Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhiều siêu thị bán hàng không rõ nguồn xuất xứ, không tem mác

Thời gian qua, nhiều siêu thị đã bày bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không tem mác. Việc làm trên đã trái ngược lại với sự mong đợi của người tiêu dùng. Như vậy, siêu thị này bán hàng có dấu hiệu gian lận thương mại, trốn thuế.

Nhưng trái ngược lại với lòng tin của người tiêu dùng, siêu thị này đang dần đánh mất thương hiệu bởi những hàng hóa sản phẩm đang len lỏi trong hệ thống siêu thị xuất xứ không rõ nguồn gốc... Để có câu trả lời thích đáng, PV Thương hiệu & Công luận đã "mục sở thị" tại siêu thị.

Hàng hóa nhập khẩu không có đơn vị nhập khẩu và phân phối, tem mác "mờ ảo"

Tại khoản 3, Điều 7, Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định: Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Tại khu vực bày bán rượu nhập ngoại của siêu thị này có rất nhiều sản phẩm rượu ngoại nhưng được “đóng chai tại Việt Nam”. Cùng với thắc mắc như người tiêu dùng đang mua sắm tại siêu thị về nguồn gốc nhiều loại rượu ngoại, nhân viên bán hàng siêu thị khẳng định: “Đây là nhập khẩu nguyên chai ở nước ngoài” vì có dán tem nhập khẩu trên nắp mỗi chai rượu. Khi được hỏi về việc nhãn phụ ghi rõ thông tin là "nhập khẩu và đóng chai là do 1 công ty của Việt Nam tại Tân Uyên, tỉnh Bình Dương chịu trách nhiệm" thì nhân viên tại khu vực bán rượu cho biết: “Nhãn phụ do nhà cung cấp làm việc với Bộ Công Thương” và nhãn nào cũng “như thế”.

Điều đáng nói là các loại rượu ngoại có đầy đủ tem nhập khẩu nhưng nhãn phụ ghi là “nhập khẩu và đóng chai” thì giá rất rẻ so với rượu có tem nhập khẩu nhưng nhãn phụ ghi “nhập khẩu và phân phối”. Ví dụ như chai Passion có nhãn phụ ghi xuất xứ Chi Lê dung tích 375ml 13,5% có giá 129.000 đồng  nhưng bên cạnh chai rượu La fiole 750ml 13,5% có tem ghi nhà nhập khẩu và nhà phân phối lại có giá 495.000 đồng .

Chai rượu Passion có nhãn phụ ghi xuất xứ Chi Lê dung tích 375ml 13,5%.
Chai rượu Passion có nhãn phụ ghi xuất xứ Chi Lê dung tích 375ml 13,5%.

Tại khu bày bán rượu của siêu thị có rất nhiều sản phẩm có tem phụ là “nhập khẩu và đóng chai”. Nhân viên siêu thị khẳng định là rượu “được nhập nguyên chai từ nước ngoài” vì có tem nhập khẩu và mã vạch của nước ngoài. Vậy nội dung nhãn phụ “nhập khẩu và đóng chai” có ý nghĩa gì đối với việc xác định nguồn gốc sản phẩm. Đã nhập khẩu nguyên chai về thì tại sao lại có chuyện “đóng chai” của công ty tại Việt Nam.

Rồi rượu nhập khẩu nhưng lại đóng chai trong nước có được coi là rượu “nhập khẩu” hay không? Vì sao giá rượu lại có sự chênh lệch lớn đến thế nếu như giải thích của nhân viên bán hàng là đều là rượu nhập khẩu, có điều gì mập mờ về sản phẩm rượu “nhập khẩu và đóng chai” đang bày bán tại đây, có khi nào đây là hình thức “bình cũ rượu mới” đối với sản phẩm “ngoại” nhưng lại được đóng chai trong nước này.

Bánh kẹo nhập khẩu, hộp bóp méo, tem phụ ngệch ngoạc thách thức thị giác người tiêu dùng
Bánh kẹo nhập khẩu, hộp bóp méo, tem phụ ngệch ngoạc thách thức thị giác người tiêu dùng.

Tại gian hàng bánh kẹo của siêu thị có rất nhiều loại bánh kẹo được nhập khẩu gắn mắc Đức, Nga, Pháp, Italy... nhưng hộp nhãn thị bóp méo, nhãn phụ ngệch ngoạch như thách thức thị giác người tiêu dùng.

"Mập mờ" hạn sử dụng

Hiện nay, người tiêu dùng thường xuyên mua sắm tại các hệ thống siêu thị lớn, vì với họ, sản phẩm ở những hệ thống này luôn đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chỉ bán những sản phẩm còn hạn sử dụng. Nhưng ngược lại, chính lối suy nghĩ này, đã khiến nhiều người tiêu dùng mua phải nhiều mặt hàng không như ý muốn, nếu ăn phải có khi gây hại cho sức khỏe.

