Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Viện sỹ Nguyễn Huy Hiệu: Vị tướng nặng lòng tri ân

Mỗi khi có dịp ngồi trò c

THCL Mỗi khi có dịp ngồi trò chuyện cùng Thượng tướng, Viện sỹ Nguyễn Huy Hiệu, tôi thường nghe ông nhắc tới những người đồng đội và đặc biệt là chữ "Dân". Ngay cả việc ông đi khắp dọc dài đất nước trồng cây - cũng là một cách để tri ân những người đồng đội…

"Tôi chọn cây đa"…

Một trong những kỷ niệm vẫn khắc sâu trong tâm hồn Viện sỹ đó là chuyến thăm Ấn Độ, được gặp Thủ tướng, bà Gandi, được nghe kể về Cách mạng xanh…

Thượng tướng nhớ lại: "Năm 1977, khi sang Ấn Độ, tôi vinh dự được gặp Thủ tướng - bà Gandi, được nghe giới thiệu về Cách mạng xanh nổi tiếng nhất ở Ấn Độ. Trong các đoàn khách quốc tế, bà Gandi rất quý Việt Nam. Hôm đó, bà Gandi tặng cho mỗi đại biểu 1 cây trong vườn cây biểu trưng của Cách mạng xanh. Và tôi đã chọn cây đa"...

- Vậy là mỗi lần đi tới đâu đó thì lại phải "cõng" theo cây đa?

- Mang theo chứ! Vì nó là thứ quà tặng đặc biệt quý mà!

- Liệu nó có "vướng chân" một vị thượng tướng mỗi khi di chuyển?

- Không hề gì. Cây đa (cao chừng 30 cm), được đựng trong một cái cóng bằng nhựa rất gọn…

"Năm 1980, khi về đảm nhiệm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320B (đóng quân tại Bỉm Sơn, Thanh hóa) tôi đã trồng cây đa xuống đất", Viện sỹ nhớ lại.

Năm 1984, tại Quảng Trị, xảy ra trận lụt lớn. Chiến tranh, Quảng Trị đã bị tàn phá nặng nề. Những năm sau chiến tranh, màu xanh trên mảnh đất này chưa kịp hồi sinh thì xảy ra trận lụt lịch sử khiến Quảng Trị không còn một ngọn cỏ, cành cây. Tướng Hiệu, khi đó ở cương vị Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320B, trong suy nghĩ muốn góp phần tái tạo màu xanh cho quê hương Quảng Trị - Đường 9 Anh hùng.

Tướng Hiệu trải lòng: "Ý nguyện của tôi đó là mong muốn được đưa Cách mạng xanh của Ấn Độ về nhằm tái tạo môi trường sống và việc đầu tiên chính là "ươm mầm xanh" trên những vùng đất khô cằn. Cây đa mang về từ Ấn Độ được tôi trồng trên mảnh đất Quảng Trị - quê hương thứ hai của tôi đầy khói lửa, đau thương. Quảng Trị mang trên mình những vết thương chiến tranh, nơi biết bao đồng đội của tôi đã vĩnh viễn nằm xuống…".

Cây đa Tướng Hiệu trồng trên mảnh đất bị tàn phá khốc liệt (tại Thành đội Quảng Trị), sau hơn 30 năm nay đã vươn cao, cành lá sum xuê tỏa bóng mát. Trong tâm tưởng của Tướng Hiệu thì "trồng cây để đồng đội về neo đậu". Thật cảm động và mang nhiều ý nghĩ sâu sắc khi trong tâm hồn người lính cụ Hồ năm xưa - Tướng Hiệu luôn gửi gắm một tấm lòng tri ân tới những người đồng đội đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc - hy sinh tại Mặt trận Quảng Trị.

"Xây" vườn tâm linh

Thượng tướng - Viện sỹ luôn ghi nhớ câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Vì thế, ông luôn ước nguyện và mong mỏi thực hiện trọn vẹn: Trồng cây tại nhiều địa danh trên toàn quốc; trồng cây "tâm linh" trong vườn nhà.

