Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vĩnh Phúc: Khẳng định bước tiến trên chặng đường 25 năm phát triển

25 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Vĩnh Phúc đã chung tay đưa Vĩnh Phúc có những bước phát triển vượt bậc.

Vĩnh Phúc là tỉnh liền kề Thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài, địa bàn chuyển tiếp giữa vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc với các tỉnh miền núi Bắc Bộ với các trục giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt đi các tỉnh và ra cảng biển Cái Lân thuận lợi. Đây cũng chính là những tiềm năng lớn để Vĩnh Phúc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển toàn diện, bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, thương mại dịch vụ; mở rộng giao lưu văn hóa, xã hội.

Qua 25 năm xây dựng và phát triển (1997-2021), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã từng bước định hình tỉnh trở thành tỉnh mạnh về công nghiệp, du lịch, thương mại dịch vụ. Những kết quả đạt được đang tạo nền tảng thuận lợi để tỉnh tiếp tục phát triển, là địa phương có quy mô kinh tế lớn trong vùng, cả nước - với mục tiêu cao nhất là phát triển vì hạnh phúc con người, lấy con người làm trung tâm của sự phát triển.

Hình ảnh về mảnh đất, con người Vĩnh Phúc ngày càng trở nên tốt đẹp hơn, ấn tượng hơn trong lòng người dân cả nước và bạn bè quốc tế.
Hình ảnh về mảnh đất, con người Vĩnh Phúc ngày càng tốt đẹp hơn, ấn tượng hơn trong lòng người dân cả nước và bạn bè quốc tế.

Tự hào truyền thống, chung tay xây dựng

Vĩnh Phú (nay là tỉnh Vĩnh Phúc) là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo quân và dân anh dũng chiến đấu, lập nên nhiều chiến công góp phần làm rạng rỡ trang sử kháng chiến của dân tộc Việt Nam.

Chiến thắng vĩ đại ngày 30/4/1975 đã hoàn toàn chấm dứt 21 năm gian khổ kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Trong niềm vui chung của ngày hội chiến thắng, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phú cùng nhân dân cả nước vững tin bước vào thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng mới: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Ngày 6/11/1996, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX ra Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Trong đó, tỉnh Vĩnh Phú được tách thành hai tỉnh là: Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Ngày 12/12/1996, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Quyết định số 135-QĐ/TW thành lập Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc.

Sau 29 năm hợp nhất, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997 với 6 đơn vị hành chính trực thuộc là thị xã Vĩnh Yên và 5 huyện: Mê Linh, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Yên Lạc; với tổng số 148 xã, phường, thị trấn; tổng diện tích 1.370,73km2.

Thời điểm mới tái lập, Vĩnh Phúc là tỉnh thuần nông với hơn 90% lao động ngành nông nghiệp; công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, số lượng doanh nghiệp ít và hầu hết có công nghệ rất lạc hậu, cơ sở hạ tầng thấp kém; thu ngân sách chỉ xấp xỉ 100 tỷ đồng, thu nhập đầu người khoảng 140 USD/năm (chưa bằng một nửa bình quân chung cả nước); trường học, bệnh viện, trạm xá không đáp ứng được yêu cầu của người dân; nhiều xã chưa có điện, đường, trường, trạm y tế hoặc nếu có thì vẫn còn tạm bợ…

Gấp rút thi công tuyến đường trục Bắc Nam đô thị Vĩnh Phúc, kết nối với cầu Vân Phúc sang Hà Nội
Gấp rút thi công tuyến đường trục Bắc Nam đô thị Vĩnh Phúc, kết nối với cầu Vân Phúc sang Hà Nội.

Với tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt khó, phát huy nội lực, tận dụng tiềm năng lợi thế, xác định nhiều giải pháp căn cơ, chắc chắn, qua 25 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Vĩnh Phúc đã chung tay đưa địa phương có những bước phát triển vượt bậc; tự hào trở thành “một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất ở miền Bắc” - như Bác Hồ từng mong muốn khi về thăm tỉnh năm 1963.

Hiện Vĩnh Phúc là một trong những địa phương duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong cả nước; bình quân giai đoạn 1997-2021 tăng 13,42% (có năm tăng trên 20%), cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước và các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng.

