Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lọc hoá dầu Nghi Sơn được chấp thuận xuất khẩu sản phẩm

Để giảm áp lực tồn kho, đảm bảo cho nhà máy vận hành an toàn trong giai đoạn chạy thử, Bộ Công Thương vừa có công văn số 7449 chính thức chấp thuận cho Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn xuất khẩu xăng dầu với khối lượng 240.000 m3.

Dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn nằm trong Khu kinh tế mở Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa có tổng vốn đầu tư trên 9 tỷ USD, công suất giai đoạn I là 200.000 thùng dầu thô/ngày, tương đương 10 triệu tấn dầu thô/năm, gần gấp đôi công suất Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

Đây là dự án lọc hóa dầu có quy mô lớn nhất Việt Nam với 4 nhà đầu tư gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Công ty Dầu khí Quốc tế Kuwait KPI; Công ty Idemitsu Kosan và Công ty Hoá chất Mitsui của Nhật Bản.

Công ty Lọc hoá dầu Nghi Sơn được hưởng hàng loạt ưu đãi, trong đó có thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 70 năm; được cấp bù (từ tiền của PVN) giai đoạn 2017-2027 nếu thuế suất áp dụng chung trên thị trường thấp hơn thuế ưu đãi; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm (chỉ phải nộp thuế suất bình quân 10% trong 70 năm sau đó).

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) là đơn vị bao tiêu sản phẩm của Nghi Sơn trong 15 năm, với giá mua buôn tương đương nhập khẩu cùng thời điểm cộng với ưu đãi thuế nhập khẩu 3-7%.

Lọc hoá dầu Nghi Sơn được chấp thuận xuất khẩu sản phẩm - Hình 1

Mới đây, Bộ Công Thương vừa có công văn số 7449 chính thức chấp thuận cho Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn xuất khẩu xăng dầu với khối lượng 240.000 m3. Trong đó, số lượng xăng RON 92 được xuất là 70.000 m3; xăng RON 95 được xuất là 170.000 m3.

Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn có trách nhiệm thực hiện đúng quy định hiện hành về kinh doanh xăng dầu. Đồng thời trao đổi, xin ý kiến Bộ Tài chính về các vấn đề liên quan đến thuế, giá xuất khẩu trước khi xuất khẩu sản phẩm xăng dầu.

Bộ Công Thương cho biết việc đồng ý cho Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn xuất khẩu xăng dầu là để giảm áp lực tồn kho, đảm bảo cho nhà máy vận hành an toàn trong giai đoạn chạy thử.

Trước đó, Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã có hai công văn gửi tới Bộ Công Thương đề nghị xin được xuất khẩu các sản phẩm xăng dầu trong giai đoạn chạy thử. Bởi, công ty đã bắt đầu chạy thử từ ngày 28/2 và đến đầu tháng 5 đã có dòng sản phẩm thương mại đầu tiên ra thị trường và xuất xưởng được 7.000m3 xăng RON 95 cho một doanh nghiệp nội địa.

Được biết hiện nay nhiều doanh nghiệp phân phối xăng dầu có thị phần lớn trên thị trường đều đang mua xăng của Lọc hóa dầu Nghi Sơn do doanh nghiệp này đưa ra mức “giá cạnh tranh”. 

Việc dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động được kỳ vọng sẽ đóng góp trên 8 điểm phần trăm cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa, tăng thu ngân sách cho địa phương trên 9.000 tỷ đồng, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, tạo động lực, sức lan tỏa trong thu hút đầu tư công nghiệp - dịch vụ, nhất là công nghiệp phụ trợ sau lọc hóa dầu tại Thanh Hóa.

Khi chính thức vận hành thương mại và chạy tối đa công suất thiết kế, sản phẩm của nhà máy sẽ đáp ứng 40% nhu cầu xăng dầu trong nước và góp phần quan trọng đưa Khu Kinh tế Nghi Sơn trở thành đầu tầu kinh tế của tỉnh Thanh Hoá.

Theo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, sản xuất xăng dầu từ nhà máy lọc dầu Nghi Sơn trong tháng 7 đạt 391.000 tấn. Dự kiến đầu năm 2019 nhà máy lọc dầu Nghi Sơn sẽ chính thức đi vào vận hành thương mại.

Ngọc Linh

Bài liên quan

Tin mới

Đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” chính thức bán vé
Đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” chính thức bán vé

Tàu khu đoạn Huế - Đà Nẵng sẽ kết nối di sản miền Trung - hứa hẹn sẽ trở thành một trải nghiệm thú vị của du khách với nhiều dịch vụ mới, khác biệt...

Ngân hàng không được nắm giữ hơn 11% vốn tại doanh nghiệp
Ngân hàng không được nắm giữ hơn 11% vốn tại doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về việc xây dựng và thực hiện lộ trình tuân thủ các quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng, công ty con của tổ chức tín dụng (TCTD). Theo đó, dự kiến từ 1/7/2025, ngân hàng không được nắm giữ hơn 11% vốn tại doanh nghiệp.

Phó thủ tướng tiếp Giám đốc Chương trình Việt Nam tại ĐH Harvard và các chuyên gia ĐH Fulbright Việt Nam
Phó thủ tướng tiếp Giám đốc Chương trình Việt Nam tại ĐH Harvard và các chuyên gia ĐH Fulbright Việt Nam

Ngày 19/3, tại trụ sở Chính phủ, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã tiếp Giáo sư Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard và các chuyên gia Đại học Fulbright Việt Nam...

Lạng Sơn: Phối hợp triển khai có hiệu quả hoạt động điện lực
Lạng Sơn: Phối hợp triển khai có hiệu quả hoạt động điện lực

Ngày 19/3, lãnh đạo Sở Công Thương làm việc với Công ty Điện lực Lạng Sơn về công tác triển khai thực hiện hoạt động điện lực trên địa bàn tỉnh năm 2024 và những năm tiếp theo. Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn dự và chỉ đạo buổi làm việc.

Thừa Thiên Huế: 8 nghệ sỹ được phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT
Thừa Thiên Huế: 8 nghệ sỹ được phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT

Ngày 18/3, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi gặp mặt, tôn vinh 8 nghệ sỹ vừa được Chủ tịch Nước phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT...

Khu vực FDI là một động lực quan trọng góp phần cải thiện chất lượng của nền kinh tế
Khu vực FDI là một động lực quan trọng góp phần cải thiện chất lượng của nền kinh tế

Tại Hội nghị Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF 2024) và buổi gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, khu vực FDI có những đóng góp quan trọng góp phần cải thiện chất lượng của nền kinh tế Việt Nam...