Trẻ nhỏ tiếp xúc điện thoại, iPad sớm nguy hại như thế nào? - Hình 1

Ảnh minh họa

Việc cho trẻ sớm tiếp xúc nhiều hơn một ngôn ngữ có thể mang lại lợi thế nhất định, đặc biệt là sự thuận lợi trong việc hình thành phát âm của ngôn ngữ đó. Tuy nhiên, để làm được điều này, trẻ em phải nỗ lực rất nhiều và cần sự hỗ trợ tích cực của người lớn.

Trung tâm phát triển văn hóa và kỹ năng ngôn ngữ của trẻ ở Canada, dẫn một nghiên cứu từ Bệnh viện Nhi (HSC) nước này, theo dõi gần 900 trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi. Kết quả cho thấy những đứa trẻ tiếp xúc nhiều nội dung trên thiết bị di động (điện thoại thông minh, iPad...) có nguy cơ cao bị chậm phát triển kỹ năng biểu đạt ngôn ngữ, khả năng nói các từ và câu kém. 

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu thời gian trẻ dùng các thiết bị màn hình cầm tay tăng thêm 30 phút mỗi ngày, nguy cơ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ tăng thêm 49%.

Một nghiên cứu khác, khảo sát hơn 1.000 cha mẹ có con dưới 2 tuổi, cho hay trẻ xem càng nhiều video thì càng kiệm lời. Với mỗi giờ xem thêm video hàng ngày, trẻ từ 8 đến 16 tháng tuổi trung bình sẽ nói ít hơn từ 6 đến 8 từ.

Hiệp hội Nhi khoa Canada khuyến cáo với trẻ dưới 2 tuổi, người lớn không nên cho tiếp xúc các thiết bị di động. Trẻ 2-5 tuổi, mỗi ngày, chỉ nên sử dụng không quá 60 phút. 

Còn các bác sĩ nhi khoa còn khuyên cha mẹ nên đọc to, hát, kể hoặc nói chuyện với con bằng tiếng mẹ đẻ để trẻ tiếp xúc ngôn ngữ phong phú và phức tạp. Điều này tốt hơn nhiều so với việc bạn được nghe ai đó nói thứ ngôn ngữ mà họ không thông thạo.

Đặc biệt, để thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ, trẻ phải được tiếp xúc trực tiếp với con người. Việc học qua màn hình điện thoại, iPad, tivi… không phải là cách phù hợp trẻ nhỏ.

Thanh Bình