Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Wai: Sản phẩm có lừa khách hàng?

Sản phẩm mỹ phẩm mang nhiều thương hiệu bày bán tràn lan thị trường, Người tiêu dùng (NTD) không biết đâu là thật, giả. NTD còn phải đối mặt với sản phẩm “nhìn hình, đoán chữ”; “nhìn bao bì, đoán nội dung”… Thậm chí, có những sản phẩm ghi nhãn mác không theo nguyên tắc nào, nhưng không hề bị xử lý?

Wai: Sản phẩm có lừa khách hàng? - Hình 1
 
Nước rửa chén Wai dạng đậm đặc
 
Wai: Sản phẩm có lừa khách hàng? - Hình 2
 
Nước rửa chén wai loại 4 lít/can
 
Dạo qua một số đại lý trên địa bàn Hà Nội, một chủ cửa hàng quảng cáo: “Bên chị có bán dòng sản phẩm Nhật “xịn”, gồm kem tẩy rửa đa năng, nước rửa chén, nước lau sàn, bột giặt Wai… với nhiều định lượng và mùi hương thơm khác nhau, giá cả lại hợp lý hơn nhiều sản phẩm ngoại khác…”.
 

Một nhà phân phối, địa chỉ phố Hồng Quang (Khu đô thị mới Đại Kim, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) giới thiệu: “Các sản phẩm Wai - thương hiệu của Nhật Bản (nước rửa chén, nước rửa tẩy đa năng, bột giặt, nước lau sàn...). Sản phẩm bên em, bán chạy nhất là nước rửa chén, bởi loại này có tính năng rửa được rau, củ, quả, giá bán lẻ hơn 120.000 đồng/can 4 lít. Nhiều khách hàng thích đậm đặc nên công ty sản xuất cả loại chứa nhiều chất tẩy hơn…”.

Wai: Sản phẩm có lừa khách hàng? - Hình 3

Kho hàng của một nhà phân phối tại phố Hồng Quang (Khu đô thị mới Đại Kim, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội)

Theo quan sát của PV, các sản phẩm này có dán tem nhãn chính ghi tên sản phẩm hoàn toàn bằng tiếng Nhật, đồng thời, mã vạch có đầu số 490 (là đầu mã vạch của Nhật). Tuy nhiên, trên sản phẩm lại dán thêm tem phụ thể hiện, sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, bởi Công ty TNHH Toyota Tsusho Việt Nam.

Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Toyota Tsusho Việt Nam, trụ sở chính tại tầng 7, tòa nhà Mặt trời Sông Hồng, số 23 Phan Chu Chinh (Hoàn Kiếm, Hà Nội), có chi nhánh tại 2A - 4A Tôn Đức Thắng (P. Bến Nghé, Q. 1, TP. HCM). Để hiểu rõ về nguồn gốc thực sự của sản phẩm, PV đã đặt lịch làm việc với lãnh đạo công ty tại trụ sở chính, tuy nhiên phía công ty từ chối làm việc.

Liên hệ bằng điện thoại với bộ phận phụ trách về sản phẩm, một đại diện tên Nguyên cho biết: “Sản phẩm có thương hiệu Wai được sản xuất tại TP. HCM”. Khi PV hỏi tại sao sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, mà lại ghi nhãn mác chính hoàn toàn bằng tiếng Nhật và mã vạch thể hiện hàng có xuất xứ tại Nhật, thì anh Nguyên trả lời “đó là do các sếp, tôi không biết!” (?!)…

Căn cứ theo Điều 7, Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ thì, đối với hàng hóa sản xuất trong nước, ngôn ngữ trình bày trên nhãn hàng hóa bắt buộc phải được ghi bằng tiếng Việt. Hoặc nội dung trên nhãn có thể được ghi thêm bằng ngôn ngữ khác, nhưng nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng với nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác, không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.

Mặt khác, tại Điều 15 và Điều 18 của nghị định này: Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình, nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa. Cách ghi xuất xứ hàng hóa được quy định như sau: Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa được thể hiện mã số, mã vạch, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và những nội dung khác (nếu có).

Những nội dung thể hiện thêm không được trái với pháp luật và phải đảm bảo trung thực, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa, không che khuất, không làm sai lệch những nội dung bắt buộc trên nhãn. Theo đó, mỗi sản phẩm khi lưu hành trên thị trường đều phải thể hiện đầy đủ mã vạch, bởi mã vạch được coi là “chứng minh thư” thể hiện nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Tuy nhiên, các sản phẩm mang thương hiệu Wai, thì trên tem chính thể hiện hoàn toàn bằng tiếng Nhật và mã vạch có đầu số 490 (Nhật Bản), mặc dù vẫn có tem nhãn phụ thể hiện là sản xuất tại Việt Nam (tem phụ chỉ dùng cho hàng nhập khẩu).

Căn cứ theo nội dung trên, thì các sản phẩm của đơn vị này đã ghi nhãn mác sai quy định. Việc ghi nhãn mác theo kiểu “lập lờ đánh lận con đen”, không hiểu sản phẩm này có ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, hay công ty này đang “móc túi” người tiêu dùng, bởi “hàng Nhật xịn được sản xuất tại Việt Nam”?

Thanh Bình

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định: Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển
Nam Định: Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển

Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định vừa ban hành Nghị quyết số 32/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện Nam Trực - Trực Ninh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (TNH): Dự kiến phát hành 15,2 triệu cổ phiếu, giá 10.000 đồng/CP
Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (TNH): Dự kiến phát hành 15,2 triệu cổ phiếu, giá 10.000 đồng/CP

HĐQT CTCP Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (TNH – sàn HOSE) vừa thông qua việc triển khai phương án chào bán cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu.

CTCP Chứng khoán APG (APG): Ông Nguyễn Hồ Hưng, Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu APG
CTCP Chứng khoán APG (APG): Ông Nguyễn Hồ Hưng, Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu APG

Với mục đích đầu tư cá nhân, ông Nguyễn Hồ Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán APG (APG – sàn HOSE) đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu APG.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 9/5
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 9/5

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 9/5 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Công an TP. Hải Phòng thông tin về 02 vụ cháy trong ngày
Công an TP. Hải Phòng thông tin về 02 vụ cháy trong ngày

Theo thông tin từ Công an TP. Hải Phòng, ngày 8/5/2024 trên địa bàn thành phố đã xảy ra 02 vụ cháy gồm một vụ cháy tại số 42 Võ Nguyên Giáp, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân và một vụ cháy xe đầu kéo tại đường 5 cũ, gần trạm thu phí An Dương.

Thống nhất thời gian, nội dung tổ chức Kỳ họp thứ 16 (chuyên đề) và Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 HĐND TP. Hải Phòng khóa XVI
Thống nhất thời gian, nội dung tổ chức Kỳ họp thứ 16 (chuyên đề) và Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 HĐND TP. Hải Phòng khóa XVI

Ngày 8/5, Thường trực HĐND TP. Hải Phòng tổ chức họp thống nhất thời gian, nội dung chuẩn bị Kỳ họp thứ 16 (chuyên đề) và Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Phạm Văn Lập, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố chủ trì cuộc họp.