Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hơn 18 đơn vị tại CCN Di Trạch: Chỉ 1 đơn vị đảm bảo điều kiện hoạt động

Liên quan đến vấn đề xả thải gây ô nhiễm môi trường tại Cụm công nghiệp Di Trạch (xã Di Trạch, Hoài Đức, Hà Nội), mới đây theo thông tin phóng viên được biết, trong 18 đơn vị hoạt động tại khu vực này, chỉ 1 đơn vị duy nhất là Công ty CP Thực phẩm Minh Dương có đầy đủ hệ thống xử lý nước thải và hoạt động theo quy định.

Chỉ 1 đơn vị có đầy đủ điều kiện để hoạt động

Thương hiệu & Công luận đã đưa tin về việc nhiều đơn vị hoạt động tại CCN Di Trạch xả thải ra môi trường dẫn  đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống bà con.

Hơn 18 đơn vị tại CCN Di Trạch: Chỉ 1 đơn vị đảm bảo điều kiện hoạt động - Hình 1

Hệ thống xử lý nước thải của Công ty Minh Dương hoạt động ngày đêm

Mới đây, trong buổi làm việc với đại diện Công ty CP Thực phẩm Minh Dương, ông Nguyễn Duy Hồng, TGĐ Công ty cho biết: “Toàn bộ hệ thống chất thải của Minh Dương đều được thu gom hết về hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường. Khu vực kênh mương ô nhiễm, nhiều vệt như dầu mỡ là do chất thải từ việc hoạt động ở các đơn vị ở CCN Di Trạch xả ra. Các đơn vị bên CCN Di Trạch chủ yếu kinh doanh sản xuất sơn, bánh kẹo... nên chất thải ra chủ yếu là hóa chất, khó xử lý.

Đối với Công ty Minh Dương là đơn vị sản xuất các mặt hàng như miến, bún... nên chất thải chủ yếu là chất hữu cơ, dễ xử lý. Bên cạnh đó, hệ thống xử lý chất thải của công ty luôn hoạt động 24/24 để xử lý các chất thải trước khi thải ra môi trường”.

Hơn 18 đơn vị tại CCN Di Trạch: Chỉ 1 đơn vị đảm bảo điều kiện hoạt động - Hình 2

Nước sau khi xử lý được dùng để nuôi cá, trồng rau cho chính lãnh đạo đơn vị sử dụng

“Cứ đến định kỳ  là đoàn kiểm tra lại trực tiếp đến lấy mẫu mang đi xét nghiệm chính vì thế nước thải của công ty ra môi trường luôn đảm bảo 100% độ an toàn tuyệt đối, thậm chí nước sau khi xử lý qua hệ thống xử lý nước thải của công ty được dùng để nuôi cá, trồng rau trực tiếp trong đơn vị mà chính gia đình tôi là người sử dụng”, ông Hồng chia sẻ.

Được biết, trước tình trạng ô nhiễm môi trường do các đơn vị tại CCN Di Trạch xả ra môi trường, các cơ quan chức năng đã lập quy hoạch xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau nên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa triển khai được.

Trước tình trạng trên, đại diện các đơn vị tại CCN Di Trạch đã đề nghị Công ty Minh Dương cùng xử lý các chất thải hóa chất. Tuy nhiên, do các chất thải là hóa chất xử lý thì phức tạp, cần nhiều thời gian và công xuất xử lý của hệ thống xử lý nước thải tại Minh Dương chỉ đáp ứng được cho việc xử lý của công ty nên không thể xử lý được cho các đơn vị bạn được.

Vì sao không dừng hoạt động các đơn vị chưa đủ điều kiện?

Năm 2006, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã ban hành Quyết định số 655/QĐ-UBND thu hồi 83.862 m2 đất nông nghiệp của xã Di Trạch, chuyển thành đất chuyên dùng, giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện thực hiện bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN Di Trạch. 

Hơn 18 đơn vị tại CCN Di Trạch: Chỉ 1 đơn vị đảm bảo điều kiện hoạt động - Hình 3

Các đơn vị hoạt động tại CCN Di Trạch vẫn chưa có hệ thống xử lý chất thải

Tháng 5/2010, CCN Di Trạch đã có 18 doanh nghiệp đăng ký thuê đất và mãi đến năm 2015, các doanh nghiệp này mới chính thức đi vào hoạt động.

Điều đáng nói, mặc dù đã đi vào hoạt động từ lâu, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, hàng trăm hộ dân sống xung quanh CCN Di Trạch vẫn đang ngày đêm phải hứng chịu một thứ mùi khó chịu bốc lên do các DN  xả thải trực tiếp ra môi trường.

Hơn 18 đơn vị tại CCN Di Trạch: Chỉ 1 đơn vị đảm bảo điều kiện hoạt động - Hình 4

Chất thải vẫn được trực tiếp đổ ra kênh

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Văn Mạnh, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Phía xã đã nắm được các thông tin bà con phản ánh về tình trạng ô nhiễm tại CCN Di Trạch. Phần lớn nội dung bà con phản ánh là đúng, tình trạng ô nhiễm trên, chủ yếu do ý thức của các DN trong việc chấp hành bảo vệ môi trường chưa cao”.

