Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Viết tiếp bài Kinh doanh đa cấp: Những trò lừa

Khi một công ty được phép kinh doanh ĐC thì mặc nhiên, họ tự cho mình quyền tự do

Kỳ 1: Biến tướng khôn lường

Kỳ 2: Một số quy định cần sửa đổi

THCL Khi một công ty được phép kinh doanh ĐC thì mặc nhiên, họ tự cho mình quyền tự do tổ chức hội thảo/đào tạo bán hàng, không ai giám sát và cơ quan quản lý chỉ “quản” trên hồ sơ giấy tờ... Theo Luật sư Nguyễn Thế Truyền, GĐ Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh, đây chính là lỗ hổng lớn khiến nhiều vi phạm kinh doanh ĐC phát sinh.

Ảnh minh họa

Quy trình cấp phép lỏng lẻo

Đáng nói, những công ty được cấp phép kinh doanh ĐC, trách nhiệm chính thuộc Cục Quản lý cạnh tranh, nhưng loại hình ĐC biến tướng khác thì lại chưa có đầu mối quản lý, chưa có luật điều chỉnh cho những hành vi này.

Trước những vi phạm, biến tướng của kinh doanh ĐC, cơ quan quản lý cũng phải chịu trách nhiệm bởi sự lỏng lẻo, yếu kém trong giám sát kiểm tra. Kinh doanh ĐC là lĩnh vực hoạt động rất nhạy cảm. Tại Mỹ, nơi “đẻ” ra loại hình này (đã tồn tại từ lâu), nhưng hiện chỉ có khoảng 40 công ty được cấp phép hoạt động. Trong khi đó, kinh doanh ĐC mới vào Việt Nam chưa lâu, song tới nay đã có khoảng 70 công ty được cấp phép. Luật quy định thì ngặt nghèo, nhưng quy trình cấp phép lại lỏng lẻo.

“Tôi cho rằng, ngay cả khi hệ thống pháp luật quản lý kinh doanh ĐC được cóp nguyên về Việt Nam thì những khập khiễng từ cơ chế, nền tảng xã hội vẫn khó có thể đáp ứng cho hoạt động kinh doanh này. Từ người kinh doanh tới người tiêu dùng, ý thức pháp luật chưa cao, ai cũng mong muốn lợi về mình nên bất chấp tất cả. Hiện tượng “nhờn luật” tại Việt Nam đã quá phổ biến dẫn tới việc người dân biết sai, nhưng vẫn làm và sẵn sàng làm trái để hưởng lợi”, Luật sư Truyền nói.

Qua sự việc Công ty Liên Kết Việt vừa qua, chứng tỏ quản lý kinh doanh ĐC đang thiếu công khai minh bạch. Từ tháng 7/2015, cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra về 10 dấu hiệu vi phạm của Liên Kết Việt. Tới tháng 11/2015, Cục Quản lý cạnh tranh đã ra quyết định xử lý vi phạm DN này. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì tới tháng 2 vừa qua, cục này mới công bố quyết định trên?

“Dư luận đặt câu hỏi: Ngay từ đầu, nếu Cục Quản lý cạnh tranh cho công khai thông tin tới các địa phương - nơi Liên Kết Việt đang có chi nhánh về việc công ty bị thanh tra và xử phạt thì liệu có chuyện con số nạn nhân tăng lên 60.000 người? Trong quyết định xử phạt Liên Kết Việt, thay vì xử lý hành vi vi phạm vào điều cấm của Nghị định 42 để rút giấy phép thì Cục Quản lý cạnh tranh lại viện dẫn theo Luật Cạnh tranh? Rõ ràng, hệ thống pháp lý kinh doanh ĐC đã khá đầy đủ, nhưng những người thực hiện lại đang có vấn đề?”, Luật sư Truyền khẳng định.

Vá “lỗ hổng” như thế nào?

Theo Luật sư Truyền, để dẹp những vi phạm, biến tướng kinh doanh ĐC là điều không khó. Cái chính làm thế nào để vá lại những lỗ hổng trong việc thực thi pháp luật. Khi phát hiện vi phạm kinh doanh ĐC, Cục Quản lý cạnh tranh chỉ được giám sát xử lý hành chính và mức cao nhất là rút giấy phép. Tuy nhiên, những loại hình ĐC chưa được cấp phép, biến tướng, lừa đảo thì lại đang vượt khỏi tầm kiểm soát của cơ quan này.

“Đáng chú ý, Bộ luật Hình sự cũng chưa có điều khoản nào xử lý kinh doanh ĐC trái phép và những hệ lụy của nó. Trong trường hợp này, cần phải có thông tư liên bộ để vá lỗ hổng pháp lý. Theo đó, các bộ, ngành Công thương, Tài chính, LĐ-TB&XH, Công an, Ngân hàng, Tư pháp... cần ngồi với nhau để ra được thông tư về kinh doanh ĐC”, Luật sư Truyền nhìn nhận.

