Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bài 3: Yêu cầu dừng, vẫn ráo riết lấn sông!

Sau những phản ánh về việc thi công bờ kè Dự án khu du lịch - dịch vụ Cù lao Tân Vạn lấp sông Đồng Nai, được đăng tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã vào cuộc. Ngày 20/3/2017, Bộ đã có Công văn số 1235/BTNMT-TNN gửi UBND tỉnh Đồng Nai về vấn đề này.

THCL – Sau những phản ánh về việc thi công bờ kè Dự án khu du lịch - dịch vụ Cù lao Tân Vạn lấp sông Đồng Nai, được đăng tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã vào cuộc. Ngày 20/3/2017, Bộ đã có Công văn số 1235/BTNMT-TNN gửi UBND tỉnh Đồng Nai về vấn đề này.

Bài 3: Yêu cầu dừng, vẫn ráo riết lấn sông! - Hình 1

Công văn số 1235/BTNMT-TNN gửi UBND tỉnh Đồng Nai 

Nội dung công văn nêu rõ: Dự án đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường từ năm 2007. Nhưng do dự án chưa thực hiện triển khai và có thay đổi quy mô diện tích và điều chỉnh quy hoạch nên UBND tỉnh yêu cầu chủ đầu tư lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Tuy nhiên “... Mặc dù báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án khu dân cư, dịch vụ và du lịch Cù Lao Tân Vạn chưa được phê duyệt, nhưng chủ đầu tư vẫn tổ chức thi công xây dựng bờ kè phía rạch Bà Lồ là vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường”.

Tác hại khôn lường

Khi công văn đến UBND tỉnh Đồng Nai, thì những vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường đã diễn ra liên tục trong nửa năm qua. Đánh giá ban đầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường về những vi phạm này, cho thấy:

Bài 3: Yêu cầu dừng, vẫn ráo riết lấn sông! - Hình 2

“Việc san lấp mặt bằng và thi công, xây dựng bờ kè dự án có lấn ra sông Đồng Nai và các rạch Ông Dầu, Bà Lồ...”

“Việc san lấp mặt bằng và thi công, xây dựng bờ kè dự án có lấn ra sông Đồng Nai và các rạch Ông Dầu, Bà Lồ - sẽ gây ảnh hưởng đến sông, rạch xung quanh dự án, nhất là các vị trí sát các rạch có chiều rộng hẹp và gây tác động đến dòng chảy của sông, rạch, cụ thể: mặt cắt sông, rạch, hình thái thay đổi dẫn đến thay đổi dòng chảy, lòng dẫn các sông, rạch.

Tuy nhiên, nội dung này chưa được chủ đầu tư đánh giá ảnh hưởng và chưa có ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tài nguyên nước, trong khi sông Đồng Nai là sông liên tỉnh.

Do đó, để đảm bảo tính khách quan và khoa học của dự án, làm cơ sở quyết định việc tiếp tục thực hiện hay dừng dự án, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo chủ đầu tư và các sở ban, ngành:

1. Chỉ đạo chủ đầu tư dừng thực hiện thi công xây dựng bờ kè lấn sông; hoàn thiện Báo cáo Đánh giá tác động môi trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Bài 3: Yêu cầu dừng, vẫn ráo riết lấn sông! - Hình 3

Máy ủi nhỏ tiếp tục hoạt động san lấp vào sáng 23/3/2017

2. Đánh giá tác động của Dự án tới thoát lũ, lưu thông dòng chảy, bồi lắng, sạt, lở lòng, bờ bãi sông theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước làm cơ sở cho việc quyết định triển khai dự án”.

Vẫn thản nhiên thi công, lấp sông!

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lên tiếng, chủ đầu tư - Công ty CP Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu tiếp thu ý kiến như thế nào? Thực tế ghi nhận, rạch Bà Lồ vẫn đang bị thu hẹp.  

Nhóm phóng viên Thương hiệu & Công luận đã có mặt tại phường Bình Thắng, TX. Dĩ An (Bình Dương) đối diện với cù lao Tân Vạn, trong suốt những ngày qua.

