Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vietmec quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc điều trị bệnh

Các loại thực phẩm chức năng (TPCN) đang “trăm hoa đua nở” trên thị trường với hàng ngàn sản phẩm khác nhau. Nhiều doanh nghiệp, nhà phân phối quảng cáo công dụng “trên trời” của TPCN khiến không ít người tiêu dùng bị nhầm lẫn, không chỉ dừng lại ở đó, các doanh nghiệp này còn “lách luật” bằng cách sử dụng hình ảnh của Bác sĩ, Dược sĩ, người bệnh… để hút khách hàng.

Nhà thuốc Vietmec tại số 139 Hồng Tiến, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội.
Nhà thuốc Vietmec tại số 139 Hồng Tiến, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội.

Gần đây, Tòa soạn Thương hiệu & Công luận nhận được thông tin phản ánh của bạn đọc bức xúc về một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe lại quảng cáo như một loại thuốc có tác dụng điều trị Covid-19.

Cụ thể, theo tìm hiểu của phóng viên trên kênh youtube của Công ty cổ phần dược liệu Việt Nam (Vietmec) đã đăng tải hàng chục video và những bài viết quảng cáo cho bộ sản phẩm F1 bao gồm những sản phẩm: Liên Hoa Thanh Hương, Cảm A Phủ, THYMO-IP, Vita Plus được Bộ Y Tế cấp phép, măc dù bản chất là TPCN nhưng lại được nhà sản xuất, phân phối tung hô như thuốc chữa bệnh với công dụng điều trị Covid-19 giúp người bệnh triệt tiêu virus trong cơ thể, giải quyết các triệu chứng của bệnh Covid-19, với những lời quảng cáo hào nhoáng này đã khiến nhiều người tiêu dùng không khỏi băn khoăn và thắc mắc, về công dụng của bộ sản phẩm, liệu có thể chữa khỏi bệnh Covid-19 này không?

Bộ sản phẩm F1 được đăng tải trên kênh Youtube của Vietmec.
Bộ sản phẩm F1 được đăng tải trên kênh Youtube của Vietmec.

Không chỉ vậy, các sản phẩm này trên thực tế chỉ là TPCN sao lại dùng từ ngữ là: Lựa chọn thuốc chất lượng để điều trị tốt nhất cho F0, F1 tại nhà? Có phải Vietmec đang cố tình hô biến TPCN thành thần dược? Chỉ là những sản phẩm TPCN nhưng lại quảng cáo trá hình là thuốc chữa bệnh, được cho là “điều trị tốt nhất cho F0, F1 tại nhà”…  liệu có đáng để khách hàng tin tưởng?

Theo quy định của Pháp luật, nghiêm cấm các đơn vị quảng cáo TPCN có thể gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc chữa bệnh hoặc dùng từ “chữa khỏi”, “điều trị”, “thoát khỏi”… để nói về tác dụng của TPCN. Với cách quảng cáo lập lờ của đơn vị sản xuất, phân phối đã khiến cho người tiêu dùng nghĩ rằng đó là thuốc dùng để điều trị bệnh… gây ra những hệ lụy nghiêm trọng.

Chỉ là những sản phẩm TPCN nhưng lại quảng cáo trá hình là thuốc chữa bệnh, được cho là “điều trị tốt nhất cho F0, F1 tại nhà”
Chỉ là những sản phẩm TPCN nhưng lại quảng cáo trá hình là thuốc chữa bệnh, được cho là “điều trị tốt nhất cho F0, F1 tại nhà”

Ngoài sử dụng những ngôn từ như điều trị, khiến người tiêu dùng (NTD) hiểu nhầm đây là một loại thuốc chữa bệnh, bộ sản phẩm F1 còn tiếp tục quảng cáo sản phẩm theo mô típ quen thuộc để lấy niềm tin từ khác hàng bằng cách sử dụng hàng loạt hình ảnh, uy tín, bác sĩ, người bệnh, nhân viên y tế để để quảng cáo, tung hô cho bộ sản phẩm này.

