LTS: Hàng nhái, hàng giả, hàng không nguồn gốc, xuất xứ ở mặt hàng gia dụng nhất là giày, dép; túi sách; quần áo; mỹ phẩm... quả thật giờ rất nhiều. Nhưng, tôi vẫn tin, ở đất Cảng Hải Phòng không có. Bởi người dân nơi đây được mệnh danh là khách hàng thông thái; giới trẻ được gắn mác sành điệu. Song, thực tế lại hoàn toàn khác, PV Thương hiệu & Công luận mục sở thị thì thấy rằng, nó nhiều đến mức, có thể coi là "thủ phủ" của hàng nhái, hàng không nguồn gốc, xuất xứ. Lực lượng quản lý thị trường liệu có biết? Và, nếu biết thì sẽ như thế nào?
Bài 1: Mục sở thị "thủ phủ" hàng nhái, hàng không nguồn gốc xuất xứ ở đất Cảng Hải Phòng. Link bài: https://thuonghieucongluan.com.vn/hang-nhai-khong-co-nguon-goc-xuat-xu-xuat-hien-nhan-nhan-tai-thi-truong-hai-phong-a159221.html
Bài 2: Lợi nhuận thu từ bán đồ không rõ nguồn gốc, xuất xứ có phải là bất hợp pháp không? Link bài: https://thuonghieucongluan.com.vn/bai-2-nguon-thu-tu-ban-quan-ao-khong-ro-nguon-goc-xuat-xu-co-phai-la-bat-hop-phap-khong-a159302.html
Bài 3: Thị trường hóa mỹ phẩm Hải Phòng "vàng thau lẫn lộn". Link bài: https://thuonghieucongluan.com.vn/bai-3-thi-truong-hoa-my-pham-thuc-pham-chuc-nang-tai-hai-phong-vang-thau-lan-lon-a159407.htm
Bài 4: Hàng nhái, không nguồn gốc, xuất xứ bày bán nhan nhản ở Hải Phòng nhờ “tay to”?
Trong quá trình thu thập minh thông để làm loạt bài, PV Thương hiệu & Công luận đã phát hiện rất nhiều mặt hàng có dấu hiệu làm giả, làm nhái, không có nguồn gốc xuất xứ và có dấu hiệu trốn thuế, không có hóa đơn chứng từ đang được bày bán công khai tại các cửa hàng, shop thời trang trên những tuyến phố lớn tại Hải Phòng.
Câu hỏi đặt ra là tại sao dưới sự vào cuộc tích cực đồng bộ, triển khai nhiều phương án, kế hoạch cụ thể trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; sự kết hợp chặt chẽ, thường xuyên liên tục giữa các lực lượng chức năng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ và thị trường mà hàng giả, hàng nhái, không có nguồn gốc xuất xứ vi phạm các quy định về nhãn phụ vẫn có chỗ “trú chân” ở đất Cảng Hải Phòng, nới được mệnh danh là có nhiều người tiêu dùng thông thái và giới trẻ sành hàng hiệu ???
Có chuyện "hàng hiệu" 4 không tồn tại nhờ “tay to”?
PV Thương hiệu & Công luận có mặt tại cửa hàng bán đồ thể thao ở phố Lạch Tray, quận Ngô Quyền. Tại đây, hàng trăm sản phẩm quần áo thể thao đủ các loại gắn mác: Nike, Adidas,… bán với giá từ 99.000 đồng trở lên. Ngoài quần áo cửa hàng này còn bày bán thêm cả ba lô, dép, giày thể thao giả mạo nhãn hiệu của các thương hiệu lớn…
Lân la dọc phố Lê Lợi, quận Ngô Quyền chúng tôi được tiếp cận những chiếc áo khoác làm từ lông thú, từ da động vật (theo lời giới thiệu của nhân viên bán hàng) có giá từ 2 triệu đến 24 triệu có chung 1 đặc điểm “4 không”: Không có tem mác; không có thông tin về sản phẩm; không có nguồn gốc, xuất xứ và thậm chí không có cả giá niêm yết. Tìm hiểu về việc tại sao không niêm yết giá và thông tin trên sản phẩm thì nhân viên bán hàng cho biết: "Ghi giá thì sẽ bị đánh thuế cao và bị quản lý thị trường bắt, phạt".