Bài 3: Yêu cầu dừng, vẫn ráo riết lấn sông! - Hình 4

Hàng ngàn bao cát đã kè thêm một đoạn dài khoảng 500 m, lấn rạch Bà Lồ

Chiều ngày 22/3/2017, đất cát vẫn được các công nhân đóng bao thủ công, thả xuống mép sông để làm kè. Ngay trong sáng ngày hôm sau (23/3), khi công đoạn này được làm xong, những máy ủi nhỏ tiếp tục hoạt động san lấp.  

"Có thể quan sát rõ, tiếp nối từ đoạn kè bê tông đã được đúc xong, hàng ngàn bao cát đã kè thêm một đoạn dài khoảng 500 m, lấn sang hẳn bề mặt rạch Bà Lồ khoảng 20 m”, ông Nguyễn Ngọc Nui, người dân phường Bình Thắng cho biết.

Một điều đáng nói nữa là, dù dự án “lấp sông” này thuộc tỉnh Đồng Nai; nhưng lại tác động trực tiếp tới đời sống người dân phía bên bờ thuộc tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, những bức xúc của người dân ở đây trong nửa năm qua, chưa được chính quyền và cơ quan chức năng tỉnh này quan tâm giải quyết.

Nhóm phóng viên

Bài liên quan

Tin mới

Hải Dương thu giữ hơn 2.000 điếu thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc
Hải Dương thu giữ hơn 2.000 điếu thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc

Cơ quan Công an huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương vừa phát hiện, thu giữ hơn 2.000 điếu thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tập đoàn Mai Linh đã có sự khởi sắc chấm dứt lỗ và trở lại đường đua
Tập đoàn Mai Linh đã có sự khởi sắc chấm dứt lỗ và trở lại đường đua

Ngày 29/4/2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh tổ chức Đại hội đồng Cổ đông Thường niên năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh.

IMF kỳ vọng kinh tế Châu Á sẽ tăng trưởng 4,5%
IMF kỳ vọng kinh tế Châu Á sẽ tăng trưởng 4,5%

Hôm thứ Ba, ngày 30/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng Châu Á vào năm 2024, với lạm phát giảm nhanh và tăng trưởng kiên cường sẽ giúp khu vực đạt được "hạ cánh mềm" ngay cả khi tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ chậm lại trong hai năm tới.

Thu hồi lô dung dịch uống Calcium-Nic extra vi phạm chất lượng
Thu hồi lô dung dịch uống Calcium-Nic extra vi phạm chất lượng

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa thông báo thu hồi trên toàn quốc lô dung dịch uống Calcium-Nic extra, do Công ty TNHH Dược phẩm USA - NIC sản xuất, do vi phạm chất lượng mức độ 2.

Bộ đội biên phòng Quảng Ninh: Bắt quả tang đối tượng buôn bán 41g heroin
Bộ đội biên phòng Quảng Ninh: Bắt quả tang đối tượng buôn bán 41g heroin

Hồi 7h05p, ngày 28/4/2024, tại khu vực đối diện Bến xe Bãi Cháy, thuộc tổ 1, khu 1, phường Hùng Thắng, TP Hạ Long, Đội đặc nhiệm phòng chống ma tuý và tội phạm (Phòng phòng chống ma túy và tội phạm - Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh) phối hợp với đồn BPCK cảng Hòn Gai phát hiện, bắt giữ Lò Văn Tiêng (SN 1994, trú tại Bản Pi, Xã Xuân Lao, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên) có hành vi nghi mua bán trái phép chất ma túy.

Chủ quyền Tổ quốc nhìn từ biển
Chủ quyền Tổ quốc nhìn từ biển

Xuyên suốt chiều dài lịch sử của đất nước, chủ quyền không thể tranh cãi đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã phải đánh đổi bằng máu xương của bao thế hệ, viết nên bản hùng ca bất tử về công cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.