Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vĩnh Phúc phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch- Bài 2: Tạo thế và lực mới đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp công nghệ cao

Xác định thu hút đầu tư là giải pháp then chốt, đòn bẩy thúc đẩy kinh tế phát triển, giai đoạn 2020-2025, Vĩnh Phúc phấn đấu mỗi năm thu hút thêm khoảng 35 dự án mới, có thêm khoảng 35 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, tỉnh ưu tiên thu hút phát triển ngành công nghiệp điện tử công nghệ cao, chất lượng cao và có uy tín.

Nhìn thẳng vào hạn chế, yếu kém

Nhiệm kỳ 2015-2020, tỉnh Vĩnh Phúc đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Trong đó đáng chú ý nhất, kinh tế phát triển và duy trì mức tăng trưởng khá, bình quân 7,1%/năm, cao hơn bình quân chung cả nước. Bình quân thu nhập đầu người đạt 104,68 triệu đồng/người, tương đương 4.500 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn khoảng 7%. Công nghiệp tiếp tục đóng vai trò là nền tảng, động lực cho phát triển kinh tế; du lịch, dịch vụ tiếp tục phát triển, ngày càng có nhiều sản phẩm chất lượng cao, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

Toàn cảnh nhà máy Công ty Toyota Việt Nam tại Vĩnh Phúc (Ảnh: Danh Lam)Toàn cảnh nhà máy Công ty Toyota Việt Nam tại Vĩnh Phúc (Ảnh: Danh Lam)

Theo thống kê, đến nay, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có trên 11 nghìn doanh nghiệp. Sự lớn mạnh, tăng số lượng doanh nghiệp được thành lập đã giúp Vĩnh Phúc giải quyết tốt bài toán việc làm cho lao động và tăng thu ngân sách địa phương hằng năm. Tuy nhiên, số doanh nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến còn ít. Bên cạnh đó, phần lớn các doanh nghiệp còn lúng túng khi giải quyết các vấn đề liên quan đến công nghệ: Việc nghiên cứu, cải tiến, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quá trình đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp, thị trường công nghệ. Nhiều doanh nghiệp chưa đủ năng lực để tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh cao.

Phát biểu chỉ đạo Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2020-2025 (sáng 14/10/2020), Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ thay mặt Bộ Chính trị đánh giá cao những kết quả mà Đảng bộ và Nhân dân Vĩnh Phúc đạt được trong nhiệm kỳ qua là rất đáng tự hào, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của đất nước.

Bên cạnh kết quả đạt được, tốc độ tăng trưởng kinh tế Vĩnh Phúc trong nhiệm kỳ qua có xu hướng chững lại; kinh tế chưa ổn định, thiếu tính bền vững; môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách hành chính có mặt chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, sử dụng các nguồn lực và thực hiện các đột phá chiến lược còn có mặt hạn chế, bất cập. Năng lực lãnh đạo của một số cấp ủy, tổ chức đảng còn hạn chế. Một bộ phận đảng viên thiếu gương mẫu, vi phạm pháp luật phải xử lý kỷ luật. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của một số đơn vị, địa phương chưa đáp ứng yêu cầu, việc thực hiện tinh giản biên chế còn chậm, hiệu quả chưa cao… 

Phát biểu tại buổi làm việc (ngày 24/8/2020) với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Vĩnh Phúc về công tác giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh, trong 6 tháng đầu năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Vĩnh Phúc -2,7% (do phụ thuộc chủ yếu vào các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, dịch bệnh COVID-19 một số doanh nghiệp phải ngừng sản xuất); thu ngân sách đạt thấp, bằng 84% so với cùng kỳ; thu hút vốn FDI chỉ bằng 32,1% so cùng kỳ năm 2019.

Bên cạnh đó, giải ngân kế hoạch đầu tư công còn chậm, các chủ đầu tư chưa triển khai lập kế hoạch giải ngân cụ thể, chi tiết cho từng dự án để phấn đấu thực hiện giải ngân vốn trong tháng tiếp theo. Một số chính quyền, đoàn thể ở địa phương chưa tích cực vào cuộc trong công tác giải phóng mặt bằng; thiếu sự phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư dự án do các sở, ban, ngành quản lý. 