Khi click vào đường link sau: https://www.youtube.com/@duoclieuvietnam2400/videos sẽ cho ra hàng loạt những video, hình ảnh, tên tuổi của nhiều bác sĩ, chuyên gia đầu ngành để nói về sản phẩm trên như: Th.S chuyên gia Y tế Trần Thu Huyền; PGS. BS Nguyễn Phương Dung; TS.BC Nguyễn Thị Sơn - Nguyên Trưởng khoa Nội Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM; bác sĩ Lê Thị Kim Dung - Phó GĐ Viện Sức khỏe sinh sản – RAFH (Hà Nội); TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn – Nguyên Chủ nghiệm Khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108… Vietmec sử dụng những hình ảnh, video này có mục đích gì? Nội dung này đã được cơ quan chức năng cấp giấy phép xác nhận nội dung quảng cáo hay chưa?

Không chỉ dừng lại ở đó, sản phẩm viên đặt phụ khoa Vietmec cũng sử dụng cách quảng cáo tương tự như bộ sản phẩm F1. Bằng hình thức dùng từ ngữ gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng “ Viên đặt phụ khoa VIETMEC điều trị dứt điểm viêm nhiễm phụ khoa như thế nào?” và hình ảnh của chuyên gia Y tế Lê Thị Kim Dung; TS.BS Yến Loan; PGS. BS Nguyễn Phương Dung… “nhân vật chia sẻ kinh nghiệm chữa khỏi bệnh” nhận xét về sản phẩm trước và sau khi dùng khiến nhiều người tin rằng loại thực phẩm chức năng được nói đến có công dụng chữa bệnh.

Sử dụng hàng loạt những video, hình ảnh, tên tuổi của nhiều bác sĩ, chuyên gia đầu ngành để nói về sản phẩm
Sử dụng hàng loạt những video, hình ảnh, tên tuổi của nhiều bác sĩ, chuyên gia đầu ngành để nói về sản phẩm
Nhân vật chia sẻ kinh nghiệm chữa khỏi bệnh
Nhân vật chia sẻ kinh nghiệm chữa khỏi bệnh

Điều này, có thể nhận thấy rằng doanh nghiệp đã và đang “vô tư” vi phạm luật quảng cáo, đặt “lợi ích” doanh nghiệp lên trên cả pháp luật, đã và đang tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh.

Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất, phân phối sản phẩm TPCN, TPBVSK thực hiện nhiều hoạt động quảng cáo quá mức về chức năng, công dụng của sản phẩm. Cụ thể, nhiều cá nhân, tổ chức cố tình quảng cáo sai sự thật, “thổi phồng” công dụng của thực phẩm chức năng, khiến cho người tiêu dùng lạc vào “ma trận” TPCN được quảng cáo như “thần dược” hoặc nhầm tưởng tác dụng của thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh, điều này gây nên nhiều nguy cơ đe dọa tiềm ẩn đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng.

Không ít người tiêu dùng vì thấy quảng cáo, vì thiếu hiểu biết, lạm dụng TPCN, sản phẩm TPBVSK khiến bệnh không những không được chữa mà còn mất tiền oan.

Việc quản lý hoạt động quảng cáo TPCN thời gian qua đã được Bộ Y tế và các bộ, ngành tăng cường kiểm soát. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động quảng cáo TPCN vẫn diễn ra phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Cơ quan chức năng đau đầu không biết làm thế nào để kiểm soát, xử lý triệt để tình trạng "bát nháo" trong sản xuất, kinh doanh TPCN. Các vi phạm phổ biến gồm: Quảng cáo sai sự thật; quảng cáo khi chưa có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các sản phẩm phải đăng ký nội dung quảng cáo theo quy định của pháp luật; quảng cáo TPCN có tác dụng như thuốc chữa bệnh; lợi dụng danh nghĩa, uy tín của cán bộ y tế, cơ sở y tế để quảng cáo... ảnh hưởng đến quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng. Cục ATTP liên tục phát thông báo về các sản phẩm TPCN có nội dung quảng cáo sai sự thật trên các trang mạng.

