Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xây dựng Vĩnh Phúc trở thành đô thị hiện đại, giàu mạnh, văn minh

Với sự ưu tiên, tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng và phát triển hoàn chỉnh hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật theo huớng hiện đại và đồng bộ đã, đang và sẽ tạo tiền đề để Vĩnh Phúc trở thành đô thị hiện đại, giàu mạnh, văn minh.

Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 với cơ hội và thách thức đan xen trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Điều đó đã đặt ra nhiều vấn đề mới đòi hỏi cần có một quyết tâm chính trị cao, với tinh thần đổi mới, sáng tạo và đột phá của toàn Đảng bộ tỉnh để đưa Vĩnh Phúc phát triển nhanh và bền vững, sớm trở thành đô thị hiện đại, giàu mạnh, văn minh.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn TrìPhó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Trì

Đổi mới, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành tạo đột phá về kinh tế - xã hội

Quan điểm của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội là thực hiện nhất quán 3 trụ cột quan trọng trong chiến lược tăng trưởng nhanh và bền vũng bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường để cụ thể hóa thành quan điểm, mục tiêu của cả nhiệm kỳ, đó là: Phát triển kinh tế, gắn với phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, nâng cao thu nhập và đời sống của Nhân dân.

Để đạt được các mục tiêu trên, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mà trước hết là Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trên tất cả các mặt:

Đổi mới về mặt nhận thức, Đảng lãnh đạo toàn diện, sâu sát đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhất là những vấn đề lớn, trọng tâm thông qua chỉ thị, nghị quyết, các chủ trương, định hướng, song tuyệt đối không làm thay, không “lấn sân” hay quyết đáp các công việc cụ thể của chính quyền.

Đổi mới trong cách thức ban hành nghị quyết, trên cơ sở bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ trong các nghị quyết của Trung uơng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI để lựa chọn những vấn đề lớn, trọng tâm, tạo điểm nhấn, động lực cho các lĩnh vực khác và cho cả hệ thống chính trị, sau đó bàn bạc, thống nhất ban hành các nghị quyết, chỉ thị để tập trung lãnh đạo (trong nhiệm kỳ 2015-2020, Tỉnh ủy, Ban Thuờng vụ Tỉnh ủy đã ban hành 06 nghị quyết chuyên đề về các lĩnh vực: cải thiện môi trường đầu tư, y tế, đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị, phát triển đội ngũ trí thức và trọng dụng nhân tài, nâng cao thu nhập và đời sống Nhân dân). Hằng tháng, hằng quý đều lựa chọn các vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội để đưa ra thảo luận và ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.

Đổi mới trong cách thức lãnh đạo tô chức thực hiện: Căn cứ vào các chỉ thị, nghị quyết đuợc cấp ủy ban hành; chính quyền có trách nhiệm phát huy tính chủ động, sáng tạo, cụ thể hóa bằng các cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể để thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ đã được pháp luật quy định; sau đó, cả hệ thống chính trị của tỉnh vào cuộc tuyên truyền, vận động, thuyết phục cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiểu, đồng thuận, ủng hộ. Phân công các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; tăng cường kiểm tra, giám sát, cũng như nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu để đạt mục tiêu.

Đổi mới thông qua công tác cán bộ và dội ngũ cán bộ: Xác định rõ, cán bộ là “khâu then chốt của nhiệm vụ then chốt”, Tỉnh ủy đã chú trọng sàng lọc, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; kiên quyết, nghiêm minh trong thi hành kỷ luật, cho nghỉ hoặc chuyển công tác khác với cán bộ hạn chế về năng lực, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; mạnh dạn đề bạt cán bộ có năng lực. Đồng thời, quan tâm đến nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên; luôn xác định chi bộ là hạt nhân lãnh đạo toàn diện các mặt công tác.

