Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Viện sỹ Nguyễn Huy Hiệu: Vị tướng nặng lòng tri ân

Mỗi khi có dịp ngồi trò c

THCL Mỗi khi có dịp ngồi trò chuyện cùng Thượng tướng, Viện sỹ Nguyễn Huy Hiệu, tôi thường nghe ông nhắc tới những người đồng đội và đặc biệt là chữ "Dân". Ngay cả việc ông đi khắp dọc dài đất nước trồng cây - cũng là một cách để tri ân những người đồng đội…

"Tôi chọn cây đa"…

Một trong những kỷ niệm vẫn khắc sâu trong tâm hồn Viện sỹ đó là chuyến thăm Ấn Độ, được gặp Thủ tướng, bà Gandi, được nghe kể về Cách mạng xanh…

Thượng tướng nhớ lại: "Năm 1977, khi sang Ấn Độ, tôi vinh dự được gặp Thủ tướng - bà Gandi, được nghe giới thiệu về Cách mạng xanh nổi tiếng nhất ở Ấn Độ. Trong các đoàn khách quốc tế, bà Gandi rất quý Việt Nam. Hôm đó, bà Gandi tặng cho mỗi đại biểu 1 cây trong vườn cây biểu trưng của Cách mạng xanh. Và tôi đã chọn cây đa"...

- Vậy là mỗi lần đi tới đâu đó thì lại phải "cõng" theo cây đa?

- Mang theo chứ! Vì nó là thứ quà tặng đặc biệt quý mà!

- Liệu nó có "vướng chân" một vị thượng tướng mỗi khi di chuyển?

- Không hề gì. Cây đa (cao chừng 30 cm), được đựng trong một cái cóng bằng nhựa rất gọn…

"Năm 1980, khi về đảm nhiệm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320B (đóng quân tại Bỉm Sơn, Thanh hóa) tôi đã trồng cây đa xuống đất", Viện sỹ nhớ lại.

Năm 1984, tại Quảng Trị, xảy ra trận lụt lớn. Chiến tranh, Quảng Trị đã bị tàn phá nặng nề. Những năm sau chiến tranh, màu xanh trên mảnh đất này chưa kịp hồi sinh thì xảy ra trận lụt lịch sử khiến Quảng Trị không còn một ngọn cỏ, cành cây. Tướng Hiệu, khi đó ở cương vị Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320B, trong suy nghĩ muốn góp phần tái tạo màu xanh cho quê hương Quảng Trị - Đường 9 Anh hùng.

Tướng Hiệu trải lòng: "Ý nguyện của tôi đó là mong muốn được đưa Cách mạng xanh của Ấn Độ về nhằm tái tạo môi trường sống và việc đầu tiên chính là "ươm mầm xanh" trên những vùng đất khô cằn. Cây đa mang về từ Ấn Độ được tôi trồng trên mảnh đất Quảng Trị - quê hương thứ hai của tôi đầy khói lửa, đau thương. Quảng Trị mang trên mình những vết thương chiến tranh, nơi biết bao đồng đội của tôi đã vĩnh viễn nằm xuống…".

Cây đa Tướng Hiệu trồng trên mảnh đất bị tàn phá khốc liệt (tại Thành đội Quảng Trị), sau hơn 30 năm nay đã vươn cao, cành lá sum xuê tỏa bóng mát. Trong tâm tưởng của Tướng Hiệu thì "trồng cây để đồng đội về neo đậu". Thật cảm động và mang nhiều ý nghĩ sâu sắc khi trong tâm hồn người lính cụ Hồ năm xưa - Tướng Hiệu luôn gửi gắm một tấm lòng tri ân tới những người đồng đội đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc - hy sinh tại Mặt trận Quảng Trị.

"Xây" vườn tâm linh

Thượng tướng - Viện sỹ luôn ghi nhớ câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Vì thế, ông luôn ước nguyện và mong mỏi thực hiện trọn vẹn: Trồng cây tại nhiều địa danh trên toàn quốc; trồng cây "tâm linh" trong vườn nhà.

