Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

8 tháng đầu năm: Xuất siêu đạt mức kỷ lục

Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2020 đạt 336,92 tỷ USD.

Xuất siêu 8 tháng đạt gần 13,5 tỷ USD 

Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu đạt 175,36 tỷ USD, tăng 2,3% và tổng trị giá nhập khẩu đạt 161,9 tỷ USD, giảm 2,4% so với cùng kỳ 2019. 

Tính chung trong 8 tháng đầu năm, cán cân thương mại xuất siêu gần 13,5 tỷ USD, gấp gần 2,5 lần so với số thặng dư cùng kỳ năm 2019 (5,47 tỷ USD). Con số 13,5 tỷ USD có thể nói là mức xuất siêu kỷ lục của Việt Nam, vượt qua cả con số xuất siêu 9,9 tỷ USD của cả năm 2019. 

Có 6 nhóm hàng xuất khẩu khác đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên gồm: Điện thoại và linh kiện 5,35 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 4,2 tỷ USD (tăng 3,4%); dệt may đạt gần 2,97 tỷ USD (giảm 2,5%); máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt gần 2,7 tỷ USD (tăng 17,6%); giày dép gần 1,4 tỷ USD (tăng 1%); gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,15 tỷ USD (tăng 1,9%).

Về nhập khẩu, nhóm hàng nhập lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch hơn 6 tỷ USD, tăng 7,6% so với tháng trước.

Tính chung trong 8 tháng đầu năm, nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 38,75 tỷ USD, tăng 15,6% và vẫn là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất.

Trong 8 tháng, xuất siêu đạt gần 13,5 tỷ USD, mức cao kỷ lụcTrong 8 tháng, xuất siêu đạt gần 13,5 tỷ USD, mức cao kỷ lục

Xuất siêu càng nhiều, nỗi lo càng lớn

Con số xuất siêu 9,9 tỷ USD của năm 2019 đã là mức cao nhất trong 4 năm liên tiếp xuất siêu của Việt Nam. Bởi vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, xuất siêu đáng lo hơn đáng mừng, xuất siêu càng nhiều nỗi lo càng lớn

Theo TS. Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), nền kinh tế Việt Nam mấy năm gần đây luôn xuất siêu, đây là điều đáng mừng bởi sẽ giúp nước ta gia tăng dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, với riêng con số xuất siêu trong 8 tháng năm 2020 lại có điểm đáng lo ngại, khi xuất siêu tăng không phải xuất phát từ kim ngạch xuất khẩu tăng mà lại do nhập khẩu giảm nhiều. 

Nhìn nhận về con số xuất siêu 8 tháng qua, chuyên gia thương mại Phạm Tất Thắng bày tỏ sự lo ngại, bởi chỉ trong 8 tháng, con số xuất siêu đã vượt cả các năm trước nghe có vẻ là tích cực nhưng đây chính là tín hiệu không vui, điều này chứng tỏ nguồn nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất của Việt Nam hiện tại đang gặp khó khăn. 

“Từ trước đến nay, nhập khẩu chủ yếu là nhập yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất. Năm nay, Việt Nam không nhập được nguyên liệu do hai nguyên nhân. Thứ nhất là không có đơn hàng xuất khẩu nên không nhập. Thứ hai là khi có đơn hàng xuất khẩu thì chuỗi cung ứng nguyên vật liệu lại bị đứt gãy nên không nhập được”, vị chuyên gia này phân tích.

Cũng theo chuyên gia Phạm Tất Thắng, hiện nay phần lớn các doanh nghiệp vẫn chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu dự trữ từ trước để xuất khẩu, nguồn nhập khẩu nguyên liệu cho giai đoạn sau vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Chính từ yếu tố này đã dẫn tới câu chuyện Việt Nam chỉ có xuất khẩu mà không có nhập khẩu. 

Trong khi đó, xuất siêu thời gian qua chủ yếu vẫn do doanh nghiệp FDI nhờ họ giữ được đơn hàng, tổ chức được nguồn cung cấp nguyên liệu cho quá trình sản xuất. Tuy các doanh nghiệp này cũng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng mức độ đứt gãy nguồn cung không lớn như các doanh nghiệp Việt Nam.  