Với sự lãnh đạo toàn diện, quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy; sự chỉ đạo, điều hành linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt của các cấp chính quyền; cùng với đó là sự đồng thuận, ủng hộ của doanh nghiệp, doanh nhân và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nhiệm kỳ 2015-2020 tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra với một số điểm nhấn quan trọng:

Kinh tế đạt mức tăng trưởng khá, bình quân giai đoạn 2016-2019 tăng 8,16%/năm, bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 7,1%/ năm. Quy mô nền kinh tế không ngừng đuợc mở rộng, đến năm 2019 quy mô GRDP của tỉnh đạt 118,9 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 13 cả nước, thứ 6 vùng đồng bằng sông Hồng, ước đến năm 2020 đạt khoảng 122,68 nghìn tỷ đồng, gấp 1,56 lần so với năm 2015. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năng suất lao động tăng bình quân 8,38%/năm, cao hơn mức bình quân chung cả nước.

Thu ngân sách trên địa bàn đạt bình quân hằng năm đạt từ 32-33 nghìn tỷ đồng, riêng năm 2019 đạt trên 35.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay, trong đó thu nội địa đã vuợt mốc 30.000 tỷ đồng và là tỉnh có số thu ngân sách đứng thứ 8 cả nước và thứ 4 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Thu hút đầu tư tăng mạnh, giai đoạn 2016-2020 vượt cao so với mục tiêu đề ra và cao nhất từ trước đến nay, cụ thể: Khu vực FDI, tổng vốn đầu tư đạt 2,857 tỷ USD, tăng gấp 2 lần so với mục tiêu (mục tiêu nghị quyết đại hội 1,3-1,5 tỷ USD) và gấp 2 lần so với giai đoạn 2011-2015; Khu vực DDI tổng vốn đầu tư đạt 56.474 tỷ đồng, tăng gần 4 lần so với mục tiêu (14.000-15.000 tỷ đồng), gấp hơn 2 lần so vói giai đoạn 2011-2015.

Trong nhiệm kỳ, tỉnh đã triển khai thêm 3 khu công nghiệp lớn là SUMITOMO (250 ha), Bá Thiện 2 (247 ha), KCN Đồng Sóc (75 ha), đồng thời cho chủ truơng 4 khu công nghiệp lớn nữa như: Nam Bình Xuyên, Thái Hòa - Liễn sơn, Lập Thạch 1, 2, KCN Sông Lô và thu hút đuợc các nhà đầu tư rất lớn từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan như BH flex, Inter flex, Compal, Fuchuan...

Hệ thống kết cấu hạ tầng đã và đang được quan tâm đầu tư theo hướng hiện đại, tạo dấu ấn mới cho cảnh quan đô thị Vĩnh Phúc, bộ mặt các đô thị được cải thiện. Một số công trình hạ tầng giao thông, thương mại, dịch vụ lớn đã được đầu tư: Đường vành đai 2 thành phố Vĩnh Yên đoạn từ Quốc lộ 2 đến đường Tôn Đức Thắng, đường song song đường sắt, đường vành đai 3 đô thị Vĩnh Phúc, khách sạn Tây Hồ, khách sạn Bảo Quân; khách sạn Dicstar, khách sạn Venus Tam Đảo... Năm 2018 thị xã Phúc Yên đã được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh tại Nghị quyết số 484/NQ-UBTVQH14, ngày 07/02/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Giáo dục và đào tạo có bước tiến toàn diện. Cơ sở vật chất trường học và trang thiết bị học tập được quan tâm đầu tư, đã hoàn thành xây dựng 100% các trường học từ cấp Mầm non đến THPT đạt chuẩn quốc gia. Trong nhiệm kỳ, một số công trình trọng điểm của ngành giáo dục như Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, Trường THPT Nguyễn Thị Giang, Trường THPT Trần Hưng Đạo đã được xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng với quy mô khang trang, hiện đại. Chất lượng giáo dục tiếp tục được khẳng định trong TOP đầu của cả nước. Tỉnh đã có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi quốc tế và khu vực. Riêng trong năm học 2019- 2020 tỉnh đứng thứ 5 toàn quốc về điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT, đứng thứ 4 toàn quốc về tỷ lệ học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.

