Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

VNI thực hiện “mục tiêu kép”, chinh phục TOP 10 doanh nghiệp bảo hiểm lớn nhất

Với doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt tăng trưởng 32% trong 6 tháng đầu năm 2021, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không (VNI) chính thức chinh phục vị trí Top 10 DN BH phi nhân thọ về thị phần.

Kết quả kinh doanh ấn tượng này cho thấy VNI đã triển khai kiên trì và hiệu quả chủ trương “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh; vừa phát triển kinh doanh an toàn, hiệu quả.

Giữ vững tăng trưởng kinh doanh

Dịch Covid-19 bùng phát mạnh trở lại từ cuối tháng 4/2021 đặt ra nhiều thách thức trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2021 song VNI đã chủ động và kiên trì thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh; vừa kinh doanh hiệu quả, an toàn”. Bằng kinh nghiệm từ việc ứng phó tốt với các đợt bùng phát Covid-19 trước đây và nhiều chính sách linh hoạt, VNI tiếp tục gặt hái các kết quả kinh doanh tích cực.

Kết quả 6 tháng đầu năm 2021 của VNI, tổng doanh thu đạt 1.059 tỷ đồng (tăng trưởng 28,2% so với cùng kỳ) trong đó, doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng trưởng 31,9% so với cùng kỳ (gấp hơn 3 lần mức tăng toàn thị trường). Như vậy, theo quy mô doanh thu, VNI đứng thứ 10/31 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, tăng 1 bậc so với năm 2020. Hầu hết các nghiệp vụ của VNI đều tăng trưởng tốt, có nghiệp vụ tăng trưởng trên 60%;

Doanh thu qua kênh ngân hàng (Bancassurance) tăng trưởng 24,5%. VNI cũng triển khai hợp tác thêm 2 ngân hàng là PVCombank và VPBank như vậy VNI hiện đã hợp tác với 10 ngân hàng trên thị trường. VNI mở mới thêm 2 công ty thành viên, nâng tổng số công ty thành viên lên 45 đơn vị, 1 văn phòng miền Nam, hàng trăm phòng kinh doanh khu vực trên toàn quốc.

Cùng với việc phòng, chống dịch bệnh; VNI nhanh chóng nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới của khách hàng, chủ động đẩy mạnh các kênh bán bảo hiểm online như website ebhhk.com.vn, App My VNI Client, các sàn thương mại điện tử (Lazada, Shopee) và liên kết với các đối tác công nghệ như: Moncover, Boltech, Savemoney …VNI là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm tiên phong triển khai cấp giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử trách nhiệm dân sự bắt buộc ngay khi Nghị định 03/2021/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Chủ động, linh hoạt phòng chống dịch hiệu quả

Song song với nhiệm vụ kinh doanh, VNI triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch theo quy định của Chính phủ, Bộ Y Tế nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho hơn 1.600 CBNV toàn hệ thống và hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn.

VNI đã chủ động cho người lao động tại các vùng dịch chia ca làm việc luân phiên, làm việc tại nhà và họp online đồng thời bám sát diễn biến dịch Covid-19 để kịp thời ứng phó.

Bên cạnh đó, Ban Lãnh đạo VNI luôn quan tâm, chăm lo đến sức khỏe cán bộ nhân viên vùng dịch bằng các hoạt động như tiêm vắc xin, xét nghiệm covid, hỗ trợ một phần khó khăn đối với các cán bộ và gia đình đảm bảo sức khỏe, ổn định đời sống và yên tâm công tác. VNI cũng là số ít doanh nghiệp không cắt giảm lao động, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, thậm chí tăng trưởng quy mô nhân sự bất chấp dịch bệnh. Các chế độ đối với người lao động như: lương, thưởng & chế độ phúc lợi; Bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm y tế; Bảo hiểm thất nghiệp...vv đều được thực hiện đúng quy định, đầy đủ, nhanh chóng và kịp thời nhằm chung tay cùng người lao động vượt qua khó khăn.

Trước đó, VNI chung tay ủng hộ 1,7 tỷ đồng phòng chống covid , ủng hộ 1.500 bộ quần áo bảo hộ (trị giá 60 triệu đồng) nhằm kịp thời bổ sung trang thiết bị y tế chung tay cùng tỉnh Bắc Giang phòng chống dịch; hỗ trợ tiêu thụ 1,5 tấn vải cho người dân Bắc Giang…cùng nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa khác.

Chặng đường năm 2021 còn nhiều thách thức đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. VNI quyết tâm thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa giữ vững vị trí Top 10 doanh nghiệp bảo hiểm” cùng nhiều giải pháp linh hoạt: tiếp tục mở rộng mạng lưới; phát triển sản phẩm mới, sản phẩm may đo phù hợp với nhu cầu của khách hàng; nâng cao chất lượng giám định bồi thường; mở rộng hợp tác với nhiều đối tác uy tín, đẩy mạnh ứng dụng bảo hiểm số (insurtech) giúp mang đến trải nghiệm dịch vụ bảo hiểm tốt nhất cho khách hàng.

Thiên Trường

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.