Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Điểm mặt các chiêu trò "giăng bẫy" khách hàng của thực phẩm chức năng

Biến không thành có, biến con kiến thành con voi, biến cái tồn tại thành hư vô… là những trò quái chiêu mà nhiều "chân rết" của doanh nghiệp thực phẩm chức năng sử dụng nhằm móc đến cạn kiệt tiền của khách hàng. Nhất là người mắc bệnh nan y.

Loạt bài này, Thương hiệu và Công luận thực hiện theo Kế hoạch, chỉ đạo của Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam là bảo vệ các thương hiệu của doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh chân chính; Chống hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quảng cáo trên trang web bán hàng, trên bao bì sản phẩm khác với chất lượng. Thực tế, nhiều sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK), thực phẩm chức năng (TPCN) của doanh nghiệp vi phạm Luật Quảng cáo, bị cơ quan chức năng, cụ thể là Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế tiến hành xử phạm hành chính nhiều lần đã ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp cùng ngành.

Lật tẩy chiêu trò kinh doanh TPCN

Hiện nay, các loại thuốc, TPCN thu hút người tiêu dùng nhất là các loại sản phẩm như: Giảm cân, viên uống trắng da, sản phẩm giúp gan, thận, xương, tim,… khỏe mạnh, chống bệnh tật, bệnh nan y. Ngoài ra, những sản phẩm làm đẹp nội tiết, chống rụng tóc… được rất nhiều chị em phụ nữ (thậm chí cả đàn ông) rỉ tai nhau tới tấp mua về dùng. Một điều lạ là chỉ nghe qua quảng cáo mà họ lại tin đó những loại “thần dược”, cứ uống là khỏe, cứ dùng là đẹp, là khỏi bệnh.

Hiệu quả thì không rõ như thế nào, kết quả thì chưa được kiểm chứng nhưng nhờ vào "truyền thông bẩn” mà những công ty, cơ sở, đại lý hay tư nhân bán các loại sản phẩm này ăn nên làm ra. Họ lôi kéo và tạo nên một hệ thống đại lý nhà phân phối, cộng tác viên bán hàng “chuyên nghiệp” chỉ ngồi và dạo trên các diễn đàn, nhóm hội trên mạng để post bài viết, video, thậm chí đội ngũ này còn tự bình luận tích cực về sản phẩm trong các bài viết của nhau để đánh vào tâm lý, nỗi sợ hãi của người tiêu dùng nhằm bán được hàng.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, khi bị cơ quan chức năng mời lên làm việc, lại không thừa nhận sản phẩm quảng cáo trên các website đó là của mình.

Vì lợi nhuận siêu cao mà rất nhiều doanh nghiệp đã quảng cáo sản phẩm nhưng không ghi đầy đủ các nội dung chuẩn theo quy định, các nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng thường xuyên phóng đại thành phần, công dụng, chức năng của sản phẩm so với nội dung đã được cấp phép nhằm thu hút người tiêu dùng; gây nhầm lẫn cho người sử dụng về công dụng sản phẩm.

Thậm chí, với sự phát triển của công nghệ hiện nay, hình thức quảng cáo còn ngày càng tinh vi hơn. Đơn cử, có doanh nghiệp mở tên miền để quảng cáo nhưng nếu vi phạm và bị Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế phát hiện, yêu cầu Bộ Thông tin Truyền thông hỗ trợ đóng tên miền, thì ngay lập tức sẽ mở tên miền khác. Hoặc đặt máy chủ ở Việt Nam, nhưng nếu bị phát hiện vi phạm sẽ chuyển máy chủ sang nước ngoài.

Hay có đơn vị từng bị “tuýt còi” sản phẩm này thì lại thay tên, đổi nhãn mác và tiếp tục quảng cáo tiếp và bán tràn lan trên mạng xã hội.