Các chế độ chính sách, an sinh xã hội luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm chú trọng, hiện nay trên địa bàn tỉnh không còn nhà tạm, không có hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách, người có công. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn tiếp cận đa chiều) đến năm 2019 giảm còn 1,46%, ước năm 2020 còn dưới 1%.

Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân đã và đang từng bước được cải thiện ở cả ba tuyến. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành y tế tiếp tục được tỉnh quan tâm đầu tư, nâng cấp phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị. Tỉnh đã xây dựng và sớm hoàn thành hai bệnh viện với quy mô lớn, hiện đại của tỉnh là Bệnh viện Đa khoa và Bệnh viện Sản - Nhi; 5 Bệnh viện tuyến huyện được nâng cấp, cải tạo; 100% trạm y tế xã đạt chuẩn đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, giảm tải cho các bệnh viện tuyến Trung ương.

Diện mạo nông thôn Vĩnh Phúc đổi thay toàn diện, kinh tế nông nghiệp có sự chuyển biến rõ rệt, kết cấu hạ tầng nông thôn được tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ, khang trang, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Toàn tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu các huyện sớm được công nhận hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới (hiện đã có 04/09 huyện, thành phố (Yên Lạc, Bình Xuyên, Vĩnh Yên, Phúc Yên) được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, huyện Vĩnh Tường đang trình Bộ Nông nghiệp & PTNT thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới).

Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh đi tiên phong và sáng tạo trong công tác sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở. Kết quả đã giảm nhiều đầu mối, khắc phục sự chồng chéo, mỗi năm tiết kiệm cho ngân sách được hàng trăm tỷ đồng. Đến hết năm 2019, toàn tỉnh đã giảm được 04 đầu mối trực thuộc tỉnh, 227 đầu mối cấp phòng, giảm 150 lãnh đạo; tinh giản được 2.822 biên chế và 11.415 người hoạt động không chuyên trách; kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy đáp ứng nhiệm vụ mới.

Cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính tiếp tục là khâu đột phá. Tỉnh đã thành lập Trung tâm phục vụ Hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện; rút ngắn thời gian làm thủ tục thành lập doanh nghiệp, đầu tư, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Công khai, minh bạch cơ chế chính sách, quy hoạch của tỉnh trên Cổng thông tin - giao tiếp điện tử tỉnh, trên website của các sở, ban, ngành, địa phương. Các chỉ tiêu cải cách hành chính đều đạt và vượt mục tiêu theo Nghị quyết số 30c/ NQ-CP của Chính phủ; các chỉ số PCI, PAPI, PAR Index, SIPAS của tỉnh luôn thuộc nhóm các địa phuơng có kết quả cao.

Công tác quốc phòng, an ninh được củng cố và tăng cường. Trong nhiệm kỳ tỉnh đã chỉ đạo thành công các cuộc diễn tập, luyện tập khu vực phòng thủ, trong đó đặc biệt là cuộc diễn tập khu vực phòng thủ một bên, ba cấp năm 2016 làm điểm cho Quân khu và đuợc đánh giá cao; đồng thời giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Xây dựng Vĩnh Phúc trở thành đô thị hiện đại, giàu mạnh, văn minh

Để cụ thể hóa mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI: “Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành hạ tầng khung đô thị, tiến tới trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI”, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025 và UBND tỉnh ban hành Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020 với nhiều cơ chế, chính sách, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng đô thị.

Trên cơ sở các quy hoạch xây dựng được phê duyệt, tỉnh đã chỉ đạo đầu tư theo quy hoạch. Đến nay nhiều khu đô thị mới, khu đô thị sinh thái được đầu tư đồng bộ, hiện đại, đã tạo điểm nhấn quan trọng cho không gian đô thị chung của tỉnh: Khu đô thị Nam Vĩnh Yên, khu đô thị mới Chùa Hà Tiên, khu đô thị Nam Đầm Vạc, khu đô thị Tây Hồ, khu đô thị Park Hill Thành Công, khu đô thị TMS Grand City Phúc Yên...

