Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Doanh nghiệp cần chủ động thông tin để bảo vệ thương hiệu

Trên thực tế, vấn nạn hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại đang gây ảnh hưởng không nhỏ tới thương hiệu Việt. Vậy doanh nghiệp cần làm gì để bảo vệ thương hiệu? Nhằm làm rõ hơn nội dung này và đưa ra lời khuyên hữu ích cho doanh nghiệp, phóng viên Báo Thương hiệu và Công luận đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường.

 Theo ông đâu là những tồn tại và vướng mắc trong công tác chống hàng giả, hàng nhái và cách giải quyết?

- Trong công tác chống hàng giả, hàng nhái, những nỗ lực của lực lượng Quản lý thị trường đã được Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công Thương và các địa phương ghi nhận.

Lực lượng Quản lý thị trường thường xuyên phối hợp với các ngành, các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, chống sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm về an toàn thực phẩm, chống các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, vi phạm về an toàn thực phẩm, chống các hành vi gian lận thương mại. Hàng năm, lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra và xử lý hàng ngàn vụ vi phạm về hàng giả.

Doanh nghiệp cần chủ động thông tin để bảo vệ thương hiệu - Hình 1

Ông Trần Hùng - Phó Cục trưởng Cục quản lý thị trường trả lời phóng viên.

Trong quá trình hoạt động, lực lượng Quản lý thị trường ngày càng khẳng định vai trò của mình trong công tác đấu tranh chống hàng giả, góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng, góp phần phát triển sản xuất và hội nhập kinh tế của Việt Nam.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, lực lượng Quản lý thị trường vẫn còn gặp phải những khó khăn vướng mắc. Tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn biến phức tạp, với thủ đoạn tinh vi và gắn với tệ nạn tham nhũng của không ít cán bộ có quyền, làm thất thu ngân sách, thất thoát tài nguyên, tác động xấu đến môi trường đầu tư, kinh doanh và hội nhập quốc tế. Nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc với nhiều chủng loại được bày bán công khai,...

Đặc biệt, hệ thống văn bản pháp luật về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chưa thống nhất gây khó khăn cho các lực lượng trong thực thi nhiệm vụ. Cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật, chế tài xử lý phải đủ răn đe, phòng ngừa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.

Để xử lý một cách căn bản tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất kinh doanh hàng giả chắc chắn cần tiếp tục thực hiện với nhiều nỗ lực và sự quyết tâm cao, cùng với đó là các giải pháp đồng bộ và sự vào cuộc của xã hội.

 

 Xây dựng một thương hiệu đã khó nhưng bảo vệ và phát triển thương hiệu đó dường như còn khó hơn. Ông nhìn nhận thực tế này ra sao tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay?

- Hiện nay, một số doanh nghiệp đã quan tâm đến việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu mà trước tiên là đăng ký sở hữu đối với thương hiệu của mình. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhận thức đúng về vấn đề thương hiệu do đó còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng, giữ gìn uy tín và hình ảnh thương hiệu cũng như phát triển thương hiệu.

Một vấn đề đáng chú ý là, tình trạng xâm phạm bản quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu cũng tiếp tục diễn biến phức tạp. Nhiều vụ sản xuất, buôn bán nhập khẩu… hàng nhái, hàng giả, nhãn hiệu đã bị phát hiện và được xử lý, nhưng tệ nạn này vẫn chưa được đẩy lùi.

Trên thị trường, cứ sản phẩm nào có uy tín, thương hiệu đều bị làm giả. Vấn đề này khiến những doanh nghiệp có sản phẩm tốt đều lo sợ. Để bảo vệ các thương hiệu, các sản phẩm uy tín, doanh nghiệp phải tăng cường công tác đấu tranh, phát hiện, phòng chống, tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng để bảo vệ cho chính mình. Các doanh nghiệp cần đấu tranh kiên quyết và thượng tôn pháp luật phải đặt lên đầu.

Doanh nghiệp có sản phẩm bị làm giả cần có thông tin về sản phẩm, cách phân biệt hàng giả và hàng thật, nơi mua hàng uy tín đến người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần công khai thông tin khi sản phẩm của mình bị làm giả, đây không chỉ là bảo vệ người tiêu dùng mà còn bảo vệ thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không công khai thông tin, sẽ rất khó trong công tác đấu tranh, ngăn chặn hàng giả.

Thay vì chỉ tập trung vào quảng bá thương hiệu và sản phẩm, doanh nghiệp cần phải tăng cường công tác bảo vệ thương hiệu. Doanh nghiệp nên có một bộ phận có quỹ riêng chuyên trách lo bảo vệ thương hiệu của mình, đồng thời áp dụng các giải pháp chống giả nhằm hạn chế tối đa người tiêu dùng nhầm lẫn giữa hàng thật và hàng giả kém chất lượng khiến uy tín doanh ngiệp và thương hiệu đó bị tổn hại. Nếu doanh nghiệp thực hiện được như vậy thì tôi tin chắc rằng thương hiệu đó sẽ thành công.

- Xin cảm ơn ông!

Nếu có bất cứ thông tin về hàng thật - hàng giả, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua địa chỉ:

Ban 389 - Báo Thương hiệu & Công luận.

Tòa Soạn: số 12TT Bộ Tư Pháp, P.Quan Hoa - Q.Cầu Giấy - Hà Nội.

Hotline: 0973.269.389

Email: chuyendong389.thcl@gmail.com

Hà Trần

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định: Phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%
Bình Định: Phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%

Theo Sở Công Thương tỉnh Bình Định, từ đầu năm 2024 đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song giá trị kim ngạch xuất khẩu tháng 4/2024 vẫn tăng 17,3%. Với kết quả trên, ngành Công Thương tỉnh xác định: Phấn đấu trong tháng 5/2024 sẽ đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%...

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.