Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phát triển nhiệt điện than: Thách thức lớn về môi trường

PGS. TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, dù đang cố gắng thay đổi trong cơ cấu nguồn điện, song từ nay đến năm 2030, Việt Nam vẫn buộc phải sử dụng điện than, do chúng ta chưa có nguồn thay thế.

Phát triển nhiệt điện than: Thách thức lớn về môi trường - Hình 1

Ảnh minh họa

Nhiệt điện than chiếm gần 50%

Đến năm 2020, nhiệt điện than sẽ đạt quy mô 25.620MW chiếm 42,7% công suất, cấp 130,2 tỷ kWh, chiếm 49,3% điện năng toàn hệ thống.

Năm 2030, nhiệt điện than có tổng công suất 53.890MW, chiếm 42,6% tổng công suất, cấp 304,3 tỷ kWh, chiếm 53,2% điện năng toàn hệ thống. Công suất nhiệt điện than năm 2030 so với năm 2020, cơ bản không thay đổi tỷ lệ % công suất 42,7% (2020) so với 42,6% (2030), nhưng điện năng cung cấp tăng 10,6%. Trên cơ sở phân tích tỷ trọng các dạng nguồn năng lượng điện trong Quy hoạch điện VII, các chuyên gia ngành điện đưa ra nhận định, nhiệt điện than hiện tại và trong thời gian đến năm 2030 vẫn giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp năng lượng điện cho hệ thống điện toàn quốc.

Tuy nhiên, thời gian qua, do những tác động của nguồn điện này đến môi trường sống, không ít ý kiến vẫn đang rất băn khoăn, trăn trở với việc phát triển nguồn năng lượng này. Theo các chuyên gia, các NM nhiệt điện đốt than là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của dân cư xung quanh NM.

Mặc dù biết rõ về những tác động của nguồn điện này đến môi trường sống, song Việt Nam vẫn lựa chọn đây là hướng đi chính yếu trong Quy hoạch điện VII. Còn nếu xét về phương diện kinh tế, theo giới chuyên gia, với mức giá thấp hơn hẳn so với chi phí của các nguồn năng lượng tái tạo khác, phát triển nhiệt điện than được ưu tiên hơn cả.

Nhưng nếu đánh giá một dự án nhiệt điện than tồn tại hơn 30 năm từ khi đưa vào vận hành đến khi kết thúc đời dự án, thì giá thành lại không hề thấp. Bởi nguồn than khai thác trong nước ngày càng hạn chế, để đáp ứng nhu cầu của các NM thì phải tính đến việc NK than. Và đương nhiên, chi phí để NK nguyên liệu không phải là rẻ.

Tập trung thay đổi công nghệ

Ngoài những vấn đề liên quan đến môi trường sống, các dự án nhiệt điện than có quy mô công suất lớn hiện gặp rất nhiều khó khăn trong thu xếp nguồn vốn đầu tư, nhất là kể từ khi Chính phủ có chủ trương không cấp bảo lãnh nguồn vốn vay cho các dự án điện. Bên cạnh đó, theo quy định của Chính phủ, việc đầu tư các bãi chứa tro xỉ của các NM nhiệt điện than với sức chứa tối đa 2 năm. Vì vậy, việc xử lý tro, xỉ, thạch cao thải ra là thách thức rất lớn đối với các dự án nhiệt điện than...

Tập đoàn CN Than và Khoáng sản Việt Nam kiến nghị, Chính phủ cần có chính sách bảo lãnh nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài cho các dự án nhiệt điện than có quy mô công suất lớn để triển khai các dự án này đảm bảo tính hiệu quả, khả thi; hoàn thiện và hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn và quy chuẩn đối với việc sử dụng tro, xỉ, thạch cao thải ra từ các NM nhiệt điện than cũng như tính toán chi phí vào giá điện...

Giải pháp xử lý hậu quả từ điện than là phải tập trung thay đổi công nghệ và cung cách quản lý. "Tăng điện than trong thời gian tới là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, trong tương lai, Việt Nam phải nỗ lực để làm sao việc tăng điện than chậm lại và ít dần đi", ông Thiên nhấn mạnh.

Nói về những tác động của các NM nhiệt điện than đối với môi trường sống, Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) Lê Văn Lực cho biết, với nhiệt điện than, ngay tại Việt Nam hiện nay, nhiều NM vẫn đang vận hành bình thường, điển hình như các NM nhiệt điện tại TP. Uông Bí (Quảng Ninh), Cao Ngạn (Thái Nguyên)…

Vấn đề đảm bảo môi trường, xử lý phát thải tuân thủ các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường. Thậm chí, nếu NM được trồng cây, đầu tư xây dựng cảnh quan, sẽ không khác gì những công viên, hay các khu resort.

"Thời gian tới, việc duyệt dự án đầu tư phải hết sức chọn lọc. Từ công nghệ NM chính đến các giải pháp công nghệ, thiết bị xử lý môi trường đối với tro xỉ, khói thải và nước thải đều phải được kiểm soát, giám sát chặt chẽ. Nếu chúng ta làm chủ và lựa chọn được công nghệ phù hợp, thì vấn đề môi trường không đáng lo ngại" ông Lực nhấn mạnh.

Việt Anh

Bài liên quan

Tin mới

Tỷ giá USD hôm nay 27/4: Tăng vọt trở lại mốc 106
Tỷ giá USD hôm nay 27/4: Tăng vọt trở lại mốc 106

Rạng sáng 27/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 18 đồng, hiện ở mức 24.246 đồng. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,50%, đạt mốc 106,09.

Giá heo hơi hôm nay 27/4: Dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 27/4: Dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay (27/4) tăng giảm trái chiều 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.

Giá xăng dầu hôm nay 27/4: Tiếp đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay 27/4: Tiếp đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 27/4, giá dầu thế giới tiếp đà tăng do lo ngại nguồn cung có thể bị thắt chặt.

Giá vàng hôm nay 27/4: Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ, vàng SJC tăng vọt vượt đỉnh 85 triệu đồng/lượng
Giá vàng hôm nay 27/4: Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ, vàng SJC tăng vọt vượt đỉnh 85 triệu đồng/lượng

Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ (27/4), vàng SJC tăng vọt vượt đỉnh 85 triệu đồng/lượng. Dự báo giá vàng thế giới có nguy cơ chịu mức giảm mạnh hàng tuần, sau khi sụt giảm từ mức cao gần kỷ lục trong 5 phiên qua.

Đà Nẵng - Cần Thơ: Kết nối cung cầu giới thiệu thương hiệu và sản phẩm hàng hóa
Đà Nẵng - Cần Thơ: Kết nối cung cầu giới thiệu thương hiệu và sản phẩm hàng hóa

Đây là cơ hội gặp gỡ, thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh doanh; từng bước đưa sản phẩm vào giới thiệu về thương hiệu và bày bán tại các siêu thị, cửa hàng, chợ…tại hai thành phố trực thuộc Trung ương.

Bình Định: Phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%
Bình Định: Phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%

Theo Sở Công Thương tỉnh Bình Định, từ đầu năm 2024 đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song giá trị kim ngạch xuất khẩu tháng 4/2024 vẫn tăng 17,3%. Với kết quả trên, ngành Công Thương tỉnh xác định: Phấn đấu trong tháng 5/2024 sẽ đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%...