Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM điểm mặt những sai phạm trong PCCC tại các chung cư

Chung cư cao tầng được cấp phép xây trong hẻm, thiếu đường dành cho xe chữa cháy tiếp cận; Hệ thống báo cháy kém chất lượng, liên tục báo cháy giả nên khi cháy thật cư dân có thói quen bình thản; Lối thoát hiểm bị chiếm dụng…

Sau vụ hoả hoạn kinh hoàng xảy ra tại chung cư Carina Plaza (quận 8) và mới đây nhất là căn hộ ở lầu 8 chung cư PARC Spring (quận 2) bốc hoả vào chiều 1/4, có thể nói chưa bao giờ người dân ở các chung cư trên địa bàn TP.HCM lo lắng về công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại nơi mình đang sinh sống như lúc này.

Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM điểm mặt những sai phạm trong PCCC tại các chung cư - Hình 1Nói về thực trạng PCCC tại các chung cư trên địa bàn TP.HCM với Báo điện tử Infonet, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, đã chỉ ra hàng loạt tồn tại nguy hiểm cần khắc phục.

Thưa ông, ông đánh giá thế nào về tốc độ phát triển chung cư cao tầng ở TP.HCM?

Ông Lê Hoàng Châu: TP.HCM là đô thị có tốc độ phát triển nhanh, cùng với đó là xu thế phát triển chung cư, nhà cao tầng. Không chỉ ở khu vực trung tâm, hiện các toà nhà chung cư, nhà cao tầng cũng được xây dựng ở vùng ven như huyện Nhà Bè, Bình Chánh và ngày càng có nhiều toà nhà chung cư cao trên 30 tầng.

Tính tháng 9/2016, toàn TP.HCM có 1.037 chung cư; 474 chung cư cũ xây dựng trước năm 1975 đã hết niên hạn sử dụng, trong đó có 15 chung cư cũ bị hư hỏng nặng, nguy hiểm cho người sử dụng (cấp D). Từ năm 2012 - 2016, toàn thành phố đã xảy ra 34 vụ cháy tại các tòa nhà cao tầng, trong đó, có 26 vụ cháy tại các chung cư nhà ở.

Theo ông, những sai phạm chủ yếu dẫn đến mất an toàn về PCCC tại các chung cư hiện nay là gì?

Ông Lê Hoàng Châu: Hầu hết những chung cư cũ xây dựng trước năm 1975 không có hệ thống PCCC, nhiều căn hộ bị cơi nới, không có lối thoát hiểm hoặc có thì bị rào chắn, chiếm dụng. Do vậy nguy cơ cháy nổ tiềm ẩn rất lớn.  

Có thực trạng chung cư nhà ở cao tầng được cấp phép xây dựng trong hẻm, thiếu đường vào cho xe chữa cháy tiếp cận khi xảy ra sự cố, tải trọng mặt đường không đáp ứng khiến cho xe chữa cháy hạng nặng không thể vào được.

Nhiều chung cư nhà ở tái định cư, chung cư nhà ở xã hội và một số chung cư nhà ở thương mại đang bị cư dân quan ngại về chất lượng xây dựng, trong đó hệ thống PCCC chất lượng thấp, hoạt động không ổn định.

Đơn cử như có chung cư hệ thống báo cháy kém chất lượng, liên tục báo cháy giả nên cư dân có thói quen bình thản khi nghe báo cháy, nếu xảy cháy thật thì rất nguy hiểm. Có nơi tắt luôn hệ thống báo cháy để khỏi bị làm phiền. Cửa ngăn khói các tầng bị chèn, mở thông để tiện đi lại, nếu xảy cháy thì không còn tác dụng ngăn khói xâm nhập. Lối thoát hiểm một số chung cư bị chiếm dụng, không còn tác dụng thoát hiểm khi xảy cháy.

Một số chủ đầu tư chưa hoặc không thi công hệ thống PCCC đã đưa dân vào ở, như chung cư Bảy Hiền Tower (quận Tân Bình), năm 2016 đã đưa hơn 20 hộ dân vào ở trong tình trạng chung cư đang thi công dở dang, xây sai giấy phép, không có hệ thống PCCC.

Các đơn vị quản lý, vận hành chung cư có trách nhiệm gì trong công tác PCCC?

 
 

Ông Lê Hoàng Châu: Theo quy định, chung cư, nhà cao tầng chỉ được đưa vào sử dụng sau khi đã được nghiệm thu bàn giao đạt yêu cầu, trong đó hạng mục công trình PCCC phải được bảo hành, bảo dưỡng, bảo trì theo định kỳ.

Thực tế, một số đơn vị quản lý, vận hành chung cư chưa làm tròn trách nhiệm thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì hệ thống PCCC, đảm bảo vận hành đúng công suất theo thiết kế thẩm duyệt.