Ngoài ra, một số vi phạm trong quản lý sử dụng đất, khai thác khoáng sản trái phép, nhất là tình trạng lấn chiếm đất, sử dụng đất không đúng mục đích còn xảy ra, chưa được sự quan tâm xử lý đúng mức của cấp có thẩm quyền; công tác thanh tra, xử lý vi phạm trong công tác quản lý đất đai, khoáng sản của chính quyền cơ sở chưa hiệu quả; ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn, làng nghề vẫn còn xảy ra. Đơn cử, vụ việc xảy ra tại hồ Đại Lải đã khiến dư luận xã hội bức xúc; cần được sớm giải quyết dứt điểm.

Tạo đột phá thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp bền vững

Nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh Vĩnh Phúc xác định 28 chỉ tiêu chủ yếu, 4 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá; trong đó ưu tiên thu hút phát triển ngành công nghiệp điện tử công nghệ cao, đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm công nghiệp điện tử của cả nước.

Công ty ô tô Toyota Việt Nam liên tục tiến hành đầu tư và mở rộng sản xuất nhằm nâng cao sản lượng, đảm bảo chất lượng cho sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của thị trường.Công ty ô tô Toyota Việt Nam liên tục đầu tư và mở rộng sản xuất nhằm nâng cao sản lượng, đảm bảo chất lượng cho sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của thị trường

Nhằm hiện thực hóa các khâu đột phá chiến lược, đạt mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, tỉnh tập trung khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, tận dụng có hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, làm cơ sở để xây dựng các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế, xã hội.

Mới đây, trong chương trình chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, tỉnh Vĩnh Phúc đã trao giấy chứng nhận đầu tư trị giá 100 triệu USD cho Công ty TNHH Toto Việt Nam (Công ty vốn đầu tư của Nhật Bản) triển khai hoạt động sản xuất tại Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc.

Đây không chỉ thể hiện hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh mà còn là khởi đầu đầy hứa hẹn của Vĩnh Phúc ngay từ đầu nhiệm kỳ 2020- 2025. Hiện, Vĩnh Phúc đang là 1 trong 4 địa phương có cơ sở hạ tầng và các điều kiện phục vụ cho phát triển công nghiệp tốt nhất cả nước và luôn nằm trong top đầu các tỉnh, thành phố về thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp.

Xác định “Phát triển công nghiệp làm nền tảng, phát triển dịch vụ du lịch là mũi nhọn và coi nông nghiệp và phát triển nông thôn là nhiệm vụ quan trọng”, những năm qua, tỉnh đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, phát huy mọi nguồn lực; đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh cởi mở, thông thoáng, có tính hấp dẫn và cạnh tranh, nhằm kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, coi đó là động lực chính để phát triển kinh tế, tăng nguồn thu ngân sách, đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Với phương châm “Các nhà đầu tư ở Vĩnh Phúc là công dân của Vĩnh Phúc, thành công của doanh nghiệp là thành công của tỉnh”, tỉnh quyết liệt trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 19 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Nghị quyết số 01 của BTV Tỉnh ủy và Đề án của UBND tỉnh về cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; duy trì đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ban, ngành với doanh nghiệp, nhà đầu tư; tăng cường đào tạo nghề phục vụ nhu cầu tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo tính minh bạch, lành mạnh và công bằng, nhằm đạt mục tiêu “3 tốt” của Vĩnh Phúc gồm: Môi trường pháp lý tốt và toàn diện; hạ tầng kỹ thuật tốt;phục vụ doanh nghiệp tốt.

Bên cạnh việc duy trì mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, tỉnh hướng tới các thị trường mới có thế mạnh về vốn và công nghệ như: Châu Âu, Hoa Kỳ.

Tổ chức các hội thảo chia sẻ định hướng chiến lược mở rộng thị trường thu hút đầu tư, được các nhà đầu tư Hoa Kỳ và Châu Âu đánh giá cao và cho rằng, định hướng thu hút đầu tư của Vĩnh Phúc hiện nay hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển chung để có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt là trong bối cảnh Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam( EVFTA) đã có hiệu lực.