Đội quân 6.400 nhân viên quản lý thị trường “quét” được 3.500 vụ vi phạm, tiêu hủy 2,5 triệu USD hàng giả & hàng lậu, nộp ngân sách 3,5 triệu USD

Ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương nói rất gay gắt về TPCN, TPBVSK vi phạm Luật Quảng cáo.

Một trong những hành vi khác sẽ rất khó khăn cho cơ quan quản lý là quảng cáo xuyên biên giới, tức những công ty nước ngoài mua “đất quảng cáo” trên các trang thương mại, sàn giao dịch, website của các cơ quan truyền thông, và họ toàn quyền sử dụng để quảng cáo sản phẩm mà chủ cho thuê không hay biết.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trưởng Bộ Công Thương cho biết, rất nhiều đơn vị kinh doanh lợi dụng việc “nhập nhèm” trong ghi nhãn mác quảng cáo để khiến người tiêu dùng khó phân biệt được thuốc và thực phẩm chức năng. Để rồi khi có sự cố xảy ra, họ lách luật, “phủi trách nhiệm” bằng cách phủ nhận với các lý do như “sản phẩm này không phải là thuốc, sản phẩm kia không phải là thực phẩm chức năng”. Đây chính là kẽ hở được các đối tượng này lợi dụng để quảng cáo nhập nhèm, lừa bán sản phẩm qua mạng". 

Cũng theo ông Trần Hữu Linh, việc sản xuất và sử dụng hàng giả - hàng nhái tràn lan là một vấn nạn nhức nhối ở thị trường tiêu dùng Việt Nam. Với mức sống thấp và tâm lý sính ngoại của không ít người dân, tình trạng này có lẽ còn lâu lắm mới chấm dứt.

Tuy nhiên, không vì thế mà các Cơ quan chức năng hoặc các thương hiệu lớn mặc kệ, mà tất cả vẫn đang hàng ngày cố gắng nhằm giảm thiểu tình trạng này – đặc biệt là để bảo vệ những người tiêu dùng chân chính không lâm vào tình trạng "bỏ tiền thật mua phải hàng giả".

Một thực trạng nữa đó là nhiều công ty kinh doanh thực phẩm chức năng thường sử dụng chung “công thức” “đăng ký một đằng hoạt động một nẻo” nhằm che giấu hành vi gian dối và cản trở hoạt động thanh tra, giám sát của cơ quan chức năng. 

Thâm nhập thực tế

Trong rất nhiều lần nhập vai, xác minh tìm hiểu thông tin, địa chỉ, PV Thương hiệu và Công luận thấy, đó là địa chỉ ma, những công ty kinh doanh TPCN có dấu hiệu gian dối đó là “vườn không nhà trống”, chỉ thuê một địa chỉ kinh doanh theo đúng quy định, sau đó chuyển địa điểm hoạt động, hoặc được những bảo vệ trợ giúp nhắn lại khách vãng lai, hoặc người tiêu dùng, cơ quan chức năng là đã đi “tập huấn”, “ nghỉ mát”…Rất nhiều doanh nghiệp để che giấu những hành vi trái quy định pháp luật thường lập ra nhiều công ty ma, địa chỉ ảo để né tránh cơ quan chức năng, chối bỏ trách nhiệm với người tiêu dùng.

Như trường hợp Công ty TNHH Ripple Việt Nam (Công ty Ripple) là đơn vị kinh doanh sản phẩm TPCN Hoạt huyết Ngọc Thanh. Cũng cần phải thông tin thêm đây là sản phẩm chỉ có tác dụng hỗ trợ nhưng lại được giới thiệu là thuốc có khả năng điều trị các bệnh thiếu máu lên não, đau đầu, rối loạn tiền đình. Công ty Ripple đăng ký kinh doanh tại địa chỉ số 435, đường Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội nhưng thực tế đây chỉ là một căn phòng nhỏ diện tích 20 vuông, được thuê mục đích gắn một tấm biển hiệu và không có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ở đây. Còn thực tế, sau khi điều tra tìm hiểu, PV phát hiện công ty này thuê một tòa nhà riêng ở con phố khác gần đó, không biển hiệu, quảng cáo.

