Đứng thứ hai là Việt Nam khi giá gạo 5% tấm giảm từ mức từ 415- 420 USD/tấn của tuần trước xuống mức từ 395- 413 USD/tấn.
Ấn Độ tiếp tục đứng thứ ba khi giá gạo đồ 5% tấm không thay đổi so với tuần trước, ở mức từ 362 - 368 USD/tấn.
Giá gạo xuất khẩu từ Thái Lan và Việt Nam đều giảm do nguồn cung tăng cao, trong khi đồng USD mạnh hạn chế hoạt động gạo nhập khẩu vào Bangladesh, quốc gia đang bị lũ lụt.
Bangladesh bắt đầu nhập khẩu gạo từ nước láng giềng Ấn Độ sau khi chính phủ cho phép các thương nhân nhập khẩu 1 triệu tấn gạo và cắt giảm thuế nhập khẩu sau khi lũ lụt phá hủy mùa màng.
Mặc dù Bangladesh là nước sản xuất gạo lớn thứ ba thế giới, nhưng quốc gia này thường xuyên phải nhập khẩu lương thực để đối phó với tình trạng thiếu hụt do ảnh hưởng của thiên tai như lốc xoáy và lũ lụt.
Tại thị trường trong nước, kết thúc tuần (phiên ngày 30/07), giá lúa tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chững lại và đi ngang sau phiên điều chỉnh giảm. Cụ thể, tại An Giang, lúa Nàng hoa 9 đang được thương lái thu mua ở mức 5.700 – 5.800 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 5.400 – 5.500 đồng/kg; OM 18 5.700 – 5.900 đồng/kg; Đài thơm 8 5.600 – 5.800 đồng/kg; IR 504 ở mức 5.400 – 5.500 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.
Với mặt hàng lúa nếp, nếp An Giang tươi 5.800 – 5.900 đồng/kg; nếp tươi Long An 6.100 – 6.300 đồng/kg; nếp An Giang khô 7.500 – 7.600 đồng/kg; nếp Long An khô 7.700 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm duy trì ổn định. Hiện giá gạo NL IR 504 ở mức 8.050 – 8.150 đồng/kg; gạo thành phẩm 8.650 – 8.750 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá đi ngang. Hiện giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.00 – 8.2060 đồng/kg; cám khô 8.200 – 8.400 đồng/kg.
Đức Anh