Theo Luật sư Trương Anh Tú, để khắc phục bất cập, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh ĐC, việc sửa đổi các quy định của Luật Cạnh tranh, Nghị định 42 theo hướng “Bổ sung hành vi cung ứng dịch vụ ĐC phải là hoạt động kinh doanh có điều kiện, có cấp phép; bổ sung các hành vi bị cấm trong hoạt động cung ứng dịch vụ ĐC, tham gia cung ứng dịch vụ ĐC’. Đồng thời, Nghị định 120 cũng phải bổ sung chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật về cung ứng dịch vụ ĐC.

Bên cạnh đó, vẫn còn vướng mắc do DN chưa nắm rõ một số quy định mới; nhiều DN chưa đăng ký giấy chứng nhận hoạt động bán hàng ĐC theo quy định mới nhưng vẫn hoạt động, gây khó khăn cho các DN tuân thủ đúng pháp luật. Về vấn đề này nên tăng cường phổ biến các văn bản pháp luật mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng và lành mạnh; tăng cường sự phối hợp giữa Cục Quản lý cạnh tranh, sở công thương và các lực lượng quản lý ở các địa phương để gia tăng hoạt động giám sát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bán hàng ĐC.

Luật sư Tú khuyến cáo: “Người tham gia vào mạng lưới bán hàng ĐC cần tỉnh táo trước các chiêu trò dụ dỗ và phải phân biệt được đâu là bán hàng ĐC bất chính để xác định có nên tham gia hay không. Để làm được điều này, các phương tiện truyền thông và các địa phương có hoạt động ĐC hoạt động cần có biện pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân về bán hàng ĐC. Đây là vấn đề then chốt, vì người tham gia bán hàng ĐC hiểu biết pháp luật, không chạy theo lòng tham thì sẽ biết cách xử lý rủi ro khi tham gia hoạt động này. Các cơ quan chức năng muốn quản lý được hoạt động này, cũng cần sự thông tin và hợp tác từ người tham gia”.

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong chia sẻ: “Vẫn cho phép hoạt động kinh doanh ĐC, nhưng cần rà soát lại để tăng các mắt lưới quản lý lên. Những gì trước đây bị lạm dụng, giờ bổ sung, cụ thể hóa thành luật, có chế tài cho từng đối tượng, cho từng mức độ một cách nghiêm khắc. Trong công tác tuyên truyền, phải nhận diện rõ cho người dân biết “miếng pho mát chỉ miễn phí khi nằm trong bẫy chuột”. Sau một đêm, một tháng lợi nhuận tới mức khủng thì chỉ có lừa đảo. Người tiêu dùng tự phải cảnh tỉnh mình. Cơ quan nhà nước, hiệp hội… phải có trách nhiệm trong quản lý. ĐC bất chính không khó ngăn chặn, chỉ khó khi cố tình làm ngơ, đồng lõa biến mình trở thành nạn nhân một cách có ý thức mà thôi”.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải: “Trước khi có nghị định về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp (trước 1/7/2014), các sở công thương trên toàn quốc đã cấp trên 100 giấy phép cho hơn 100 công ty kinh doanh ĐC. Từ khi giao cho Bộ Công thương trực tiếp quản lý (đầu mối là Cục Quản lý cạnh tranh) đã sàng lọc và hiện nay có 65 công ty kinh doanh ĐC, trong đó, gần 20% là các công ty 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Hoan Nguyễn – Đoàn Huế

Tin mới

Vì sao, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng nóng trở lại?
Vì sao, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng nóng trở lại?

Tổng hợp thông tin về biến động lãi suất của các ngân hàng thương mại, thì thấy, càng về cuối tháng Tư, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm của các tổ chức tín dụng ngày càng xuất hiện dày đặc hơn. Theo đó, mức lãi suất huy động 6%/năm sau thời gian vắng bóng đã xuất hiện trở lại.

Yêu cầu công khai và quản lý khối lượng vàng giao dịch để bình ổn và ngăn trục lợi
Yêu cầu công khai và quản lý khối lượng vàng giao dịch để bình ổn và ngăn trục lợi

Trong báo cáo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thị trường vàng được đánh giá là quản lý còn bất cập, giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn.

Quảng Bình: Quyết tâm bàn giao mặt bằng cao tốc Bắc Nam trước 30/4
Quảng Bình: Quyết tâm bàn giao mặt bằng cao tốc Bắc Nam trước 30/4

Chiều 24/4, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức cuộc họp chỉ đạo nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc Nam.

Quản lý chặt chẽ dịch vụ chụp ảnh phục vụ khách du lịch tại Sầm Sơn
Quản lý chặt chẽ dịch vụ chụp ảnh phục vụ khách du lịch tại Sầm Sơn

Để chuẩn bị cho mùa du lịch năm 2024, TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng phương án tổ chức quản lý kinh doanh dịch vụ nhiếp ảnh trên địa bàn.

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng và casino
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng và casino

Trên địa bàn TP. Hà Nội, công an thành phố tăng cường kiểm tra đột xuất khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm quy định về đối tượng được phép chơi, về đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, khi có tố giác tội phạm liên quan đến doanh nghiệp và hành vi vi phạm khác liên quan đến hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng...

Công viên nước Hồ Tây sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Công viên nước Hồ Tây sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Với vị trí đắc địa trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Công viên nước Hồ Tây được biết đến như một “thiên đường giải trí hiện đại” đã sẵn sàng để đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.