Do tác động của thị trường thế giới, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của nước ta trong tháng 4 tiếp tục sụt giảm, chỉ đạt hơn 69 triệu USD, trong khi đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Thị trường xuất khẩu ảm đạm, khiến doanh nghiệp gặp khó cả về việc tìm kiếm đơn hàng và vốn mua nguyên liệu của ngư dân để dự trữ.

Tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của nước ta trong 4 tháng đầu năm đạt gần 250 triệu USD, giảm hơn 40% so với cùng kỳ. (Ảnh minh hoạ)
Tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của nước ta trong 4 tháng đầu năm đạt gần 250 triệu USD, giảm hơn 40% so cùng kỳ 2022 (Ảnh minh hoạ)

Với Hoa Kỳ, khi nhu cầu của thị trường này giảm mạnh, doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đại dương ở Phú Yên đã bị tác động lớn. Đơn hàng giảm khoảng 30%, so thời điểm lên tới 40%. Để giữ chân lao động và tiêu thụ cá ngừ cho ngư dân, doanh nghiệp vẫn cố duy trì sản xuất qua việc gia tăng sản xuất cá ngừ đóng hộp, đồng thời tìm kiếm các thị trường mới để bù lại các thị trường chính bị giảm sút. 

Các ngân hàng cũng đã tiếp cận doanh nghiệp để xem xét giảm lãi suất với các khoản vay trước đó. Các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Phú Yên với 17 nhà máy chuyên chế biến, xuất khẩu cá ngừ tại Khánh Hòa và Bình Định, đều gặp 2 cái khó. Một là tồn kho lớn, do đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh. Hai là chi phí đầu vào tăng cao, nhất là chi phí lãi vay gây áp lực lớn. Hiện đa phần doanh nghiệp đều đang hoạt động cầm chừng và cần sự tiếp sức từ Nhà nước.

Hỗ trợ gói vay lãi suất ưu đãi và hạ lãi suất các gói vay trước đó - chính là cách tiếp sức thiết thực nhất với doanh nghiệp, bởi hiện nay, lượng đơn hàng tồn kho vẫn lớn, doanh nghiệp vẫn phải tiêu thụ cá ngừ do ngư dân đang vào chính vụ khai thác. Chính sách hỗ trợ kịp thời, sẽ giúp doanh nghiệp tiếp tục trả lương cho người lao động, thu mua sản phẩm của ngư dân, trữ chờ sự phục hồi của thị trường.

Hồng Nhung (Th)