Siêu thị Mega Market Hải Phòng là một trong số hơn 20 siêu thị thuộc Công ty MM Mega Market Việt Nam, thành viên thuộc tập đoàn BJC/TCC Thái Lan. Mega Market Hải Phòng tiền thân là Metro Cash & Carry Việt Nam có địa chỉ tại số 2A, Hồng Bàng, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Đây là một trong những địa điểm mua sắm được người tiêu dùng Hải Phòng lựa chọn và ưa chuộng.

Một góc siêu thi Mega market Hải Phòng
Một góc siêu thi Mega market Hải Phòng.

"Mục sở thị" tại siêu thị Mega Market Hải Phòng, PV Thương hiệu & Công luận choáng ngợp bởi các gian hàng Tết đã sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng. Ngoài các sản phẩm của Thái Lan tại đây còn có cả các sản phẩm của Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... Nhiều sản phẩm 100% chữ nước ngoài có nhãn phụ, có ngày sản xuất và hạn sử dụng.  

Tuy nhiên, vẫn có một số sản phẩm “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, thiếu nhãn phụ đối với sản phẩm 100% chữ nước ngoài hoặc nhãn phụ dán để “chống đối” làm sai lệch nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.

Nghi vấn tại siêu thị Mega Market bán hàng giả, hàng nhái

Ảnh các sản phẩm trong diện nghi vấn.

Tại gian hàng mỹ phẩm PV Thương hiệu & Công luận thấy khá nhiều sản phẩm cùng loại có cùng một nơi xuất xứ, một đơn vị nhập khẩu và phân phối nhưng lại có cách trình bày về mã vạch, cách in ấn ngày sản xuất, ngày hết hạn khác nhau. Cả các thông tin quy định mã vạch hàng hóa thuộc các quốc gia riêng biệt in trên nhiều sản phẩm khiến người tiêu dùng bị “quay cuồng” không hiểu sản phẩm của nước nào sản xuất. Sản phẩm sữa rửa mặt dạng bọt Dove tinh chất khi so sánh 04 sản phẩm cùng loại nhưng khác về công dụng thì phát hiện có nhiều sự khác biệt giữa các sản phẩm này.

Ảnh: Nhóm PV.


Ngay gần khu vực bày bán hóa mỹ phẩm nhóm PV phát hiện sản phẩm khẩu trang 4 lớp Tulip của công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Hoa Tulip, được phân phối bởi Công ty TNHH Sahaka Việt Nam. Tuy nhiên, tất cả các hộp khẩu trang 4 lớp  Tulip đều không có tem niêm phong. Người tiêu dùng đặt câu hỏi liệu đây có phải là khẩu trang 4 lớp Tulip của Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Hoa Tulip hay là hàng nhái nên không có tem niêm phong.

Một số sản phẩm tại Mega Market có nhãn gốc và nhãn phụ bất nhất


Hộp viết nhựa H28 xuất xứ Trung Quốc trên nhãn phụ không có đơn vị nhập khẩu.


Tại gian hàng văn phòng phẩm, các mặt hàng như: Bút xóa, kim bấm có xuất xứ từ Nhật Bản 100% chữ nước ngoài nhưng không có nhãn phụ hoặc nhãn phụ chỉ dán để “chống đối”. Đơn cử như sản phẩm kim bấm chiểu theo mã vạch của sản phẩm thì được sản xuất tại Nhật Bản nhưng nhãn phụ lại ghi xuất xứ Việt Nam do Công ty TNHH CN PLUS VIÊT NAM sản xuất.

Sản phẩm 100% chữ nước ngoài nhưng nhãn phụ ghi sản xuất tại Việt Nam
Sản phẩm 100% chữ nước ngoài nhưng nhãn phụ ghi sản xuất tại Việt Nam.


Hay như băng xóa PP5 chiểu theo mã vạch thì xuất xứ tại Nhật Bản nhưng nhãn phụ lại ghi xuất xứ Việt Nam Công ty TNHH CN PLUS VIÊT NAM sản xuất có địa chỉ tại số 3 đường 1A, KCN Biên Hòa II, tỉnh Đồng Nai.

Sản phẩm bút xoá mã vạch 4977 nhưng nhãn phụ ghi sản xuất tại Việt Nam
Sản phẩm bút xoá mã vạch 4977 nhưng nhãn phụ ghi sản xuất tại Việt Nam.

Tại khoản 3, Điều 12, Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định: Hàng hóa được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân sản xuất và ghi tên địa chỉ của tổ chức cá nhân nhập khẩu. Tuy nhiên, tại siêu thị Mega market lại xuất hiện một số sản phẩm không có đơn vị nhập khẩu.

Hộp viết 100% chữ nước ngoài nhưng nhãn phụ không ghi đơn vị nhập khẩu
Hộp viết 100% chữ nước ngoài nhưng nhãn phụ không ghi đơn vị nhập khẩu.

