Theo Quy định, các ngành hàng sản phẩm ưu tiên hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu gồm: Điện tử, cơ khí, công nghệ thông tin, phần mềm; Dệt may, da giầy, giấy, nhựa, vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ; Chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống; Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp nông thôn; Sản phẩm nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm OCOP; Sản phẩm tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo; Sản phẩm tái chế, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; Sản phẩm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe; Sản phẩm xuất khẩu; Các sản phẩm thân thiện với môi trường và sản phẩm khác.
Nội dung hỗ trợ gồm: Tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về xây dựng và phát triển thương hiệu; Giới thiệu, quảng bá thương hiệu trên các phương tiện truyền thông, báo điện tử, các website thương mại điện tử; Hàng năm, tổ chức các hoạt động, sự kiện hưởng ứng Ngày thương hiệu Việt Nam (20/4); Biên tập, xuất bản các ấn phẩm, tài liệu về thương hiệu; Khảo sát, điều tra, xây dựng dữ liệu về thương hiệu; Tổ chức đánh giá, xếp hạng, tôn vinh thương hiệu; Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước, các tổ chức trung gian xây dựng và phát triển thương hiệu; Hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và công nhận giống cây trồng mới.
Trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện, mức tối đa 100 triệu đồng/năm đối với các nội dung: Tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về xây dựng và phát triển thương hiệu; Biên tập, xuất bản các ấn phẩm, tài liệu về thương hiệu; Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước, các tổ chức trung gian xây dựng và phát triển thương hiệu.
Hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện, mức tối đa 600 triệu đồng/năm đối với nội dung: Giới thiệu, quảng bá thương hiệu trên các phương tiện truyền thông, báo điện tử, các website thương mại điện tử.
Hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện, mức tối đa 500 triệu đồng/năm đối với nội dung: Tổ chức các hoạt động, sự kiện hưởng ứng Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4) hàng năm.
Hỗ trợ 2 lần/giai đoạn 2014 - 2030, mức hỗ trợ tối đa 100 triệu đồng/lần đối với nội dung: Khảo sát, điều tra, xây dựng dữ liệu về thương hiệu. Hỗ trợ 2 lần/giai đoạn 2024 - 2030, mức hỗ trợ tối đa 300 triệu đồng/lần đối với nội dung: Tổ chức đánh giá, xếp hạng, tôn vinh thương hiệu.
Đối với đăng ký bảo hộ trong nước, hỗ trợ đăng ký bảo hộ sáng chế và đăng ký bảo hộ công nhận giống cây trồng mới (30 triệu đồng văn bằng bảo hộ); đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu (15 triệu đồng văn bằng bảo hộ).
Đối với đăng ký bảo hộ ở nước ngoài, hỗ trợ đăng ký bảo hộ sáng chế và đăng ký bảo hộ công nhận giống cây trồng mới; đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu (60 triệu đồng/đơn, khi được chấp nhận hợp là về các văn bản tương ứng theo quy định của tổ chức quốc tế hoặc quốc gia nộp đơn).
Bá Đoàn