Cơ quan Cảnh sát PCCC có quyền kiểm tra an toàn về PCCC định kỳ hoặc bất thường đối với nhà chung cư, nhưng trên thực tế, công tác này có thể đã chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, nhất là khâu hậu kiểm đối với chủ đầu tư trong việc chấp hành khuyến nghị, yêu cầu của Cảnh sát PCCC sau khi kiểm tra.

Không ít nhà chung cư cho đến nay vẫn chưa thành lập được Ban quản trị theo quy định để đảm bảo quyền lợi cư dân và tạo điều kiện để thực hiện tốt công tác PCCC. Một số Ban quản trị chưa có đầy đủ kiến thức và năng lực quản lý, trong đó có kiến thức và năng lực quản lý về PCCC theo quy định của Luật Nhà ở. Đây là vấn đề lớn, cần có chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý nhà chung cư trong thời gian tới, nhất là kiến thức và kỹ năng về PCCC.

Vai trò quản lý của chính quyền địa phương về vấn đề này như thế nào, thưa ông?

Ông Lê Hoàng Châu: Theo quy định Luật PCCC, vai trò quản lý nhà nước của chính quyền địa phương về công tác PCCC, trực tiếp là UBND phường, xã, thị trấn trên địa bàn là rất quan trọng. Trong đó, vai trò của lực lượng dân phòng của khu phố, lực lượng tình nguyện PCCC trong chung cư, khu dân cư cũng quan trọng không kém để thực hiện nguyên tắc "3 tại chỗ".

Các quy phạm pháp luật về PCCC hiện nay về cơ bản tương đối đầy đủ, vấn đề đặt ra là cơ chế phối hợp triển khai, tổ chức thực hiện và kiểm tra để đảm bảo trách nhiệm thể hiện bằng hành động cụ thể.

Ngoài các chủ thể đầu tư, xây dựng và quản lý dự án thì các cơ quan quản lý Nhà nước, trước hết là Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Cảnh sát PCCC, UBND, huyện, phường, xã, thị trấn đến các hộ dân đang sống trong chung cư phải được nâng cao.

Ông có kiến nghị gì để nâng cao an toàn cuộc sống, trong đó có PCCC, tại các chung cư cho cư dân không?

Ông Lê Hoàng Châu: Trước đây, khi dự kiến sửa đổi Luật Kinh doanh Bất động sản 2006 đã có đề xuất về việc sau khi chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công trình nhà chung cư đạt yêu cầu thì phải thông báo cho Sở Xây dựng để kiểm tra. Sau đó Sở Xây dựng sẽ ban hành văn bản xác nhận công trình đủ điều kiện đưa vào sử dụng, để bàn giao nhà cho dân vào ở.

Tuy nhiên, đề xuất này chưa được đưa vào Luật Kinh doanh Bất động sản 2014. Do vậy, tôi rất mong mỏi ý kiến này được bổ sung khi sửa đổi Luật Kinh doanh Bất động sản sắp tới.

Xin cảm ơn ông!

Theo infonet

Bài liên quan

Tin mới

VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%
VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Bộ Công an khen thưởng vụ phá đường dây làm giả thực phẩm chống đột quỵ
Bộ Công an khen thưởng vụ phá đường dây làm giả thực phẩm chống đột quỵ

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an vừa có Thư khen, biểu dương thành tích xuất sắc của các đơn vị, lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá thành công đường dây sản xuất, làm giả thực phẩm chức năng chống đột quỵ quy mô lớn.

Tỷ lệ sinh ở Mỹ giảm đáng kể trong năm 2023
Tỷ lệ sinh ở Mỹ giảm đáng kể trong năm 2023

Số liệu từ Trung tâm Thống kê Y tế quốc gia Mỹ (NCHS) thể hiện, số ca sinh tại nước này đã giảm từ 3.667.758 ca vào năm 2022 xuống còn 3.591.328 vào năm 2023.

Petrosetco (mã PET) không đủ điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024
Petrosetco (mã PET) không đủ điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024

Sáng ngày 26/4, Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024 của Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (mã PET) đã không đủ điều kiện tổ chức. Theo quy định, PET sẽ tổ chức đại hội lần 2 sau 30 ngày kể từ ngày hôm nay.

Doanh thu của Viettel Global quý I/2024 tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%
Doanh thu của Viettel Global quý I/2024 tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%

Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024 đã qua kiểm toán. Theo đó, doanh thu của Viettel Global tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175% so với cùng kỳ quý I/2023.

TP. Hồ Chí Minh: Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi  đều đã đạt tỷ lệ ≥ 95%
TP. Hồ Chí Minh: Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi  đều đã đạt tỷ lệ ≥ 95%

Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, đến nay, tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi (trẻ sinh năm 2022 và 2021) thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng đều đã đạt tỷ lệ ≥ 95%.