Viện sỹ chia sẻ: "Tôi thường nghĩ, mình là một tướng trận - trở thành anh hùng, trong khi có hàng nghìn, hàng vạn đồng đội đã đổ máu xương - hy sinh ngoài trận tuyến suốt 2 cuộc kháng chiến thần thánh, gian khổ mà trường kỳ của cả dân tộc. Xuất phát từ suy nghĩ đó nên khi về sống trong gia đình, tôi đã dành tâm huyết "xây" một tâm linh.

Trong vườn tâm linh đó, có một cây "trực hương khói". Nó là một loại cây xanh, được uốn theo làn khói, bay lên trời cao, giống như một bó hương, ở đó, làn khói lan tỏa vào trong không gian tưởng nhớ những người đồng đội đã hy sinh, họ sẽ hóa thân vào không khí, vào nước, vào đất… Tôi tạo dựng một cây "trực hương khói" - chính là để hằng ngày hằng đêm tưởng nhớ tới những người đồng đội năm xưa, họ đang ở trên không trung, dưới nước, trong lòng đất…

Hai cây 2 bên gọi là chầu cho "trực hương khói" đó là cây cửu phẩm (thường gọi là chín tầng mây), gắn với thiên nhiên mây trời. Bên cạnh đó, còn có 2 cây nguyệt quế, được chuyển ra từ miền Nam, 2 cây ngũ phúc (cây uốn theo chữ phúc), 2 cây mai chiếu thủy, 5 cây cau và 5 cây dầu… Tất cả những loại cây này tạo thành một vườn tâm linh - làm nơi "neo đậu" cho những người đồng đội của tôi đã hy sinh".

Theo dòng suy nghĩ của Tướng Hiệu, thời gian trôi, mọi thứ có thể xóa nhòa, mất đi. Nhưng nếu trồng những cây như cây đa, cây sa la - có sức trường tồn thì sẽ gắn bó, mang lại màu xanh cho vùng đất Quảng Trị nói riêng và nhiều vùng đất khác.

Qua năm tháng (có lẽ chỉ tính trong một nhiệm kỳ ở cương vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng), Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu đã trồng tổng cộng 367 cây trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Sau này và cho tới hôm nay, Tướng Hiệu vẫn miệt mài trong công việc trồng cây của mình. Bởi là một người yêu cảnh yêu cây, một người có tâm hướng Phật nên Viện sỹ quan niệm: Trồng cây cũng là một cách để tri ân với quê hương, đất nước.

"Uống nước nhớ nguồn"

Viện sỹ bày tỏ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rất nhiều về việc bồi dưỡng sức dân. Trăn trở với lời dạy của Người, cá nhân tôi cũng suy nghĩ bởi chữ "Dân". Nhìn lại tình hình đất nước trong suốt chặng đường dài suốt 70 năm qua, nhất là sau chiến tranh, tôi cho rằng, cuộc sống của nhân dân cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa. Bởi lẽ, chỉ khi người dân thực sự được no ấm thì việc thực hiện khối đại đoàn kết dân tộc mới phát huy hiệu quả cao nhất.

- Xuất phát từ suy nghĩ đó mà Viện sỹ đã từng có ý kiến về việc chúng ta nên có ngày tưởng niệm tất cả các nạn nhân chiến tranh?

- Đúng vậy! Tôi luôn mong mỏi điều đó sớm trở thành hiện thực. Thực tế, chúng ta đã có chính sách lớn từ nhiều năm nay đó là các hoạt động tri ân nhân dịp 30/4, 27/7 và 22/12… trên cả nước. Gần đây, chúng ta có ngày Tưởng niệm các nạn nhân bị tai nạn giao thông (ngày chủ nhật, tuần thứ ba của tháng 11 hằng năm). Vì thế, tôi nghĩ, chúng ta nên có một ngày tưởng niệm dành cho tất cả những nạn nhân trong các cuộc chiến tranh.