Mặt khác, các chuyên gia cũng lưu ý, muốn đánh giá số liệu xuất siêu là tích cực hay không cần phải chú ý đến cả tổng kim ngạch xuất khẩu và tổng kim ngạch nhập khẩu. Cụ thể, trong 8 tháng vừa qua, tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm so với cùng kỳ năm trước với mức giảm khác nhau. Điều này có thể thấy nhập siêu 8 tháng năm 2020 là do nhập khẩu giảm quá nhanh mà không phải do xuất khẩu tăng mạnh. 

Chính vì thế, nếu số liệu nhập khẩu giảm là do lượng máy móc, nguyên vật liệu giảm thì con số xuất siêu như vậy không phải là điều đáng mừng. Nhập khẩu giảm có thể do doanh nghiệp đang đánh giá thấp khả năng xuất khẩu tiếp. Điều này dẫn đến nguy cơ khả năng phục hồi kinh tế sau dịch càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, về mặt tài chính, thặng dư thương mại lớn sẽ giúp đất nước có thêm nguồn ngoại tệ để ổn định tỷ giá. 

Bộ Công Thương dự báo, xuất nhập khẩu hàng hóa nửa cuối năm 2020 của Việt Nam sẽ tăng trưởng khả quan hơn so với quý II/2020, đặc biệt là sau khi nhiều quốc gia bắt đầu nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và bắt đầu đẩy nhanh quá trình phục hồi, mở cửa. 

Bên cạnh đó, từ đầu tháng 8/2020, việc thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sẽ tạo cơ hội tốt cho công tác xuất khẩu các tháng cuối năm. Khi dịch bệnh được kiểm soát tại châu Âu, Hiệp định EVFTA đã được đưa vào thực thi, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có lợi thế rất lớn từ việc giảm/xóa bỏ hàng rào thuế quan vào thị trường EU để khai thác thị trường này.

Bùi Quyền

Bài liên quan

Tin mới

SASCO: Trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển
SASCO: Trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển

Ngày 25/4, đoàn viên thanh niên Công ty CP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) đã trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre). Hoạt động này thuộc dự án trồng rừng “chồi xanh hạnh phúc” do công ty phát động.

Tư vấn đầu tư PP Enterprise (PPE) trong quý I/2024 không ghi nhận doanh thu, liên tục đổi chủ
Tư vấn đầu tư PP Enterprise (PPE) trong quý I/2024 không ghi nhận doanh thu, liên tục đổi chủ

PPE là một doanh nghiệp có vốn điều lệ nhỏ, cổ đông cô đặc nhưng liên tiếp thay đổi cổ đông lớn và lãnh đạo, với sự xuất hiện của bóng dáng nhiều tên tuổi lớn.

Hòa Phát: Nợ vay vọt tăng sau 1 quý, một phần đáng kể rót vào "siêu" DA Dung Quất 2
Hòa Phát: Nợ vay vọt tăng sau 1 quý, một phần đáng kể rót vào "siêu" DA Dung Quất 2

Qua 1 quý, Hoà Phát (mã: HPG) đã ghi nhận tăng hơn 12.000 tỷ đồng tiền vay nợ so đầu năm. Phần lớn trong khoản này, được doanh nghiệp rót vào "quả đấm thép" Gang thép Dung Quất 2.

Hơn 121 triệu tài khoản cá nhân được ngành thuế nắm dữ liệu ngân hàng
Hơn 121 triệu tài khoản cá nhân được ngành thuế nắm dữ liệu ngân hàng

Ngành thuế hiện nắm giữ dữ liệu về tài khoản thanh toán của trên 9 triệu tổ chức và trên 121 triệu cá nhân tại 96 ngân hàng thương mại. Trong báo cáo mới phát đi, Tổng cục Thuế cho biết đã và đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu để phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.

Kinh doanh mỹ phẩm chưa được cấp phép bị xử phạt thế nào?
Kinh doanh mỹ phẩm chưa được cấp phép bị xử phạt thế nào?

Hành vi kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm chưa được công bố (chưa được cấp phép lưu hành) là hành vi bị xem xét xử phạt vi phạm theo quy định tại khoản 2, Điều 68 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.

Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp: Quy định về tài khoản kế toán từ 1/1/2025
Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp: Quy định về tài khoản kế toán từ 1/1/2025

Thông tư 24/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp, trong đó quy định về tài khoản kế toán.