã hoàn thành hồ sơ kiểm kê 418 căn biệt thự và sẽ trình Hội đồng đánh giá, phân loại; còn lại 485 biệt thự cũ chưa được lập hồ sơ kiểm kê.
Biệt thự cũ thuộc nhóm 1: phải giữ nguyên hình dáng kiến trúc bên ngoài, cấu trúc bên trong, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao; biệt thự cũ nhóm 2: phải giữ nguyên kiến trúc bên ngoài; biệt thực cũ nhóm 3: thực hiện theo các quy định của pháp luật về quy hoạch, kiến trúc và pháp luật về xây dựng.
Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu các quận có biệt thự cũ, các đơn vị quản lý nhà và Thanh tra Sở Xây dựng kiểm tra, ngăn chặn các tổ chức, cá nhân tự ý cải tạo, phá dỡ biệt thự cũ.
Chiều 27/11, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh chủ trì buổi gặp mặt, chúc mừng Hoa hậu Quốc tế (Miss International 2024) Huỳnh Thị Thanh Thủy...
Chiều ngày 23/11, nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11), UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho: “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Tỉnh ủy -HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Luật Di sản văn hóa sửa đổi có 413/422 đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày ngày 1/7/2025.
Ban nhạc hàng đầu thế kỷ 21 Imagine Dragons vừa tạo nên một cơn “bão mạng” khi chính thức gọi tên 8WONDER trên trang Instagram chính chủ, một lần nữa xác nhận Việt Nam sẽ là một trong những điểm đến trong lịch trình tour diễn LOOM đang làm mưa làm gió khắp toàn cầu.
Điện Thái Hòa - Đại Nội Huế là công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn, sau 3 năm trùng tu, ngày 23/11/2024, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã công bố hoàn thành dự án "Bảo tồn, tu bổ, tổng thể di tích điện Thái Hòa” đưa vào phục vụ khách tham quan, du lịch.
Cuộc thi video clip "Tôi yêu Bà Rịa - Vũng Tàu" năm 2024, đón nhận gần 100 tác phẩm của các tác giả trên mọi miền tổ quốc, tăng cả về số lượng và chất lượng so với mùa đầu tiên tổ chức năm 2023.
Chiều ngày 22/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 192 năm Ngày truyền thống tỉnh An Giang (22/11/1832 -22/11/2024). Trước đó, các Đồn Biên phòng, Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động đã tổ chức tuyên truyền cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.
Chương trình nghệ thuật hát Dân ca trên thuyền và giao lưu các miền Di sản với chủ đề “Sắc màu Di sản” là sự kiện trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại với ý nghĩa kết nối, tỏa sáng tinh hoa, bản sắc các loại hình Di sản của Việt Nam đã được UNESCO ghi danh.
Sáu công trình di tích lịch sử văn hóa của Hà Tĩnh vừa được Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch có các quyết định công nhận, xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.