Ấn tượng, năm 2021 - năm đặc biệt khó khăn do dịch bệnh Covid-19 tác động trầm trọng, thậm chí được coi là năm khó khăn nhất từ khi tái lập tỉnh đến nay, với sự quyết liệt chỉ đạo của Tỉnh ủy, sự linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành của HĐND, UBND tỉnh, tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn đạt 8,02% - đứng thứ 9 toàn quốc và đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước; 100% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); 4/9 huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 11 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 36 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; duy trì 100% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được tỉnh đặc biệt quan tâm. Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về phổ cập giáo dục và chất lượng học sinh giỏi. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ; việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa luôn được chú trọng; thu nhập, đời sống của nhân dân ngày một nâng lên.

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều đến hết năm 2021 chỉ còn 0,44%; ước đến hết năm 2021 tỷ lệ giường bệnh/vạn dân đạt 39 giường tăng 30,1 giường/vạn dân so với năm 1997. Tỷ lệ bác sĩ/vạn dân ước năm 2021 đạt 14 bác sĩ/vạn dân, gấp 5,4 lần năm 1997. Bình quân hằng năm giải quyết việc làm cho hơn 20 nghìn lao động và chi ngân sách tỉnh hỗ trợ hơn 300 tỷ đồng thực hiện chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng. Tỷ lệ người dân tham gia BHXH đạt hơn 93,5% ....

Tỉnh công nghiệp phát triển Vĩnh Phúc đang dần hiện hữu (Khu công nghiệp Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên). Ảnh: Khánh Linh
Tỉnh công nghiệp phát triển Vĩnh Phúc đang dần hiện hữu (Ảnh: Khánh Linh).

Thành tựu đạt được qua 25 năm đã khẳng định và nâng cao vị thế của tỉnh, tạo tiền đề để Vĩnh Phúc tiếp tục đẩy nhanh sự nghiệp CNH-HĐH trong giai đoạn tiếp theo.

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan nhấn mạnh, những thành tựu, dấu ấn của Vĩnh Phúc đạt được là nhờ sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện, năng động, sáng tạo và hiệu quả của Đảng bộ tỉnh qua các thời kỳ; sự đoàn kết, đồng lòng và nỗ lực của toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh; sự giúp đỡ và ủng hộ to lớn của Trung ương, các bộ, ban, ngành, địa phương trong toàn quốc và người Vĩnh Phúc đang sinh sống, làm việc trong nước và nước ngoài.

Giải pháp đột phá, nâng tầm phát triển

Trong chặng đường xây dựng, phát triển, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện; chú trọng cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và căn cứ vào tình hình thực tiễn, xây dựng nhiều chỉ thị, nghị quyết chuyên đề để chỉ đạo triển khai phù hợp, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của địa phương.

Phát huy thành quả đã đạt được, trong giai đoạn phát triển mới, những định hướng, mục tiêu căn bản đã được thể hiện rõ trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, đó là tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh vững chắc; nâng cao chất lượng cuộc sống và niềm tin của nhân dân; phát triển Vĩnh Phúc thành tỉnh mạnh về công nghiệp, một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước; thu nhập bình quân đầu người đạt 80-85 triệu đồng; kết cấu hạ tầng đô thị đạt tiêu chí đô thị loại I; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng 8,5 đến 9,0%/năm…

Tam Đảo bồng bềnh mây trắng - là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước (Ảnh: Khánh Linh).
Tam Đảo bồng bềnh mây trắng - là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước (Ảnh: Khánh Linh).

Để vững vàng phát triển, tỉnh Vĩnh Phúc xác định các khâu đột phá là huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông kết nối đa phương thức, vùng, khu vực và thế giới; tập trung thực hiện nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển; đồng thời, thực hiện hiệu quả mô hình chuyển đổi số và đô thị thông minh.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành cho biết, trong bối cảnh cùng với cả nước thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội gắn với kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, tỉnh đã ban hành Kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, với quan điểm đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép” nhưng đặt sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết.