Viện sỹ chia sẻ: "Tôi thường nghĩ, mình là một tướng trận - trở thành anh hùng, trong khi có hàng nghìn, hàng vạn đồng đội đã đổ máu xương - hy sinh ngoài trận tuyến suốt 2 cuộc kháng chiến thần thánh, gian khổ mà trường kỳ của cả dân tộc. Xuất phát từ suy nghĩ đó nên khi về sống trong gia đình, tôi đã dành tâm huyết "xây" một tâm linh.

Trong vườn tâm linh đó, có một cây "trực hương khói". Nó là một loại cây xanh, được uốn theo làn khói, bay lên trời cao, giống như một bó hương, ở đó, làn khói lan tỏa vào trong không gian tưởng nhớ những người đồng đội đã hy sinh, họ sẽ hóa thân vào không khí, vào nước, vào đất… Tôi tạo dựng một cây "trực hương khói" - chính là để hằng ngày hằng đêm tưởng nhớ tới những người đồng đội năm xưa, họ đang ở trên không trung, dưới nước, trong lòng đất…

Hai cây 2 bên gọi là chầu cho "trực hương khói" đó là cây cửu phẩm (thường gọi là chín tầng mây), gắn với thiên nhiên mây trời. Bên cạnh đó, còn có 2 cây nguyệt quế, được chuyển ra từ miền Nam, 2 cây ngũ phúc (cây uốn theo chữ phúc), 2 cây mai chiếu thủy, 5 cây cau và 5 cây dầu… Tất cả những loại cây này tạo thành một vườn tâm linh - làm nơi "neo đậu" cho những người đồng đội của tôi đã hy sinh".

Theo dòng suy nghĩ của Tướng Hiệu, thời gian trôi, mọi thứ có thể xóa nhòa, mất đi. Nhưng nếu trồng những cây như cây đa, cây sa la - có sức trường tồn thì sẽ gắn bó, mang lại màu xanh cho vùng đất Quảng Trị nói riêng và nhiều vùng đất khác.

Qua năm tháng (có lẽ chỉ tính trong một nhiệm kỳ ở cương vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng), Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu đã trồng tổng cộng 367 cây trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Sau này và cho tới hôm nay, Tướng Hiệu vẫn miệt mài trong công việc trồng cây của mình. Bởi là một người yêu cảnh yêu cây, một người có tâm hướng Phật nên Viện sỹ quan niệm: Trồng cây cũng là một cách để tri ân với quê hương, đất nước.

"Uống nước nhớ nguồn"

Viện sỹ bày tỏ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rất nhiều về việc bồi dưỡng sức dân. Trăn trở với lời dạy của Người, cá nhân tôi cũng suy nghĩ bởi chữ "Dân". Nhìn lại tình hình đất nước trong suốt chặng đường dài suốt 70 năm qua, nhất là sau chiến tranh, tôi cho rằng, cuộc sống của nhân dân cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa. Bởi lẽ, chỉ khi người dân thực sự được no ấm thì việc thực hiện khối đại đoàn kết dân tộc mới phát huy hiệu quả cao nhất.

- Xuất phát từ suy nghĩ đó mà Viện sỹ đã từng có ý kiến về việc chúng ta nên có ngày tưởng niệm tất cả các nạn nhân chiến tranh?

- Đúng vậy! Tôi luôn mong mỏi điều đó sớm trở thành hiện thực. Thực tế, chúng ta đã có chính sách lớn từ nhiều năm nay đó là các hoạt động tri ân nhân dịp 30/4, 27/7 và 22/12… trên cả nước. Gần đây, chúng ta có ngày Tưởng niệm các nạn nhân bị tai nạn giao thông (ngày chủ nhật, tuần thứ ba của tháng 11 hằng năm). Vì thế, tôi nghĩ, chúng ta nên có một ngày tưởng niệm dành cho tất cả những nạn nhân trong các cuộc chiến tranh.

- Viện sỹ nói tới hết thảy đồng bào?

- Vâng! Bởi lẽ, ngoài sự hy sinh của biết bao cán bộ, chiến sỹ Quân đội Nhân dân, còn rất nhiều đồng bào phải hy sinh trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Vì vậy, thiết nghĩ, việc tưởng niệm các nạn nhân chiến tranh cũng rất nên làm. Qua đó, giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", nhắc nhở các thế hệ sau tri ân - nhớ đến những người đã vì nền độc lập của dân tộc mà hy sinh, chịu đựng gian khổ vì hạnh phúc của nhân dân, vì sự phồn vinh của đất nước. Đó cũng là nguyện vọng thiết tha của các dân tộc anh em, kiều bào ta ở nước ngoài.