Địa chỉ đăng ký kinh doanh của công ty Ripple Việt Nam không có gì ngoài biển ảo?

Thế nên, người tiêu dùng, hay cơ quan chức năng có thắc mắc, tố cáo khiếu nại những vấn đề liên quan đến sản phẩm thì chỉ có “đi tìm chim”, xác định là “tiền mất tật mang” trong khi những sản phẩm gian dối về công dụng vẫn được buôn bán công khai bằng phương thức online.

Đây cũng chính là một trong những lý do cản trở cơ quan chức năng trong việc “tìm diệt” những đơn vị kinh doanh gian dối, đặc biệt, trong công tác hậu kiểm, thanh tra kiểm tra. Trong khi, các quy định của pháp luật hiện nay lại xử phạt những trường hợp vi phạm về địa chỉ đăng ký kinh doanh không đủ răn đe. Đó chính là lý do, các đơn vị kinh doanh gian dối lợi dụng để biến hóa với nhiều danh nghĩa khác nhau. Do đó, sự cần thiết phải có cơ chế đặc thù đối với những đơn vị kinh doanh TPCN, cùng những biện pháp khác góp phần dẹp loạn thị trường đang ngày càng bát nháo vì những hoạt động kinh doanh vi phạm pháp luật.

Lợi dụng chuyên gia, người nổi tiếng để PR sản phẩm

Một điều đặc biệt nữa là các doanh nghiệp kinh doanh TPCN, TPBVSK thường lợi dụng hình ảnh của các bác sĩ, chuyên gia nổi tiếng về dinh dưỡng và thư cảm ơn của bệnh nhân để PR cho sản phẩm.  Thư cảm ơn này, có thể là do tự tạo. Người tìm chỉ cần gõ từ khóa mình mong muốn là sẽ thấy tràn ngập những quảng cáo với những bài viết, hình ảnh, video đầy đủ bắt mắt. Đặc biệt, những nội dung này được làm rất bài bản, chuyên nghiệp, có cả ekip để xây dựng hình ảnh.

Thông thường các đơn vị này sẽ quảng cáo bằng những bài viết giật title như: “Nếu không đọc bài viết này bạn sẽ ân hận cả đời”, “Bật mí phương pháp đẹp như N.T”, “ Làm sao để chồng bạn không đi ngoại tình”,… kèm theo đó là hình ảnh những cô nàng hotgirl hay chính những khách hàng thật bị họ lừa mua hàng, đoạn chát (không rõ do ai viết) khen sản phẩm tốt…

Chưa hết, để nâng “thủ đoạn” của mình lên chiếm lấy niềm tin của khách hàng, các đơn vị sản xuất và bán TPCN, thuốc này này thuê các KOLs (những người có sức ảnh hưởng trên cộng đồng mạng, bao gồm: diễn viên, ca sĩ, người mẫu, nghệ sĩ hài… được nhiều người biết đến), bác sĩ, dược sĩ – những người làm công tác về y tế để PR, tạo sự tin tưởng cho sản phẩm.

Theo một báo cáo của Hiệp hội Quảng cáo và Niềm tin Toàn cầu Nielsen, 92% người tiêu dùng tin vào lời giới thiệu của bạn bè và người thân hơn là quảng cáo của nhà sản xuất. Vì thế, những người có sức ảnh hưởng đến công chúng (KOL- Key Opinion Leader) được chọn để làm đại sứ thương hiệu ngày càng phổ biến. KOL trực tiếp quảng cáo sản phẩm sẽ hấp dẫn người tiêu dùng hơn bởi những chia sẻ và trải nghiệm thực tế, nhờ đó khách hàng tin vào sản phẩm hơn.

Theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/06/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất – kinh doanh hàng giả, chống hàng giả hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, Bộ Y tế đã tăng cường công tác kiểm tra, xử lý sai phạm của DN song cũng không thể xuể do quá nhiều cơ sở vi phạm.