Sự đổi mới trong công tác nghiên cứu, đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng đầu tư; ban hành kịp thời các cơ chế chính sách hỗ trợ, nhất là các hoạt động chăm sóc các nhà đầu tư tại chỗ đã giúp Vĩnh Phúc là điểm sáng của cả nước trong thu hút đầu tư vốn FDI.

Lũy kế ước hết năm 2020, trên địa bàn tỉnh có hơn 1.100 dự án đầu tư, gồm 447 dự án FDI, tổng vốn đăng ký hơn 6 tỷ USD; 798 dự án DDI, tổng vốn đăng ký trên 96.000 tỷ đồng.

Trong đó, có sự hiện diện của nhiều tập đoàn toàn cầu như: Toyota, Honda, Sumitomo (Nhật Bản); Piaggio (Italia); De Heus (Hà Lan); Daewoo; Partron Vina, Haesung Vina, Cammsys (Hàn Quốc); Prime Group (Thái Lan); Weldex (Hoa Kỳ)…

Bên cạnh nhà đầu tư nước ngoài, Vĩnh Phúc cũng nhận được sự quan tâm lớn của nhiều doanh nghiệp tên tuổi trong nước, điển hình như: FLC, VinGroup, SunGroup, Công ty Hồng Hạc Đại Lải, Sông Hồng Thủ đô, Thép Việt Đức…; tất cả những nhà đầu tư này đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ tại Vĩnh Phúc. Kết quả này cho thấy sức hấp dẫn của môi trường đầu tư cũng như tiềm năng phát triển của Vĩnh Phúc rất lớn.

Để tạo đột phá trong nhiệm kỳ mới với mục tiêu đến năm 2025, Vĩnh Phúc là tỉnh công nghiệp phát triển, đồng thời là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng 8,5 đến 9,0%/năm; cơ cấu kinh tế Công nghiệp - Xây dựng chiếm 61,5 đến 62,0%; dịch vụ chiếm 32 đến 32,5%; nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 6 đến 6,5%; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 130 - 135 triệu đồng; thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 6 - 8%/năm, quan điểm của tỉnh là đổi mới mạnh mẽ tư duy; khơi dậy mọi tiềm năng, nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững; lấy công nghiệp làm nền tảng, động lực phát triển kinh tế chủ yếu của tỉnh.

Theo Đề án phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, nhu cầu vốn đầu tư dự kiến cho giai đoạn 2021-2025 của tỉnh là 260-280 nghìn tỷ đồng. Tỉnh mở rộng thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn, thúc đẩy thu hút vốn đầu tư từ các nguồn xã hội hóa như hợp tác PPP và nguồn doanh nghiệp, nhân dân. Tăng cường quản lý vốn, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Phân bổ và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư công (bao gồm cả vốn ngân sách tỉnh, vốn ODA, vốn vay ưu đãi, các nguồn hỗ trợ từ Trung ương và nguồn khác. Ưu tiên tập trung để thực hiện các dự án trọng điểm theo danh mục đã được xác định.

Công ty TNHH Yuong Poong Electronics Vina (KCN Bình Xuyên 2) chuyên sản xuất linh kiện điện tử, hoạt động sản xuất từ đầu năm 2017, tạo việc làm cho gần 1.000 lao động. Ảnh Chu KiềuCông ty TNHH Yuong Poong Electronics Vina tại Vĩnh Phúc chuyên sản xuất linh kiện điện tử, tạo việc làm cho gần 1.000 lao động

Cùng với đó, tỉnh coi trọng việc xã hội hóa đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội có khả năng thu hồi vốn; ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích, thu hút, khai thác nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư vào các công trình thiết yếu, quan trọng theo hình thức đối tác công tư (PPP) và từ các nguồn vốn doanh nghiệp, nhân dân, tập trung vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị.