Một số tuyến đuờng giao thông được đầu tư dần hình thành mạng lưới giao thông đô thị Vĩnh Phúc: Đường nối từ dường Kim Ngọc - cầu Đầm Vạc - đường QL2 vòng tránh thành phố Vĩnh Yên; đường thuộc hạ tầng khung đô thị đại học; đuờng song song với đường sắt Hà Nội- Lào Cai, đoạn từ Hợp Thịnh - Đạo Tú đến nút giao bến xe Vĩnh Yên, tuyến phía Nam đường sắt (giai đoạn 1)...

Các công trình hạ tầng xã hội: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện sản - Nhi, Chợ Vĩnh Yên, Khu công viên Đồi Cao, Công viên 29/12 (Vĩnh Yên), Công viên quảng truờng của một số huyện, Khu công viên trung tâm Thị trấn Tam Đảo... được tập trung đầu tư xây dựng góp phần đáp ứng nhu cầu Nhân dân và thay đổi diện mạo, cảnh quan đô thị của tỉnh.

Hạ tầng cấp nuớc đô thị được tập trung cải tạo, nâng cấp: Mạng lưới cấp nước khu vực Phúc Yên, Bình Xuyên; hệ thống cấp nước sạch liên xã tại các huyện: Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Lập Thạch và Tam Dương.

Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng thu gom và xử lý nước thải đang từng bước được đầu tư xây dựng, 100% các khu công nghiệp đi vào hoạt động đều có hệ thống thoát nước thải riêng và nước thải được xứ lý đạt quy chuẩn quy định; Dự án thu gom và xứ lý nước thải khu vực thành phố Vĩnh Yên với công suất 8.000m3/ngày đêm từng buớc góp phần xử lý một phần lượng nước thải sinh hoạt tại thành phố...

Với sự ưu tiên, tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng và phát triển hoàn chỉnh hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật theo huớng hiện đại và đồng bộ đã, đang và sẽ tạo tiền đề để Vĩnh Phúc trở thành đô thị hiện đại, giàu mạnh, văn minh.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Trì

Bài liên quan

Tin mới

VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%
VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Bộ Công an khen thưởng vụ phá đường dây làm giả thực phẩm chống đột quỵ
Bộ Công an khen thưởng vụ phá đường dây làm giả thực phẩm chống đột quỵ

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an vừa có Thư khen, biểu dương thành tích xuất sắc của các đơn vị, lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá thành công đường dây sản xuất, làm giả thực phẩm chức năng chống đột quỵ quy mô lớn.

Tỷ lệ sinh ở Mỹ giảm đáng kể trong năm 2023
Tỷ lệ sinh ở Mỹ giảm đáng kể trong năm 2023

Số liệu từ Trung tâm Thống kê Y tế quốc gia Mỹ (NCHS) thể hiện, số ca sinh tại nước này đã giảm từ 3.667.758 ca vào năm 2022 xuống còn 3.591.328 vào năm 2023.

Petrosetco (mã PET) không đủ điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024
Petrosetco (mã PET) không đủ điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024

Sáng ngày 26/4, Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024 của Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (mã PET) đã không đủ điều kiện tổ chức. Theo quy định, PET sẽ tổ chức đại hội lần 2 sau 30 ngày kể từ ngày hôm nay.

Doanh thu của Viettel Global quý I/2024 tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%
Doanh thu của Viettel Global quý I/2024 tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%

Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024 đã qua kiểm toán. Theo đó, doanh thu của Viettel Global tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175% so với cùng kỳ quý I/2023.

TP. Hồ Chí Minh: Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi  đều đã đạt tỷ lệ ≥ 95%
TP. Hồ Chí Minh: Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi  đều đã đạt tỷ lệ ≥ 95%

Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, đến nay, tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi (trẻ sinh năm 2022 và 2021) thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng đều đã đạt tỷ lệ ≥ 95%.