Cục ATTP đã có nhiều cảnh báo về các TPCN vi phạm quy định về ATTP, liên tục cảnh báo các sản phẩm vi phạm trên trang: https://vfa.gov.vn, bao gồm các trường hợp tái vi phạm và bị phạt áp dụng hình thức xử phạt bổ sung. Tuy nhiên, cũng cần nói rõ, không phải 100% trường hợp đều được xử lý vì có nhiều trường hợp thông tin về chủ thể vi phạm không đầy đủ. Ví như: Chủ thể ẩn giấu thông tin; chủ thể là cá nhân với địa chỉ không đầy đủ (không có số nhà, đường phố cụ thể); chủ thể là công ty phần mềm; chủ thể đăng ký qua công ty nước ngoài. Hiện nay, thị trường TPCN “vàng thau lẫn lộn”, do vậy, người tiêu dùng cần sáng suốt lựa chọn; tuyệt đối không sử dụng các mặt hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi trên thị trường. Người dân khi sử dụng TPCN cần theo tư vấn của bác sĩ; không nên tự ý dùng, nhất là khi sử dụng TPCN với hàm lượng cao trong thời gian dài.

Bộ Y tế nên khẩn trương siết chặt việc quảng cáo tiếp thị quá “lố” đối với TPBVSK. Làm sao để TPBVSK trong mắt người bệnh chỉ là một loại sản phẩm hỗ trợ sức khoẻ bình thường. Đồng thời, nghiêm khắc thực hiện quy định không cho bác sĩ kê toa TPBVSK trong đơn điều trị bệnh cho bệnh nhân. Cán bộ y tế, bác sĩ nào khẳng định TPCN tốt, mang lại hiệu quả chữa bệnh thì yêu cầu chứng minh thực tế.

Đề nghị Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vào cuộc làm rõ nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. 

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc. 

Kim Khánh - Thuỳ Linh

Bài liên quan

Tin mới

Du khách Việt ngày càng ưu tiên lựa chọn du lịch bền vững
Du khách Việt ngày càng ưu tiên lựa chọn du lịch bền vững

NDO - Du khách Việt Nam khẳng định rằng du lịch bền vững đóng một vai trò quan trọng trong lựa chọn mong muốn thực hiện các chuyến đi bền vững hơn trong vòng 12 tháng tới. Đây là một phần kết quả trong báo cáo Du lịch Bền vững 2024 của nền tảng cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến toàn cầu Booking.com.

Phục vụ an toàn gần 1,8 triệu hành khách đi hàng không trong dịp lễ
Phục vụ an toàn gần 1,8 triệu hành khách đi hàng không trong dịp lễ

Ngày 3/5, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, các cảng hàng không trực thuộc ACV đã đón gần 1,8 triệu hành khách trong giai đoạn phục vụ cao điểm lễ 30/4 và 1/5 vừa qua.

Sơ duyệt các hoạt động Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Sơ duyệt các hoạt động Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

NDO - Sáng 3/5, tại tỉnh Điện Biên, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 tổ chức Sơ duyệt Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (sau đây gọi là Chương trình sơ duyệt).

SHB là ngân hàng Việt Nam duy nhất giành cú đúp giải thưởng Digital CX Awards 2024
SHB là ngân hàng Việt Nam duy nhất giành cú đúp giải thưởng Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.

Khám xét Công ty Hasa Mặt Trời vì nghi sản xuất phân bón giả
Khám xét Công ty Hasa Mặt Trời vì nghi sản xuất phân bón giả

Sáng nay, 3/5, lực lượng Công an tỉnh Bình Thuận đã chia làm 3 tổ, đồng loạt thi hành lệnh khám xét tại 3 điểm sản xuất, mua bán phân bón liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Hasa Mặt Trời.

Việt Nam đồng chủ trì về Năm quốc tế Phụ nữ làm nông nghiệp
Việt Nam đồng chủ trì về Năm quốc tế Phụ nữ làm nông nghiệp

Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã nhất trí thông qua Nghị quyết chọn năm 2026 là Năm quốc tế phụ nữ làm nông nghiệp. Nghị quyết do nhóm nòng cốt gồm: Mỹ, Argentina, Colombia, Pháp, Italy, Nhật Bản, Morocco, Peru, Philippines và Việt Nam đề xuất và được 126 nước đồng bảo trợ.