Với những tồn tại nêu trên, cơ quan quản lý nhà nước sẽ xử phạt khung cao nhất và đưa vào “danh sách đen”, thường xuyên lấy mẫu kiểm nghiệm; thanh, kiểm tra tần suất lớn nhằm phát hiện sai phạm (nếu có) để ngăn chặn nguy cơ sản phẩm kém chất lượng tới tay người tiêu dùng.

Cục An toàn thực phẩm cũng khuyến cáo người dân, để mua được các sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khoẻ đảm bảo an toàn, người tiêu dùng cần lựa chọn và mua sản phẩm đã được cơ quan chức năng xác nhận cho phép lưu hành (sản phẩm đã được cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc sản phẩm đã được cấp công bố phù hợp quy định, an toàn thực phẩm); Kiểm tra nhãn mác, hạn sử dụng của sản phẩm. Người tiêu dùng tránh mua sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe không rõ hoặc không thể truy xuất nguồn gốc, không qua kiểm soát (như hàng xách tay), quảng cáo và bán trên các trang web, mạng xã hội…

Người bệnh còn "tín", còn bị lừa

Hiện nay, tình trạng mạo danh lương y, thầy thuốc, để tạo niềm tin cho người bệnh diễn ra rất phổ biến. Mục tiêu của những người này là bán được nhiều thuốc hoặc thực phẩm chức năng, chuộc lợi trên niềm tin của người tiêu dùng. 

Với tâm lý có bệnh thì vái tứ phương, “còn nước còn tát”, rất nhiều người đã sẵn sàng bỏ tiền để mua các loại thực phẩm chức năng được quảng cáo như thần dược trên mạng xã hội bởi những lương y mạo danh này, để rồi, nhẹ dạ cả tin mà sập bẫy lừa, tiền mất tật mang.

Mặc dù các cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý nhưng, bằng nhiều cách khác nhau, vấn nạn này vẫn diễn ra với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn gây bức xúc lẫn lo lắng trong xã hội. 

d

Vậy, người tiêu dùng nên có sự lựa chọn như thế nào, đâu là tiêu chí một lương y, thầy thuốc đủ điều kiện để khám chữa bệnh? Liệu có phải các biện pháp và chế tài xử lý vi phạm đối với những kẻ kiếm tiền trên sinh mạng và nỗi sợ hãi của người khác quá nhẹ?... Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn thầy thuốc nhân dân, Tiến sĩ, bác sĩ (TTND. TS. BS) Nguyễn Hồng Siêm – nguyên Chủ tịch hội Đông y TP. Hà Nội để làm rõ hơn những băn khoăn này.

mao-danh-luong-y-than-y-nguoi-benh-con-tin-con-bi-lua

Thầy thuốc nhân dân, Tiến sĩ, bác sĩ (TTND. TS. BS) Nguyễn Hồng Siêm – nguyên Chủ tịch hội Đông y TP. Hà Nội khẳng định không hề có "thần y", "thần dược" và cho rằng Các cơ quan chức năng cần mạnh tay hơn nữa trong việc xử phạt những người giả mạo, tự xưng là lương y này.

Nền kinh tế Việt Nam đang dần chuyển sang kinh tế thị trường. Chính vì cơ chế thị trường nên các ngành sản xuất nói chung trong đó có ngành y phát triển rầm rộ. Trong sản xuất thuốc đông y hay TPCN của Đông y đều phải được Bộ Y tế và cụ thể là Cục An toàn Thực phẩm cấp phép mới được sản xuất và phải đảm bảo trong nhà máy đủ điều kiện tiêu chuẩn GMP. Những bài thuốc hay thực phẩm chức năng phải được xét duyệt nghiêm túc. Tuy nhiên, việc kiểm soát, kiểm duyệt còn nhiều bất cập.

