Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII: Xác định 4 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá

Nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Vĩnh Phúc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để Vĩnh Phúc thực hiện các mục tiêu trong nhiệm kỳ 2020-2025, đặc biệt là gắn việc khai thác tiềm năng, lợi thế vào xây dựng phát triển toàn diện, bền vững.

Theo dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tựu quan trọng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Báo cáo khẳng định, với sự linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt trong công tác chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự đồng thuận, nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, toàn thể nhân dân, Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tựu quan trọng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Trì trình bày Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trình Đại hộiChủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Trì trình bày Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2020 ước đạt 7,1%/năm, cao hơn bình quân chung cả nước; quy mô nền kinh tế không ngừng tăng lên, năm 2020 ước đạt trên 122,68 nghìn tỷ đồng, gấp 1,56 lần so với năm 2015. Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 104,48 triệu đồng/người.

Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năng suất lao động tăng bình quân hơn 8,38%/năm, cao hơn bình quân chung cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trong đó, công nghiệp tiếp tục khẳng định là nền tảng của nền kinh tế. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung được hình thành, nâng cao giá trị thu nhập, bước đầu thực hiện dồn thửa đổi ruộng, tích tụ ruộng đất.

Thu ngân sách nhà nước, thu hút đầu tư tăng cao, vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại, nhiều công trình, dự án lớn được đầu tư và đi vào hoạt động tạo diện mạo mới cho đô thị và khu vực nông thôn.

Các lĩnh vực văn hóa – xã hội được quan tâm đầu tư, phát triển; xây dựng nông thôn mới đạt kết quả toàn diện, nổi bật. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, nâng cao.

Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển, Vĩnh Phúc đứng thứ nhất cả nước về chất lượng giáo dục mũi nhọn và đứng thứ 5 cả nước về chất lượng giáo dục toàn diện. Công tác quân sự quốc phòng được củng cố, tăng cường. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị các cấp được quan tâm thường xuyên. Công tác phát triển Đảng được chú trọng, bình quân hằng năm kết nạp được 2.389 đảng viên. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đổi mới theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, không có “vùng cấm”. Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí được chỉ đạo triển khai quyết liệt, góp phần xây dựng Đảng, hệ thống chính trị các cấp trong sạch vững mạnh.

Khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố, mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước được giữ vững và tăng cường. Đặc biệt, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã gương mẫu, thực hiện tốt Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 18, 19 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020. Trong nhiệm kỳ, Vĩnh Phúc đã sáp nhập 2 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy, giải thể 100% chi bộ đảng cơ quan xã và 126/137 chi bộ đảng quân sự xã, phường, thị trấn. Các chỉ tiêu về xây dựng Đảng đều vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra.

Trong nhiệm kỳ tới 2020-2025, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc xác định 28 chỉ tiêu chủ yếu, 4 nhiệm vụ trọng tâm.

Một là, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước.

Hai là, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, trọng tâm là phát triển công nghiệp, dịch vụ chất lượng cao; khai thông điểm nghẽn, thu hút đầu tư, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp.

Ba là, xây dựng nền văn hóa, văn hóa, nghệ thuật phát triển, để văn hóa thực sự trở thành nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Bốn là, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tập trung xây dựng cơ chế chính sách đặc thù để thu hút, giải phóng nguồn lực; đẩy mạnh đô thị hóa cùng với xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Cùng với đó là 3 khâu đột phá, bao gồm: Thứ nhất, tạo bước đột phá trong công tác cán bộ và tổ chức bộ máy; bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ cả về bản lĩnh chính trị, kiến thức chuyên môn và năng lực thực tiễn. Thứ hai, phấn đấu tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên bình quân hằng năm đạt 80%; tỷ lệ chính quyền cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đạt 80%/năm. Thứ ba, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 8,5-9,0%/năm; thu ngân sách nhà nước tăng 6-8%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 130-150 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều theo chuẩn mới còn dưới 1%. Hàng năm giải quyết việc làm cho từ 16.000-17.000 người.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành nhấn mạnh: Để xây dựng địa phương ngày càng phát triển nhanh, bền vững, phấn đấu đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp phát triển, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước, nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh Vĩnh Phúc đưa ra hướng triển khai cụ thể: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt phát triển dịch vụ chất lượng cao. Tiếp tục cải thiện năng suất lao động, duy trì tốc độ năng suất lao động trung bình trên 11%/năm. Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ; duy trì phát triển các ngành sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy; linh kiện điện tử; các sản phẩm điện tử hoàn chỉnh... thành ngành công nghiệp mũi nhọn;