Hộp viết nhựa H23, các hình dán trang trí xuất xứ Trung Quốc có 100% chữ nước ngoài, có nhãn phụ nhưng trong nhãn phụ chỉ thể hiện đơn vị phân phối Thịnh Phát Gift Co.Ltd có địa chỉ tại 69/2/11 Nguyễn Gia Trí, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. HCM mà  không thể hiện đơn vị nhập khẩu.

Ảnh: Nhóm PV.

Sản phẩm mang tên “Osulfate free surfactants” được dán thông tin do công ty TNHH Johnson & Johnson (Việt Nam) chịu trách nhiệm đưa ra thị trường, sản xuất tại Thái Lan. Theo tìm hiểu thì mã vạch in trên thân vỏ sản phẩm này (022796916129) là hàng thường sử dụng cho các sản phẩm phân phối giới hạn chỉ cung cấp cho sử dụng bộ của Mỹ. Sản phẩm nội bộ của Mỹ, sản xuất tại Thái Lan, được Johnson & Johnson Việt Nam đưa ra thị trường nhưng không có đơn vị nhập khẩu.

Sản phẩm Naked truth được ghi xuất xứ Trung Quốc nhưng mã vạch lại thể hiện mã sản phẩm của Anh Quốc
Sản phẩm Naked truth được ghi xuất xứ Trung Quốc nhưng mã vạch lại thể hiện mã sản phẩm của Anh Quốc. 

Sản phẩm Naked truth được ghi xuất xứ Trung Quốc nhưng mã vạch lại thể hiện mã sản phẩm của Anh Quốc (5052197050233) hay thông tin sản phẩm ghi xuât xứ Thái Lan nhưng mã vạch của Anh Quốc (5038483492871).

Sản phẩm Nivea.

Tại Mega Market Hồng Bàng, PV Thương hiệu & Công luận cũng tìm thấy loại sản phẩm Nivea nắp hồng và tím có vài thông tin Tiếng Việt ít ỏi, cũng không biết nó là sản phẩm gì. Chỉ thấy có dán quảng cáo trắng da sau 7 ngày sử dụng có xuất xứ Thái Lan. Không hề có đơn vị nhập khẩu hay phân phối. Không hiểu sản phẩn này do “ai” mang về từ Thái Lan về siêu thị Mega Market Hồng Bàng và như “để nhờ” trong quầy hàng bày bán cùng sản phẩm khác mà thiếu thông tin cơ bản cho người tiêu dùng như vậy.

Sản phẩm Nivea men Deep
Sản phẩm Nivea men Deep.

Bên cạnh đó còn Nivea men deep màu xanh biển cũng có thông tin tương tự.

Một số sản phẩm không có đơn vị phân phối, đơn vị nhập khẩu trong nhãn phụ

Khoản 3, Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định: Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

"Mục sở thị" tại siêu thị Mega Market, PV Thương hiệu & Công luận vẫn xuất hiện sản phẩm không có nhãn phụ.

Rượu nhập khẩu nhưng nhãn phụ không ghi đơn vị phân phối.

Nhóm PV Thương hiệu & Công luận nghi ngờ có việc rượu ngoại nhập lậu “tuồn” vào bày bán tại Mega Market Hải Phòng. Bởi sản phẩm này có tem nhập khẩu nhưng không có thông tin đơn vị nhập khẩu và phân phối.

Rượu nhập ngoại không có đơn vị phân phối
Rượu nhập ngoại không có đơn vị phân phối. 

Trên sản phẩm vẫn dán tem nhập khẩu, không hiểu đơn vị nào đã kiểm tra và xác nhận đây là rượu nhập khẩu để dán cái tem nhập khẩu đó vào sản phẩm mà lại không có thông tin, không có nhãn phụ, 100% chữ nước ngoài. Được biết, giá bán sản phẩm rượu này cũng không hề rẻ, 678.000 đồng/chai.

Sản phẩm rượu Midorl không có nhãn phụ.

Nhằm xác minh thông tin về việc tại thị trường Hải Phòng xuất hiện nhiều hàng hóa nhập khẩu có 100% tiếng nước ngoài không có nhãn phụ, có dấu hiệu làm giả, làm nhái gây  ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, Thương hiệu & Công luận đã gửi giấy giới thiệu và cử phóng viên đến làm việc với Sở Khoa học và công nghệ Hải Phòng về việc kiểm tra xử lý đối với loại hàng hóa này trong năm 2021.

Sau khi gửi giấy giới thiệu và đặt lịch làm việc Phóng viên được lãnh đạo Sở giới thiệu làm việc với bà Lê Thị Thanh Hương, Chánh Thanh tra Sở. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ hẹn PV Thương hiệu & Công luận 14h chiều nay, 17/01 đến làm việc trực tiếp với ban lãnh đạo Sở về những thông tin trên. 

Được biết, sau khi Tạp chí điện tử Thương hiệu & Công luận đăng tải loạt bài viết thì Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng đã lập hai đoàn thanh tra kiểm tra đối với loại sản phẩm 100% tiếng nước ngoài và phải có nhãn phụ theo nghị định 43/2017/ND-CP. 

Tòa soạn Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc nội dung trên.

Nhóm PV