Vì thế một số người đã lợi dụng những bất cập đó để tự sản xuất không phép, mạo danh hoặc tự xưng là dược sĩ, lương y hay thậm chí là thần y để bán sản phẩm kiếm lợi nhuận. Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Hồng Siêm khẳng định, không có thần y hay thần dược nào cả. Việc mạo danh, tự xưng là lương y hay thần y để thăm khám, kê đơn cho người bệnh là không thể chấp nhận được. Đảng và Nhà nước rất ưu tiên ngành Đông y. Vì thế, y sĩ chỉ phải học 02 năm, thực tập 12 tháng ở bệnh viện là được Sở Y tế cấp bằng y sĩ y học cổ truyền và cấp phép hành nghề. Tuy nhiên, các y sĩ phải thực tập thêm 03 năm nữa thì mới đủ điều kiện khám chữa bệnh. 

mao-danh-luong-y-than-y-nguoi-benh-con-tin-con-bi-lua

Hình ảnh mà PV ghi nhận thực tế tại một "lò đào tạo lương y" chuyên tư vấn, bán thực phẩm chức năng qua điện thoại ở Hà Nội.

Hiện nay, ranh giới giữa thuốc và TPCN rất mập mờ. Đây là điều kiện để những người tự xưng là lương y, thần y lợi dụng để quảng cáo như một loại “thần dược” chữa bách bệnh... Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Hồng Siên cho rằng Bộ Y tế còn khá cứng nhắc trong việc này. 

Đối với các bài thuốc Đông y, thường phải mất khoảng từ 02 đến 03 năm để được cấp phép. Phải làm nhiều thủ tục như nghiên cứu lâm sàng, thử nghiệm…. Vì thế, nhiều bài thuốc được chuyển thành thực phẩm chức năng. Trong khi đó, việc cấp cấp cho các loại thực phẩm chức năng lại rất thoáng, không bị kiểm soát chặt như thuốc. Chỉ 01 đến 02 tuần là các loại thực phẩm chức năng được cấp phép.

Cũng theo thầy thuốc nhân dân Nguyễn Hồng Siêm, đã là những bài thuốc cổ phương mà được các cụ để lại hàng nghìn năm nay thì nên cho phép sản xuất. Không nên kéo dài thời gian cấp phép quá lâu để rồi họ buộc phải chuyển các bài thuốc cổ phương thành thực phẩm chức năngĐối với việc cấp thuốc y học cổ truyền, các nhà quản lý nên nghiên cứu lại. Các công ty muốn được cấp phép một bài thuốc nào đó gặp khó khăn nên biến bài thuốc này thành thực phẩm chức năng. Trong kinh doanh của y học cổ truyền, các bài thuốc hay thực phẩm chức năng phải thông qua nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP sản xuất. Sau đó, các công ty chuyên phân phối đặt hàng. Chính những công ty này lại bán cho các cơ sở phân phối khác. Để rồi những chi nhánh con lại đào tạo ra những “lương y”, “thần y” giả để bán thuốc. 

Những người tự xưng, giả mạo là lương y, thần y để khám bệnh, chữa bệnh là phạm pháp. Nhưng để xử phạt cũng không dễ vì nhiều nguyên nhân. Các cơ quan chức năng cần mạnh tay hơn nữa trong việc xử phạt những người giả mạo, tự xưng là lương y này. Ông Siêm khẳng định , chẳng có thần y, thánh y hay thần dược nào cả. Việc mạo danh thầy thuốc đông y để bán sản phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng chắc chắn là khiến uy tín của các thầy thuốc đông y chân chính bị ảnh hưởng. 

Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Hồng Siêm bày tỏ:"Nhiều lần cũng bị người dân gọi điện phản ánh về các loại thuốc. Các công ty nhằm thầy thuốc có uy tín để dán hình ảnh, quảng cáo sai sự thật. Tôi khi cộng tác với các công ty luôn nói rõ rằng đã là thực phẩm chức năng thì chỉ có công dụng hỗ trợ chứ không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Phải nói thật, dân trí của người dân của thực sự chưa cao và đồng đều. Có bệnh thì vái tứ phương, cứ nghe giới thiệu hay thấy chỗ này, chỗ kia đông người khám nên tin tưởng. Vậy nên những đối tượng mạo danh ấy mới có cơ hội phát triển. Những người này mạo danh lương y, thần y để quảng cáo, bán thuốc, thực phẩm chức năng chưa được phép là lừa người dân không có đạo đức. Nói một chút về tâm linh, hành nghề Đông y là làm phúc. Nếu anh làm phúc không đúng hoặc lừa lọc để kiếm tiền trên nỗi đau của người khác thì gia đình, cuộc đời anh sẽ phải chịu những điều không hay."

Người bệnh cần cẩn trọng, hiểu biết, không nên tin quá nhiều vào những lời quảng cáo một cách thái quá. Người tiêu dùng nên tìm thầy thuốc, lương y được cấp phép hành nghề của Nhà nước. Không nên mua thuốc, khám bệnh và TPCN, TPBVSK ở những cơ sở hành nghề không rõ ràng. 

Hoàng Thăng - Lê Pháp

Bài liên quan

Tin mới

Bắt 25 đối tượng trong đường dây đánh bạc giao dịch hơn 700 triệu đồng/ngày
Bắt 25 đối tượng trong đường dây đánh bạc giao dịch hơn 700 triệu đồng/ngày

Công an TP. Vinh, tỉnh Nghệ An vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc hoạt động dưới hình thức đánh số lô, số đề sử dụng công nghệ cao thông qua ứng dụng mạng xã hội Telegram, bắt giữ 25 đối tượng và thu giữ nhiều tang vật có liên quan.

Theo WHO và UNICEF: Tiêm chủng đã bảo vệ hàng triệu trẻ em tại Việt Nam khỏi nhiều loại bệnh tật
Theo WHO và UNICEF: Tiêm chủng đã bảo vệ hàng triệu trẻ em tại Việt Nam khỏi nhiều loại bệnh tật

Bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam cho biết, chương trình tiêm chủng của Việt Nam đã góp phần cứu sống hàng triệu trẻ em và giảm bớt tác động nặng nề của những bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine đối với gia đình, cộng đồng và đất nước trong hơn 40 năm qua.

Bình Định: Khu du lịch Eo Gió sẽ có cầu kính ngắm bình minh
Bình Định: Khu du lịch Eo Gió sẽ có cầu kính ngắm bình minh

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định “Về việc Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái Eo Gió”. Điều đặc biệt của dự án là sẽ xây cầu kính để du khách trải nghiệm ngắm bình minh ở nơi được ví đẹp nhất Việt Nam.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định tiếp xúc cử tri là công nhân lao động
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định tiếp xúc cử tri là công nhân lao động

Ngày 25/4, tại trụ sở Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Nam Định đã diễn ra hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề giữa Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) với công nhân lao động (CNLĐ) trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Người giữ lửa cho làng nghề đúc đồng truyền thống An Lộng
Người giữ lửa cho làng nghề đúc đồng truyền thống An Lộng

Nhắc đến nghề đúc đồng, người ta thường nhớ đến làng Ngũ Xã (Hà Nội), Ý Yên (Nam Ðịnh) hay Ðại Bái (Bắc Ninh), thế nhưng ít ai biết rằng, thôn An Lộng, xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, có nghề đúc đồng nổi tiếng từ xa xưa. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, nghề đúc đồng ở đây vẫn được duy trì và lưu giữ những bí quyết, kỹ thuật đúc thủ công tinh xảo cổ truyền của cha ông.

Quảng Bình tổ chức khai mạc giải đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia năm 2024
Quảng Bình tổ chức khai mạc giải đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia năm 2024

Ngày 25/4, tại Khu vực Tượng đài Mẹ Suốt, TP. Đồng Hới (Quảng Bình), Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Liên đoàn Đua thuyền Việt Nam (Cục Thể dục Thể thao) tổ chức Lễ khai mạc Giải đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia năm 2024.