Các giải pháp phòng chống dịch dựa trên các cơ sở khoa học, phù hợp thực tiễn và điều kiện địa phương, bảo đảm người dân được bảo vệ tốt nhất trước dịch bệnh nhưng không gây ách tắc cho sản xuất và lưu thông.

Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc cũng nhấn mạnh, năm 2021 là năm đầu thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025. Dù chịu nhiều ảnh hưởng do đại dịch Covid-19, kết quả tăng trưởng chung của tỉnh có nhiều điểm sáng, các chỉ tiêu đặt ra, cơ bản đạt và vượt kế hoạch: Tổng thu ngân sách đạt hơn 32.000 tỷ đồng, vượt 4,5% dự toán; Tổng sản phẩm trên địa bàn ước đạt 86.000 tỷ đồng (tăng 7,3% so với năm 2020); trong đó, giá trị sản xuất một số lĩnh vực có mức tăng trưởng mạnh (linh kiện điện tử; quần áo; gạch ốp lát...); quy mô GRDP dự kiến đạt 135,1 nghìn tỷ đồng (tăng 9,3% so với năm 2020), đưa giá trị GRDP bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh đạt 113,4 triệu đồng/người/năm (tăng 7,9 triệu đồng so với năm 2020).

Đặc biệt, tỉnh nằm trong top các địa phương đứng đầu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 2021, thực hiện nhiều giải pháp như tăng cường xúc tiến thu hút đầu tư, kịp thời chia sẻ đồng hành với doanh nghiêp bằng các chính sách ưu tiên, hỗ trợ đặc thù, tỉnh thu hút được 50 dự án mới, trong đó có 30 dự án FDI với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn đạt 932 triệu USD, (tăng 37,6% so với năm 2020); 20 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đạt 13 nghìn tỷ đồng (tăng 44,7% so với năm 2020). Lũy kế đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 433 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 7,1 tỷ USD; 822 dự án DDI với tổng vốn đầu tư hơn 106,4 nghìn tỷ đồng…

Vĩnh Phúc cũng trở thành điểm đến, phát triển của nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới như TOYOTA, HONDA, PIAGIO, SUMITOMO, TOTO, SOJITZ, COMPAL...
Vĩnh Phúc trở thành điểm đến, phát triển của nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới như TOYOTA, HONDA, PIAGIO, SUMITOMO, TOTO, SOJITZ, COMPAL....

Xác định phát triển khung hạ tầng đô thị, giao thông, tăng kết nối liên vùng là một trong những khâu đột phá, tạo tiền đề cho những bước phát triển mạnh mẽ hơn không chỉ của địa phương mà cả trong khu vực, Vĩnh Phúc cũng đang gấp rút thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp.

Theo Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Lê Văn Kiên, trên cơ sở đánh giá hiện trạng giao thông, ngành GTVT Vĩnh Phúc đã chủ động tham mưu với tỉnh phê duyệt và triển khai Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; xác định 5 tuyến đường vành đai thuộc mạng lưới giao thông của tỉnh Vĩnh Phúc với trung tâm là thành phố Vĩnh Yên. Trong đó vành đai 1, 2 và 3 nằm trong vùng lõi đô thị Vĩnh Phúc nhằm tránh lưu lượng giao thông quá lớn vào trung tâm đô thị, giúp giao thông trong khu vực thông suốt, giải toả, điều phối các luồng xe quá cảnh qua khu vực Vĩnh Yên cũng như giao thông bên trong đô thị ra bên ngoài. Vành đai 4 và 5 vừa có tính chất đối nội vừa đối ngoại, đóng vai trò kết nối các trung tâm đô thị, công nghiệp và du lịch chính của tỉnh. Bên cạnh đó, các đường trục bắc - nam, đông - tây và các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ tạo nên mạng lưới giao thông hợp lý, mật độ cao, kết nối chặt chẽ giao thông đối nội với giao thông đối ngoại…

Trải qua chặng đường 25 năm xây dựng và phát triển, những kết quả đạt được đang tạo nền tảng vững chắc để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Vĩnh Phúc tiếp tục nỗ lực, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra - Vĩnh Phúc trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của cả nước; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, để đến năm 2045 nước ta là nước phát triển, thu nhập cao.