- Vậy ý nghĩa của những việc làm đó?

- Chúng ta đã thực hiện chính sách hòa hợp dân tộc, bảo đảm sức mạnh đó ngày càng được vun đắp, góp phần củng cố nền quốc phòng toàn dân, cũng như trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Thực hiện tốt điều đó, sẽ góp phần tạo khối đại đoàn kết dân tộc, vượt qua mọi rào cản khó khăn, thách thức, góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, giàu đẹp và văn minh, hòa vào dòng chảy hội nhập toàn cầu…

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu là người nước ngoài đầu tiên được Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Liên bang Nga trao Bằng Viện sỹ; là người Việt Nam đầu tiên được nhận Bằng Viện sỹ về nghệ thuật chiến tranh Quảng Trị.
Đã gần bước vào tuổi xưa nay hiếm, nhưng vị tướng trận - nét tư duy, sự "phong độ" của ông vẫn lan tỏa giữa đời thường bằng tác phong nhanh nhẹn, bình dị, bằng ánh mắt, cụ cười... Ông dành nhiều thời gian hơn cho quê hương Hải Long (Hải Hậu), dành nhiều thời gian hơn để về bên đồng đội...

Xuân Phong

Tin mới

Đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường dây 500kV Quỳnh Lưu – Thanh Hoá và TBA 500kV Thanh Hoá.
Đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường dây 500kV Quỳnh Lưu – Thanh Hoá và TBA 500kV Thanh Hoá.

Ngày 30/04/2024, tại các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, ông Vũ Trần Nguyễn, Phó Tổng giám đốc EVNNPT, kiêm Giám đốc Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) đã đi kiểm tra thi công xuyên lễ công trường dự án đường dây 500kV Quỳnh Lưu – Thanh Hoá và TBA 500kV Thanh Hoá.

Bắc Giang tạm giữ 18.900 sản phẩm quần áo thời trang có dấu hiệu giả mạo
Bắc Giang tạm giữ 18.900 sản phẩm quần áo thời trang có dấu hiệu giả mạo

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang cho biết, đơn vị vừa phối hợp lực lượng chức năng liên quan tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tạm giữ 18.900 sản phẩm quần áo thời trang có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Nike.

Thép Pomina (POM) : Lợi nhuận sau thuế ghi nhận âm 224,9 tỷ đồng trong quý I/2024
Thép Pomina (POM) : Lợi nhuận sau thuế ghi nhận âm 224,9 tỷ đồng trong quý I/2024

Tiếp tục lỗ trong quý đầu năm 2024, CTCP Thép Pomina (mã POM - sàn HOSE) nâng tổng lỗ luỹ kế lên 1.697,1 tỷ đồng, bằng 60,7% vốn điều lệ.

Thanh tra, kiểm tra ngay thị trường vàng và doanh nghiệp kinh doanh vàng
Thanh tra, kiểm tra ngay thị trường vàng và doanh nghiệp kinh doanh vàng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Hoàn thành dựng cột, kéo dây những khoảng néo đầu tiên của Dự án đường dây 500kV mạch 3
Hoàn thành dựng cột, kéo dây những khoảng néo đầu tiên của Dự án đường dây 500kV mạch 3

Vào lúc 01h25 ngày 02/5/2024, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung phối hợp các đơn vị liên quan hoàn thành đóng điện đưa vào vận hành trở lại các đường dây 500kV Quảng Trạch - Dốc Sỏi, Quảng Trạch - Vũng Áng sau khi thực hiện sắp xếp lại đấu nối hoàn trả các Đường dây 500kV Quảng Trạch - Vũng Áng, Quảng Trạch - Dốc Sỏi để đấu nối Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Quảng Trạch-Quỳnh Lưu.

Tranh thủ từng giờ, từng phút đẩy nhanh tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3
Tranh thủ từng giờ, từng phút đẩy nhanh tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đặng Hoàng An tại buổi đi kiểm tra tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối và các vị trí móng do nhà thầu Việt Á thi công đoạn qua tỉnh Hưng Yên.