Tại sao hàng fake không có giấy tờ, hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ, trốn thuế lại được bày bán công khai? Khi gặp chị B., nhân viên bán hàng lâu năm tại một cửa hàng trên phố Nguyễn Đức Cảnh thì PV Thương hiệu & Công luận mới lờ mờ hiểu thế nào là "tay to". Chị cho biết: "Tôi khẳng định, người ta đã có 1 cơ sở, 2 cơ sở, 3 cơ sở đến 5 cơ sở, người ta phải có “tay to chống lưng". PV bày tỏ nguồn gốc hàng hóa có "vấn đề", chị B thẳng thắn: "Nếu là chính ngạch thì phải có hóa đơn đỏ nhưng mấy ai xuất trình được. Cũng có cửa hàng có, nhưng rất hiếm. Hàng hóa đến hàng chục lô mới có 1 lô có hóa đơn 10%. Tất cả chỉ là "anh chị em" tạo điều kiện cho nhau thôi".
Người tiêu dùng bị bủa vây bởi đủ các loại hàng hiệu “nhái” vì "tay to chống lưng"?
Vậy, "tay to" ở đây là "anh chị em". Thế "anh chị em" là ai thì lại phải đi tìm hiểu.
Theo giải thích của một nhân viên bán hàng có thâm niên thì "hàng fake cũng có rất nhiều loại. Từ hàng siêu cấp tức là hàng giả giống hàng thật gần như 100% nếu không tinh mắt sẽ không thể phát hiện được. Sau đó là super fake rồi mới đến fake 1, fake 2 hay còn gọi là hàng F1,F2,… Hàng siêu cấp là đắt nhất nhưng giá cũng rẻ hơn hàng thật nhiều. Những sản phẩm siêu cấp được sản xuất rất kì công từ việc dập chữ chìm trên sản phẩm “Made in Italy” hay “Made in Việt Nam”, các đường may, ký hiệu,…"
Chị nhân viên bán hàng khẳng định: "Mác gì thì mác cũng chỉ có tên là Quảng Châu, chuyển từ Trung Quốc về có xuất xứ từ Trung Quốc hết". Khi chúng tôi thắc mắc về nguồn gốc hàng hóa thì chị nhân viên bán hàng tiết lộ sự thật: "Mình muốn dập made in Việt Nam hay Italy,… thì chỉ cần đặt hàng là có. Nếu nhập chính ngạch thì phải có hóa đơn đỏ, nếu thiên hạ có hóa đơn đỏ thì nhà chị cũng sẽ có hóa đơn đỏ nhưng bên chị không có hóa đơn đỏ…."
Chị chủ cửa hàng A tại phố Trường Chinh, quận Kiến An còn khẳng định: "Nhãn mác không quan trọng bởi em thích tên gì, mác gì họ dập mác đó cho em. Đội chào hàng chị bảo thích dập tên nào cũng được. Chỉ có người mua nhầm chứ người bán không bao giờ nhầm".
Hàng lậu vẫn qua mắt được cơ quan chức năng
"Ở đây bán là hàng lậu thì mới rẻ thế. Nếu đường đường chính chính, buôn chính ngạch thì 300.000 đồng thành 600.000 đồng", chủ cửa hàng C tại phố Lạch Tray nói về mặt hàng mà PV đang hỏi giá.
Với thực tế trên, hàng Việt Nam thật khó có chỗ đứng tại trung tâm mua bán sầm uất nhất nhì miền Bắc là Hải Phòng. Mỗi năm Nhà nước đã bị thất thu bao nhiêu tiền thuế từ hàng lậu, hàng “Aut xách tay” và người tiêu dùng đã bao nhiêu lần tiền mất tật mang vì những hàng hóa tiêu dùng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Chúng tôi vẫn nợ độc giả lời giải thích, "tay to" là "anh chị em"; "anh chị em" là ai?
Nhóm PV
(Còn nữa)