Trên thực tế, quan sát kỹ tại gian hàng chế biến thực phẩm, PV Thương hiệu & Công luận không thấy thông tin ngày giết mổ hay ngày hết hạn sử dụng sản phẩm tươi sống đang bày bán. Khi PV hỏi người đứng quầy trực tiếp ở đó về thời gian giết mổ thì được trả lời: “Mặc định những mặt hàng này là giết mổ trong ngày”. Không biết trong ngày là giết trong cùng 01 ngày rồi bán nhiều ngày, hay chỉ bán trong 01 ngày rồi bỏ. Hàng hóa sắp xếp luộn xộn, xen lẫn hàng nhập khẩu như một ma trận thách thức khách hàng.

Hỏi về ngày hết hạn của sản phẩm đông lạnh thì nhân viên của siêu thị cho biết: “Hàng đông lạnh này dùng thoải mái luôn”. Như vậy có phải cứ đông lạnh là sẽ “thoải mái” dùng không có ngày hết hạn sản phẩm? Sản phẩm lưỡi heo đông lạnh nhập khẩu không có ngày đóng gói. Việc in ngày, cân và ngày hết hạn cùng một ngày vô hình dung khiến người tiêu dùng hiểu rằng đây là sản phẩm dùng trong ngày rồi khi “ế” thì bỏ vào tủ đông.

Tại điểm 1, Điều 44, Luật An toàn thực phẩm quy định về ghi nhãn thực phẩm quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm tại Việt Nam phải thực hiện việc ghi nhãn thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. Đối với thời hạn sử dụng thực phẩm thể hiện trên nhãn thì tùy theo loại sản phẩm được ghi là “hạn sử dụng”, “sử dụng đến ngày” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”.

Nguồn gốc, xuất xứ như "quay xổ số"


"Mục sở thị" tại siêu thị Vinmart Royal City
, PV Thương hiệu & Công luận vẫn xuất hiện sản phẩm không có nhãn phụ.Khoản 3, Điều 7, Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định: Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Tại gian hàng hóa mỹ phẩm có mã vạch sản phẩm là của Trung Quốc nhưng lại được ghi nơi sản xuất là Thái Lan hay sản phẩm của Pháp nhưng lại mang mã vạch của Indonesia. Một số sản phẩm được ghi sản xuất tại Indonesia lại có mã vạch của Thái Lan và Malaysia.

Tại khu bày bán hóa mỹ phẩm, Thương hiệu & Công luận còn tìm thấy sản phẩm 100% chữ nước ngoài (bao gồm tiếng Anh, tiếng Hàn Quốc) nhưng không có nhãn phụ, không thông tin sản phẩm, không đơn vị nhập khẩu và phân phối có giá bán 48.000 đồng.

Mục sở thị tại gian hàng mỹ phẩm nhóm PV Thương hiệu & Công luận phát hiện nhãn phụ được in hàng loạt và dán cho có. Hai sản phẩm khác nhau về nguồn gốc nhưng có xuất xứ ghi trên nhãn phụ giống nhau như đúc nhằm che mắt người tiêu dùng và cơ quan hữu quan.

Hiện nay, vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội. Hệ lụy tiêu cực mà nó mang lại cho xã hội là không nhỏ khiến ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính.

Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về thông tin in trên nhãn phụ và quy định về tem nhãn hàng hóa nhập khẩu, quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng có dấu hiệu làm nhái, làm giả có thể phạt tiền đến 200 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Tại khoản 2, Điều 7, Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/09/2004 về việc ban hành quy chế siêu thị, trung tâm thương mại, theo đó các siêu thị, trung tâm thương, mại không được kinh doanh các loại hàng hóa không đúng quy định về nhãn hàng hóa, về tem thuế hàng hóa nhập khẩu và tem thuế hàng hoá tiêu thụ đặc biệt. Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật; hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng và hàng không đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật như hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động thực vật bị dịch bệnh...

Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, đối với sản phẩm là hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài khi lưu hành tại thị trường Việt Nam bắt buộc phải có tem nhãn phụ hay tem nhãn bằng tiếng Việt.

Cùng với đó, tại Điều 10, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP  quy định nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung về tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa.

Và dư luận cũng đặt ra câu hỏi về những sản phẩm mà hàng ngày chuỗi hệ thống siêu thị này đang cung cấp ra thị trường liệu có đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng hay không?

HT- LP

 

Bài liên quan

Tin mới

Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

UBND TP. Hải Phòng ban hành Văn bản số 1021/UBND-VX yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP); Chủ tịch UBND các cấp - Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP chịu trách nhiệm về đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm
Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm

Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản thông báo quyết định nâng cấp cảnh báo cháy rừng từ cấp IV (cấp nguy hiểm) lên cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm)...

Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024
Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024

Ngày 4/5, Liên đoàn bóng đá Thanh Hóa tổ chức công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024.

Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?
Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); trình Chính phủ trong tháng 9/2024.

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp
Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt các doanh nghiệp vì công bố thông tin không đúng thời hạn, vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan, không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.

Phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị số 04 tại Khu kinh tế Nghi Sơn
Phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị số 04 tại Khu kinh tế Nghi Sơn

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1715/QĐ-UBND về việc, phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị số 04, Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.