Vĩnh Phúc xác định, sản xuất công nghiệp là nền tảng của nền kinh tế. Với phương châm “Tất cả các nhà đầu tư đến Vĩnh Phúc đều là công dân của Vĩnh Phúc”, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư; chủ động cải cách các thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, nhiều năm liền chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) luôn nằm trong top đầu của cả nước, được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đánh giá cao.

Quá trình phát triển kinh tế-xã hội đã tạo điều kiện cho Vĩnh Phúc có lợi thế mới về vị trí địa lý, đưa tỉnh trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển du lịch, công nghiệp, dịch vụ của các tỉnh phía Bắc, đặc biệt các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Đồng thời, sự phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế (cao tốc Nội Bài-Lào Cai, Côn Minh-Lào Cai) và các tuyến giao thông huyết mạch của quốc gia đã đưa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của quốc gia và quốc tế thuộc hành lang kinh tế Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Vùng Thủ đô...

Trong năm 2021, toàn tỉnh có gần 1.150 doanh nghiệp mới thành lập, 360 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; đáng chú ý, có 32 dự án mới trong khu công nghiệp, 3 dự án trong cụm công nghiệp và một số dự án ngoài khu, cụm công nghiệp với quy mô lớn như Dự án Trung tâm Hội nghị Quốc tế FLC, Sân Golf Thanh Lanh, Dự án nhà máy Hyunwoo Vina, Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt Phúc Yên...

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Loạt doanh nghiệp BĐS nợ thuế khủng bị Cục Thuế TP. HCM cưỡng chế sử dụng hoá đơn
Loạt doanh nghiệp BĐS nợ thuế khủng bị Cục Thuế TP. HCM cưỡng chế sử dụng hoá đơn

Không ít doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, số tiền nợ thuế quá hạn từ hơn nửa tỷ đồng đến hàng chục tỷ đồng. Đáng nói, có trường hợp nợ thuế quá hạn hơn 500 tỷ đồng.

Tỷ lệ người dùng điện thoại di động nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo là 73%
Tỷ lệ người dùng điện thoại di động nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo là 73%

Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng quốc gia thông tin, lừa đảo trên không gian mạng thời gian qua diễn biến rất phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng cho tổ chức, cá nhân, tác động tiêu cực đến phát triển, đòi hỏi cần sớm đánh giá toàn diện, thấu đáo và có giải pháp toàn diện để phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả.

Viettel Construction mang về 984,2 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 8% so với cùng kỳ năm ngoái
Viettel Construction mang về 984,2 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 8% so với cùng kỳ năm ngoái

Tổng CTCP Công trình Viettel - Viettel Contruction (mã CTR - sàn HOSE) mới công bố tình hình sản xuất kinh doanh 4 tháng năm 2024 . Lãi trước thuế 4 tháng đạt 195,6 tỷ đồng, hoàn thành 29% kế hoạch năm.

Chứng khoán phiên sáng nay 14/5: Cổ phiếu VIC nâng đỡ thị trường
Chứng khoán phiên sáng nay 14/5: Cổ phiếu VIC nâng đỡ thị trường

Cổ phiếu VIC sauu khi chính thức mở nhận đặt cọc mẫu xe điện mới đang là động lực chính cho thị trường trong phiên sáng nay.

Dấu ấn HDBank trong bức tranh chuyển đổi số sôi động của ngành ngân hàng
Dấu ấn HDBank trong bức tranh chuyển đổi số sôi động của ngành ngân hàng

Tại sự kiện “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024”, HDBank đã giới thiệu những giải pháp số ưu việt. Đây là những sản phẩm dịch vụ đã triển khai thử nghiệm hoặc đã triển khai và cho kết quả tích cực, tạo nên sự hấp dẫn của thương hiệu HDBank trên thị trường.

Tạm giữ gần 500 sản phẩm đậu phụ thối, xì dầu, củ cải muối nhập lậu
Tạm giữ gần 500 sản phẩm đậu phụ thối, xì dầu, củ cải muối nhập lậu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện, tạm giữ số lượng lớn sản phẩm thực phẩm nhập lậu bán trên mạng xã hội.