“Tại khu vực có 18 đơn vị đang hoạt động, trong đó có các đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau như sơn, sản xuất miến... UBND Xã không có thẩm quyền bởi không xác định được mức độ ô nhiễm để xử phạt. Xã đã báo cáo lên huyện về vấn đề trên.

Tuy nhiên, huyện cũng chưa tiến hành xử phạt đơn vị nào, bởi lẽ các đơn vị này cũng mới đi vào hoạt động. Quan điểm của xã là để phát triển kinh tế thì tạo điều kiện, nhưng không phải vì thế mà làm ảnh hưởng đến môi trường”, ông Mạnh cho biết thêm.

Hơn 18 đơn vị tại CCN Di Trạch: Chỉ 1 đơn vị đảm bảo điều kiện hoạt động - Hình 5

Người dân nơi đây vẫn hằng ngày sống chung với ô nhiễm

Khi được hỏi về việc "tại sao không yêu cầu các đơn vị xây dựng hệ thống xử lý nước thải?", ông Mạnh nói: “Đáng ra, về nguyên tắc thì các đơn vị phải có hệ thống xả thải ra hệ thống chung để xử lý, sau đó mới cho ra môi trường. Về quy hoạch thì có, nhưng hiện tại chưa thực hiện được mà thực tế của đơn vị nào thì đơn vị ấy vẫn trực tiếp xả thải ra môi trường”.

Trước vấn đề trên, dư luận đặt câu hỏi: Vì sao trong một CCN rộng lớn như Di Trạch, chỉ có 1 đơn vị duy nhất tuân thủ các điều kiện về hoạt động sản xuất? Tại sao các đơn vị không đảm bảo điều kiện vẫn ngang nhiên đi vào hoạt động?

Những thắc mắc trên, đề nghị lãnh đạo huyện Hoài Đức cùng các cơ quan chức năng trên địa bàn Thành phố Hà Nội vào cuộc và có câu trả lời sớm nhất tới bạn đọc.

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc Triển lãm Hải Phòng - Pháp Heritage tại thành phố Hà Nội
Khai mạc Triển lãm Hải Phòng - Pháp Heritage tại thành phố Hà Nội

Được sự đồng ý của UBND TP. Hải Phòng và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ngày 26/4, tại Nhà triển lãm số 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng phối hợp Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp - Việt tổ chức khai mạc Triển lãm Hải Phòng - Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, sự thịnh vượng cho ngày mai”.

Ngành y tế Bắc Ninh trực 24/24 trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, các kỳ thi tuyển sinh và cao điểm du lịch hè năm 2024
Ngành y tế Bắc Ninh trực 24/24 trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, các kỳ thi tuyển sinh và cao điểm du lịch hè năm 2024

Ngành Y tế Bắc Ninh bố trí phân công cán bộ trực 24/24 giờ theo 4 cấp: Trực lãnh đạo, trực chuyên môn, trực hành chính - hậu cần và trực bảo vệ; thường trực đảm bảo ANTT, phòng chống cháy, nổ; kiểm tra cơ sở vật chất, hệ thống điện, nước đảm bảo an toàn. trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, các kỳ thi tuyển sinh và cao điểm du lịch hè năm 2024.

Xuất khẩu gạo: Vấn đề quan trọng bây giờ là xây dựng thương hiệu
Xuất khẩu gạo: Vấn đề quan trọng bây giờ là xây dựng thương hiệu

Kết quả xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu gạo năm 2023 và quý I/2024 đã rõ ràng. Xuất khẩu gạo đạt số lượng, giá trị lớn. Cùng với việc, Việt Nam được vay vốn để đầu tư dự án 1 triệu ha lúa chất lượng cao thì thương hiệu đang là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Trung ương đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ
Trung ương đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Cảnh giác thu phí trái phép trong ứng dụng VssID
Cảnh giác thu phí trái phép trong ứng dụng VssID

BHXH quận Thanh Xuân (Hà Nội) vừa nhận được phản ánh từ người dân về việc đã sử dụng dịch vụ của một kênh TikTok nhận cấp lại mật khẩu, thay đổi thông tin trong ứng dụng VssID - BHXH số và một số dịch vụ khác như cấp lại sổ, cấp lại tờ rồi sau đó thu phí từ người dân. Kênh này cam kết thực hiện cấp lại mật khẩu thành công thì người dân mới phải chuyển tiền, tuy nhiên sau khi đưa thông tin cần thiết để làm dịch vụ, người dân không nhận được mật khẩu nên đã không chuyển tiền cho đối tượng.

Hơn 1,5 triệu lượt khách di chuyển bằng đường hàng không dịp lễ 30/4-1/5
Hơn 1,5 triệu lượt khách di chuyển bằng đường hàng không dịp lễ 30/4-1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ nhân dịp 30/4-1/5, dự kiến các hãng không trực thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) khai thác nội địa trên toàn mạng khoảng 9.000 lượt cất, hạ cánh và đón hành khách ước đạt hơn 1,5 triệu hành khách.