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Duy Thành điều hành thảo luận tại Đại hộiPhó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành 

Thu hút đầu tư để lấp đầy các khu, cụm công nghiệp hiện có, bổ sung quy hoạch, phát triển các khu, cụm công nghiệp mới ở những nơi có lợi thế như Khu công nghiệp Đồng Sóc, Khu công nghiệp Sơn Lôi, Cụm công nghiệp Yên Lạc, Xuân Lôi... Xây dựng chính sách ưu tiên để thu hút đầu tư các dự án có tổng mức đầu tư lớn, sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao, quy mô sử dụng đất và lao động thấp (mô hình ba cao, hai thấp);

Phát triển dịch vụ - thương mại theo hướng văn minh, hiện đại cùng với hệ thống chợ truyền thống; khuyến khích, xây dựng cơ chế hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ trong các hoạt động tài chính, tín dụng, bảo hiểm, thu thuế, dịch vụ thanh toán, thương mại.

Khuyến khích đầu tư các dự án xây dựng các trung tâm thương mại lớn, bệnh viện, lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, Trung tâm logistics, các trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao, các trường đại học, trung tâm ngoại ngữ, các cơ sở văn hóa, các trường tư thục trên địa bàn;

Tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch của tỉnh, tập trung vào phát triển du lịch tâm linh, kết hợp du lịch nghỉ dưỡng có chất lượng cao. Làm tốt quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết phát triển du lịch; xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch gắn các giá trị văn hóa, lịch sử, bản sắc dân tộc;

Ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ các khu, điểm du lịch trọng điểm; khuyến khích các nhà đầu tư lớn đầu tư vào lĩnh vực du lịch khu vực Tam Đảo, Tây Thiên, Ngọc Thanh, Đầm Vạc, Sáu Vó, các khu vực lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch. Hỗ trợ, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch; hợp tác xây dựng và khai thác các tuyến du lịch kết nối với các khu du lịch trên toàn quốc và khu vực...

"Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 đưa Vĩnh Phúc trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực phía Bắc và 15 tỉnh, thành phố có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu cả nước, trong đó tất cả các tiêu chí năng lực du lịch đều tăng, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.

Phấn đấu đến năm 2025, tổng doanh thu từ du lịch đạt 3.000-3.200 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 13-14%/năm; đóng góp trực tiếp vào GRDP khoảng từ 5-7%; tạo ra khoảng 25-30 nghìn việc làm, trong đó có khoảng 15 nghìn việc làm trực tiếp, tăng trưởng du lịch bình quân 12-14%/năm.

Về khách du lịch, phấn đấu đón được ít nhất 100 nghìn lượt khách quốc tế và 9,5 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 10-12%/năm và khách nội địa từ 13-15%", Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành nói.

Hoan Nguyễn

 

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực - Sinh vật cảnh quận Ngô Quyền năm 2024
Khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực - Sinh vật cảnh quận Ngô Quyền năm 2024

Vừa qua, tại Công viên 53 Lạch Tray, UBND quận Ngô Quyền tổ chức khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực - Sinh vật cảnh quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng năm 2024.

Bảo tàng Hải Phòng trưng bày chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”
Bảo tàng Hải Phòng trưng bày chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Cát Bi và chiến thắng Điện Biên Phủ, Bảo tàng Hải Phòng tổ chức trưng bày chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”.

Thông xe 30 km đầu tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt
Thông xe 30 km đầu tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

Chiều 28/4, diễn ra lễ khánh thành, đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt tại huyện Diễn Châu, Nghệ An từ nút giao Quốc lộ 7 ở xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu đến nút giao quốc lộ 46B ở xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An phục vụ người dân đi lại vào dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5.

Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà được tổ chức ngày 9/5
Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà được tổ chức ngày 9/5

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài dự kiến được tổ chức vào ngày 9/5 tới.

Nợ công của Mỹ có thể đạt mức kỷ lục 34.500 tỷ USD
Nợ công của Mỹ có thể đạt mức kỷ lục 34.500 tỷ USD

Mỹ đang đối mặt với khoản nợ công kỷ lục 34.500 tỷ USD, gần gấp ba lần nợ công của Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) và dự kiến sẽ chạm mốc 134% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2029.

Thái Nguyên: Xử lý gần 300 trường hợp vi phạm giao thông trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ
Thái Nguyên: Xử lý gần 300 trường hợp vi phạm giao thông trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ

Ngay trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thái Nguyên đã xử lý gần 300 trường hợp vi phạm giao thông.