- Viện sỹ nói tới hết thảy đồng bào?

- Vâng! Bởi lẽ, ngoài sự hy sinh của biết bao cán bộ, chiến sỹ Quân đội Nhân dân, còn rất nhiều đồng bào phải hy sinh trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Vì vậy, thiết nghĩ, việc tưởng niệm các nạn nhân chiến tranh cũng rất nên làm. Qua đó, giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", nhắc nhở các thế hệ sau tri ân - nhớ đến những người đã vì nền độc lập của dân tộc mà hy sinh, chịu đựng gian khổ vì hạnh phúc của nhân dân, vì sự phồn vinh của đất nước. Đó cũng là nguyện vọng thiết tha của các dân tộc anh em, kiều bào ta ở nước ngoài.

- Vậy ý nghĩa của những việc làm đó?

- Chúng ta đã thực hiện chính sách hòa hợp dân tộc, bảo đảm sức mạnh đó ngày càng được vun đắp, góp phần củng cố nền quốc phòng toàn dân, cũng như trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Thực hiện tốt điều đó, sẽ góp phần tạo khối đại đoàn kết dân tộc, vượt qua mọi rào cản khó khăn, thách thức, góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, giàu đẹp và văn minh, hòa vào dòng chảy hội nhập toàn cầu…

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu là người nước ngoài đầu tiên được Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Liên bang Nga trao Bằng Viện sỹ; là người Việt Nam đầu tiên được nhận Bằng Viện sỹ về nghệ thuật chiến tranh Quảng Trị.
Đã gần bước vào tuổi xưa nay hiếm, nhưng vị tướng trận - nét tư duy, sự "phong độ" của ông vẫn lan tỏa giữa đời thường bằng tác phong nhanh nhẹn, bình dị, bằng ánh mắt, cụ cười... Ông dành nhiều thời gian hơn cho quê hương Hải Long (Hải Hậu), dành nhiều thời gian hơn để về bên đồng đội...

Xuân Phong

Tin mới

Mỹ đóng cửa một ngân hàng tại Philadelphia
Mỹ đóng cửa một ngân hàng tại Philadelphia

Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) thông tin, hôm 26/4, họ đã tịch thu ngân hàng Republic Bank có trụ sở tại Philadelphia, Mỹ với tài sản trị giá khoảng 6 tỷ USD và tiền gửi trị giá 4 tỷ USD tính đến ngày 31/1.

Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Lợi nhuận trước thuế Sacombank (STB) trong quý I/2024 đạt 2.654 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế Sacombank (STB) trong quý I/2024 đạt 2.654 tỷ đồng

Kết thúc quý I/2024, lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt 2.654 tỷ đồng. Mục tiêu lợi nhuận ngân hàng đưa ra cho năm 2024 ở mức 10.600 tỷ đồng, tăng 10% so với mức thực hiện của 2023.

Giải bóng bàn, cầu lông, quần vợt, golf hè Sầm Sơn Cúp Thabrew Silver Beer 2024
Giải bóng bàn, cầu lông, quần vợt, golf hè Sầm Sơn Cúp Thabrew Silver Beer 2024

Sáng 27/4, Sở VH,TT&DL Thanh Hóa phối hợp với UBND TP. Sầm Sơn tổ chức lễ khai mạc Giải bóng bàn, cầu lông, quần vợt, golf hè Sầm Sơn - Cúp Thabrew Silver Beer năm 2024.

Eximbank (EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao
Eximbank (EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao

Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao.

Khánh Hòa tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch tại Thái Lan
Khánh Hòa tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch tại Thái Lan

Đoàn công tác tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị xúc tiến du lịch Nha Trang - Khánh Hòa vào chiều 26/4 tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Dự hội nghị có ông Hà Quốc Trị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa; ông Phạm Việt Hùng, Tân Đại sứ Vệt Nam tại Thái Lan.