Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thủ tướng Nhật Bản tiếp tục lộ trình thân Nga

Nhật Bản sẽ phải kiên trì trong mối quan hệ với Nga nếu muốn phát triển các lợi ích với Nga và kiềm chế Trung Quốc.

THCL - Nhật Bản sẽ phải kiên trì trong mối quan hệ với Nga nếu muốn phát triển các lợi ích với Nga và kiềm chế Trung Quốc.

Sputniknews hôm 8/1 thông tin, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thông báo ông có ý định thăm Nga để tiếp tục đàm phán về việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và ký kết hiệp ước hòa bình giữa hai nước.

"Chúng tôi sẽ không tiếc công sức để tổ chức cuộc đàm phán...Vì lý do này tôi muốn thăm Nga trong nửa đầu năm nay" - Kyodo dẫn lời ông Abe nói.

Thủ tướng Nhật Bản tiếp tục lộ trình thân Nga - Hình 1

Thủ tướng Nhật Bản sẽ tăng cường sang Nga để ổn định tình hình.

 Trước đó, hồi tháng 12/2016, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thăm Nhật Bản và gặp gỡ ông Abe. Hai bên đã nhất trí thiết lập các hoạt động kinh tế chung trên quần đảo Nam Kuril (Tokyo cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc) trong một nỗ lực nhằm tạo không khí thuận lợi cho đàm phán về hiệp ước hòa bình giữa hai nước.

Tuy nhiên, để thực sự đạt được thỏa thuận về 4 hòn đảo cũng như thỏa thuận hòa bình đối với Nga là một tương lai còn xa, không chỉ quyết định qua chỉ một cuộc gặp. Điều đó khiến Thủ tướng Abe thời gian tới sẽ tiếp tục các nỗ lực với Nga và đi lại thường xuyên giữa Tokyo và Moscow hơn.

Theo nguồn tin từ Moscow, trong cuộc đàm phán trước đó, Nhật Bản thường đề cập đến việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa Nga và Trung Quốc (năm 2004) như là khuôn khổ mong muốn giải quyết mâu thuẫn liên quan tới quần đảo Nam Kuril, nhưng Nhật Bản lại quên rằng trước đó mối quan hệ giữa Moscow và Bắc Kinh đã đạt được mức cao nhất.

Chuyến thăm của Putin đã đưa Nhật Bản vào những tùy chọn khó khăn. Nga đưa ra 2 điều kiện để ký kết hiệp ước hòa bình và thực hiện Tuyên bố của Liên Xô-Nhật năm 1956, trong đó nói rằng sau khi ký kết hiệp ước hòa bình, phía Liên Xô sẽ trả lại cho Nhật Bản hai trong bốn hòn đảo của - Shikotan và Habomai (chỉ chiếm 7% tổng diện tích lãnh thổ tranh chấp).

Điều kiện thứ hai, nguồn tin ngoại giao Nhật Bản và Nga báo cáo rằng Moscow đòi hỏi, những đảo sau khi đã trở lại với Nhật Bản thì cấm triển khai quân đội Mỹ. Nhưng theo Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật, để bảo vệ Nhật Bản, Nhật Bản phải cung cấp cho quân đội Mỹ các căn cứ quân sự bất cứ nơi nào. Do đó, việc thực hiện các điều kiện của Putin sẽ tương đương với việc tạo ra những nơi mất đi sức mạnh của hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật.

Tokyo “trong bất kỳ trường hợp không thể chấp nhận một yêu cầu như vậy”, đại diện của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết.

Theo chuyên gia Ken Dzimbo thuộc tổ chức Tokyo Foundation cho rằng đây là chiến lược của Kissinger, trong kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh cần hợp tác với Trung Quốc để kiềm chế Liên Xô.

Hiện tại, Nhật Bản cần hợp tác với Nga để kiềm chế Trung Quốc. Nhiệm vụ của Nhật Bản trong giai đoạn này là làm phức tạp tối đa đời sống của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết vào thời điểm hiện tại Tokyo cảm thấy mối quan hệ với Bắc Kinh đang xấu đi do chủ nghĩa dân tộc mang sắc thái chống Nhật Bản gia tăng ở nước này.

Thủ tướng Nhật Bản tiếp tục lộ trình thân Nga - Hình 2

Chuỗi đảo Kurils .

Đặc biệt, Tokyo và Bắc Kinh có một loạt tranh cãi, bao gồm cả cuộc xung đột lãnh thổ xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, sự bất đồng về vùng nhận dạng phòng không và vấn đề không trùng quan điểm về lịch sử Thế chiến II.

Việc Hạm đội Hải quân Nga tham gia các cuộc tập trận Nga-Trung trên Biển Đông vào tháng 9/2016 cũng được Nhật Bản hết sức quan tâm và lo ngại. Có lẽ người Nhật muốn phá vỡ “liên minh tạm thời này”.

Như vậy, Nga đang đặt “quả mìn Kuril” vào mối quan hệ Mỹ-Nhật Bản. Chỉ cần Nhật Bản “rời chân” hợp tác với Nga, giải quyết tốt tranh chấp và ký hiệp ước hòa bình…là mìn sẽ nổ.

Ngọc Dương - Baodatviet

Bài liên quan

Tin mới

ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024
ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024

Kết thúc quý I/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK - mã chứng khoán ABB) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

Xây dựng con người Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp
Xây dựng con người Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp

Ngày 26/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33 ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Thừa Thiên Huế - Xử lý xe quá khổ, quá tải thường xuyên, quyết liệt, không có ngoại lệ
Thừa Thiên Huế - Xử lý xe quá khổ, quá tải thường xuyên, quyết liệt, không có ngoại lệ

Tính từ đầu năm đến nay, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã kiểm tra gần 1.000 trường hợp, phát hiện, lập biên bản 218 trường hợp vi phạm xe quá khổ, quá tải…

Khai mạc Triển lãm Hải Phòng - Pháp Heritage tại thành phố Hà Nội
Khai mạc Triển lãm Hải Phòng - Pháp Heritage tại thành phố Hà Nội

Được sự đồng ý của UBND TP. Hải Phòng và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ngày 26/4, tại Nhà triển lãm số 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng phối hợp Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp - Việt tổ chức khai mạc Triển lãm Hải Phòng - Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, sự thịnh vượng cho ngày mai”.

Ngành y tế Bắc Ninh trực 24/24 trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, các kỳ thi tuyển sinh và cao điểm du lịch hè năm 2024
Ngành y tế Bắc Ninh trực 24/24 trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, các kỳ thi tuyển sinh và cao điểm du lịch hè năm 2024

Ngành Y tế Bắc Ninh bố trí phân công cán bộ trực 24/24 giờ theo 4 cấp: Trực lãnh đạo, trực chuyên môn, trực hành chính - hậu cần và trực bảo vệ; thường trực đảm bảo ANTT, phòng chống cháy, nổ; kiểm tra cơ sở vật chất, hệ thống điện, nước đảm bảo an toàn. trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, các kỳ thi tuyển sinh và cao điểm du lịch hè năm 2024.

Xuất khẩu gạo: Vấn đề quan trọng bây giờ là xây dựng thương hiệu
Xuất khẩu gạo: Vấn đề quan trọng bây giờ là xây dựng thương hiệu

Kết quả xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu gạo năm 2023 và quý I/2024 đã rõ ràng. Xuất khẩu gạo đạt số lượng, giá trị lớn. Cùng với việc, Việt Nam được vay vốn để đầu tư dự án 1 triệu ha lúa chất lượng cao thì thương hiệu đang là vấn đề quan tâm hàng đầu.