Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Unilever cam kết đến năm 2039 “Chuỗi giá trị đạt lượng phát thải khí nhà kính bằng 0”

Tại buổi hội thảo “Chuỗi giá trị không phát thải khí nhà kính” do Unilever Việt Nam vừa tổ chức ngày 25/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Unilever kêu gọi sự chung tay hợp tác từ các đối tác trong toàn chuỗi giá trị của Unilever, cùng hướng tới mục tiêu toàn bộ chuỗi giá trị đạt lượng phát thải bằng “0” vào năm 2039.

Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng sản phẩm xanh Biomass
Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng sản phẩm xanh Biomass.
Hội thảo “Chuỗi giá trị không phát thải khí nhà kính” do Unilever Việt Nam tổ chức, nhằm khẳng định cam kết hành động vì khí hậu thông qua xây dựng chuỗi giá trị không phát thải khí CO2. Hội thảo có sự tham gia của đại diện đến từ Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững - Bộ Công Thương, Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu Công nghiệp TP. HCM – HBA; cùng các doanh nghiệp và đơn vị đối tác: Crown, Dynaplast, Green Yellow, HSBC, Linfox, Lix, VinFast.

Tầm nhìn của Unilever là thúc đẩy sự phát triển bền vững thông qua việc thực hiện các cam kết về môi trường và xã hội, hướng đến mục đích “mang cuộc sống bền vững trở nên phổ biến”, gồm 3 trụ cột chính: Cải thiện sức khỏe của hành tinh- Cải thiện sức khỏe, sự tự tin và hạnh phúc của con người- Đóng góp vào một xã hội công bằng, hòa nhập hơn cho mọi người. 

Lò đốt diezen được thay thế bằng sản phẩm xanh Biomass
Lò hơi đốt diezen được thay thế bằng sản phẩm xanh Biomass.

Unilever Việt Nam đặc biệt quan tâm và đang nỗ lực thực hiện hành động vì khí hậu. Bởi biến đổi khí hậu không còn là vấn đề môi trường trong tương lai mà hiện đã và đang gây ra nhiều tác động đến đời sống, kinh tế và xã hội. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu do có bờ biển dài. Bão, lũ, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn…là những hậu quả dễ thấy nhất do biến đổi khí hậu gây ra tại đất nước ta.

Thông qua hội thảo lần này, Unilever Việt Nam một lần nữa khẳng định cam kết thực hiện các mục tiêu giảm phát thải đã được công bố vào tháng 12/2020. Đó là, đến năm 2025, giảm 70% lượng phát thải; vào năm 2030, giảm 100% lượng phát thải tuyệt đối phát sinh từ hoạt động vận hành của Unilever so với năm 2015 và đến năm 2039, hướng tới mục tiêu toàn bộ chuỗi giá trị đạt lượng phát thải bằng “0”

Hoạt động tái chế Pallet, giấy vụn... thành viên gỗ sạch biomass
Hoạt động tái chế Pallet, giấy vụn... thành viên gỗ sạch biomass.

Để hoàn thành cam kết trên, Unilever Việt Nam đã loại bỏ khí thải carbon từ chính hoạt động vận hành thuộc tập đoàn bằng cách đưa vào sử dụng nhiên liệu Biomass. Đây là những viên gỗ sạch được tái chế từ 100% pallet hư hỏng, gỗ vụn, trấu...để sử dụng cho lò hơi, thay thế hoàn toàn nhiên liệu dầu diesel; sử dụng 100% năng lượng tái tạo…

Đến thời điểm hiện tại, Unilever đã giảm 100% phát thải CO2 và giảm 100% rác thải là bìa carton cho hoạt động vận chuyển bao bì từ Dynaplast; Chuyển đổi sang sử dụng 100% xe nâng điện, góp phần giảm 1.999 tấn CO2 phát thải tại toàn bộ trung tâm phân phối vào cuối năm 2021 so với năm 2020; triển khai và hiện thực hóa mô hình kinh tế tuần hoàn trong việc quản lý rác thải nhựa, pallet hỏng, thùng carton...; biến rác thải trở thành nguồn năng lượng và phân bón lành mạnh, trở lại phục vụ cho hoạt động sản xuất. 

Ông Tăng Thế Hùng- Bộ Công thương
Ông Tăng Thế Hùng- Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm Năng lượng- Bộ Công thương.

Từ thành công của Unilever trong giảm thiểu phát thải, Ông Tăng Thế Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển Bền vững, Bộ Công Thương cho rằng: “Phát triển kinh tế carbon thấp sẽ là xu thế của Việt Nam. Theo đó, một số nhóm giải pháp cần ưu tiên chú trọng triển khai tới đây, cụ thể: (1) Hoàn thiện chính sách pháp luật về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, (2) Thúc đẩy áp dụng các mô hình bền vững nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực công thương, (3) Tăng cường hợp tác liên kết. 

Bà Nguyễn Thị Bích Vân, chủ tịch Unilever Việt Nam phát biểu
Bà Nguyễn Thị Bích Vân, chủ tịch Unilever Việt Nam phát biểu.

Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Chủ tịch Unilever Việt Nam kiến nghị: Chúng tôi mong muốn được sự hỗ trợ và đồng hành từ Chính phủ và các cơ quan bộ ngành thông qua các chiến lược và khuôn khổ chính sách về giảm carbon để Unilever Việt Nam và các doanh nghiệp cùng chí hướng có thể tự tin tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa vào một tương lai ‘không phát thải carbon’. Đồng thời, sự đồng hành của Chính phủ cũng sẽ tạo thêm động lực để nâng cao nhận thức của cộng đồng, truyền cảm hứng và kêu gọi hành động của người tiêu dùng, từ đó tạo ra tác động và thay đổi tích cực trong toàn xã hội.”

Ông Phạm Mạnh Trí – Phó Chủ tịch phụ trách Chuỗi Cung ứng, Unilever Việt Nam cho rằng: “Để đạt được mục tiêu phát thải ròng carbon bằng ‘0’, không còn cách nào khác là chúng ta phải hành động cùng nhau. Thực tế cho thấy, có những giải pháp mà từng đơn vị, doanh nghiệp thực hiện sẽ không khả thi trừ phi chúng ta thực hiện cùng nhau.”

Ký cam kết về không phát thải khí nhà kính
Ký cam kết về không phát thải khí nhà kính.

Tại hội thảo, Unilever Việt Nam đã thực hiện ký kết cùng các đối tác Crown, Dynaplast, Green Yellow, Linfox, Lix và VinFast nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang hướng bền vững, hướng đến đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” đến năm 2039. 

                                                                 Minh Tích- Mỹ Linh

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng
Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng

Ngày 4/5, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Sơ kết công tác thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN) quý I và triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Hội nghị xác định: Phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu NSNN được HĐND tỉnh giao là 15.000 tỷ đồng.

Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

UBND TP. Hải Phòng ban hành Văn bản số 1021/UBND-VX yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP); Chủ tịch UBND các cấp - Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP chịu trách nhiệm về đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm
Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm

Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản thông báo quyết định nâng cấp cảnh báo cháy rừng từ cấp IV (cấp nguy hiểm) lên cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm)...

Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024
Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024

Ngày 4/5, Liên đoàn bóng đá Thanh Hóa tổ chức công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024.

Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?
Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); trình Chính phủ trong tháng 9/2024.

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp
Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt các doanh nghiệp vì công bố thông tin không đúng thời hạn, vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan, không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.