Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Liên kết các doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh cho ngành thực phẩm nội địa

Trước sự xâm nhập của hàng loạt sản phẩm thực phẩm của các doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài (FDI) vào thị trường Việt Nam. Các DN thực phẩm nội muốn tồn tại cần liên kết lại với nhau để tăng sức cạnh tranh.

Ông Nguyễn Nguyên Phương - Trưởng phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh) - cho biết, 6 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp ngành thực phẩm, đồ uống của thành phố tăng 8,74% (cùng kỳ tăng 5,02%); trong đó, sản xuất, chế biến thực phẩm tăng khá (10,69%) do thị trường tiêu thụ tích cực. Chỉ số tiêu thụ của ngành này tăng 7,90%, chủ yếu ở ngành chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa (13,47%), chế biến và bảo quản rau quả (19,27%).

Dù tăng trưởng nhưng theo đánh giá của Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, với tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, DN trong ngành đang chịu nhiều sức ép của hàng hóa nhập khẩu từ các nước như Thái Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ… Sức ép cạnh tranh lên DN sản xuất trong nước càng rõ nét hơn khi từ đầu năm 2018, 10 hiệp định thương mại tự do (FTA) tác động tới thuế suất nhập khẩu các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng vào Việt Nam. "Tùy vào từng mặt hàng có thuế suất khác nhau, sẽ tạo sự cạnh tranh quyết liệt giữa sản xuất trong nước với hàng hóa nhập khẩu có mức giá ngày càng giảm" - ông Phạm Ngọc Hưng - Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội DN TP. Hồ Chí Minh - chia sẻ.

Ông Nguyễn Ngọc An - Tổng giám đốc Công ty Vissan - thừa nhận, 6 tháng đầu năm, dù tổng doanh thu mạng lưới đạt trên 2.000 tỷ đồng (tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm trước) nhưng vẫn chưa đạt so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là do chi phí sản xuất tăng cao nhưng giá thành bán ra không tăng, kéo theo doanh thu và lợi nhuận của công ty giảm. Thêm vào đó, công ty phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cùng loại của DN FDI phân phối ngay tại thị trường nội địa.

Liên kết các doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh cho ngành thực phẩm nội địa - Hình 1

Doanh nghiệp ngành thực phẩm cần chú trọng đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng, mở rộng kênh phân phối

Để tăng sức cạnh tranh, theo Hội Lương thực - Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, các DN ngành thực phẩm và đồ uống cần định hướng tập trung đầu tư phát triển sản xuất nhiều sản phẩm đáp ứng xu hướng mới, có lợi cho sức khỏe, có nguồn gốc thiên nhiên và thân thiện với môi trường. Định hướng này dựa trên những cơ sở về lợi thế của ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam; cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển đã từng bước cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN phát triển…

Ông Nguyễn Ngọc An cho biết, hầu hết các DN ngành chế biến thực phẩm của Việt Nam đều là DN nhỏ và vừa; sản phẩm, năng suất và năng lực quản trị còn hạn chế so với các DN FDI. Trong khi đó, mức độ cạnh tranh trên thị trường thực phẩm chế biến ngày càng khốc liệt, buộc DN phải có sự liên kết để tạo chuỗi giá trị, khai thác thế mạnh lẫn nhau, nâng cao năng lực, năng suất…

Theo đánh giá của Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP. Hồ Chí Minh, thời gian qua, Chính phủ nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng đã tổ chức nhiều hoạt động đối thoại cùng DN để minh bạch hơn chính sách hỗ trợ, quản lý. Các cơ quan chức năng đã có những chuyển động tích cực nhằm hỗ trợ DN kết nối thị trường, phát triển thương hiệu DN thực phẩm Việt. Đặc biệt, chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho DN sát với thực tế hơn đã tạo thuận lợi cho hàng loạt DN ngành chế biến thực phẩm mở rộng quy mô, đổi mới dây chuyền thiết bị, ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng và giá thành phù hợp.

Tổ chức Giám sát kinh doanh quốc tế (BMI) dự báo, tốc độ tăng trưởng ngành thực phẩm và đồ uống sẽ cao hơn trong giai đoạn 2016 - 2019, khả năng ngôi hạng thứ 3 châu Á sẽ thuộc về Việt Nam.

Hằng Vương (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.