Trong đó, ưu tiên tăng trưởng xanh, các công viên, khu vui chơi giải trí, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo nhà ở chung cư cũ, nước sạch nông thôn... Tích cực gọi vốn ODA cho lĩnh vực xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cho các chương trình phát triển y tế cộng đồng và nâng cao mức sống của người dân ở vùng sâu, vùng xa, bảo vệ môi trường sinh thái. 

Hiện, tỉnh Vĩnh Phúc đang chỉ đạo cơ quan chuyên môn nghiên cứu xây dựng chiến lược đầu tư thời gian tới; chi phí đầu tư kinh doanh của tỉnh so với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ để đề xuất cơ chế giảm chi phí đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp khi đầu tư vào tỉnh, tạo lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư.

Trước mắt, tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện tốt công bố, công khai các thông tin về đất đai; đẩy mạnh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư; khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ, duy trì phát triển các ngành sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, linh kiện điện tử, các sản phẩm điện tử hoàn chỉnh, công nghiệp công nghệ cao là công nghiệp mũi nhọn; xây dựng chính sách ưu tiên thu hút đầu tư các dự án có tổng mức đầu tư lớn, sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao, quy mô sử dụng đất và lao động thấp.

Cùng với đó, quy hoạch và đầu tư hạ tầng KCN công nghệ cao, hướng đến xây dựng Trung tâm đổi mới, sáng tạo, đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm công nghiệp điện tử của cả nước.

Có thể thấy, Vĩnh Phúc đã và đang nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, trở thành một trong những địa phương có nền kinh tế phát triển hàng đầu của cả nước. Vĩnh Phúc giờ đây mang vóc dáng của tỉnh công nghiệp, năng động, hiện đại, theo hướng đô thị xanh.

 Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

KEIDANREN coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất
KEIDANREN coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất

Nhật Bản tiếp tục duy trì là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là đối tác thứ nhất về cung cấp vốn vay ODA; thứ hai về lao động; thứ ba về đầu tư và thứ tư về thương mại.

Xuất hiện mưa đá ở Sơn La, rau màu dập nát, mận hậu Mộc Châu rụng la liệt mặt đất
Xuất hiện mưa đá ở Sơn La, rau màu dập nát, mận hậu Mộc Châu rụng la liệt mặt đất

Chiều ngày 28/3, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã xảy ra mưa đá trên diện rộng kèm theo gió mạnh, gây thiệt hại đến hoa màu của nông dân. Nhiều vườn mận hậu ở Mộc Châu, quả non rụng la liệt trên mặt đất, lẫn với những viên đá to.

Khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận Dương Kinh
Khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận Dương Kinh

Ngày 28/3, tại Trung tâm Hành chính quận Dương Kinh, UBND quận Dương Kinh (TP. Hải Phòng) tổ chức khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận. Tham dự chương trình có các đồng chí: Đào Văn Ninh, Bí thư Quận uỷ; Nguyễn Minh Phương, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận; Vũ Bình Dương, Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ, Chủ tịch HĐND quận; cùng các đồng chí lãnh đạo, cán bộ quận và các phường trên địa bàn.

Triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW và Nghị quyết số 847-NQ/QUTW bằng nhiều nội dung, giải pháp sáng tạo
Triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW và Nghị quyết số 847-NQ/QUTW bằng nhiều nội dung, giải pháp sáng tạo

Ngày 28/3, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng TP. Hải P tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; 2 năm thực hiện Nghị quyết số 847-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới (2021-2023).

UIM F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh 2024 sẵn sàng cho ngày khai mạc
UIM F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh 2024 sẵn sàng cho ngày khai mạc

Ngày 28/3, tại Trung tâm Báo chí Tocepo Đầm Thị Nại, đường Đống Đa, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra buổi họp báo công bố Giải đua vô địch thế giới thuyền máy nhà nghề (UIM F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh). Đây là Giải đua vô địch thế giới thuyền máy nhà nghề lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam.

Bộ Công Thương ban hành Công điện thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với kinh doanh xăng dầu
Bộ Công Thương ban hành Công điện thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với kinh doanh xăng dầu

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.