Bàng quang tăng hoạt là gì?
Bàng quang tăng hoạt hay còn được gọi là bàng quang kích thích, là tình trạng bàng quang hoạt động quá mức gây ra cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên và đột ngột. Đây là tình trạng khá phổ biến không nguy hiểm nhưng lại gây phiền toái và trở ngại trong sinh hoạt, học tập.
Thận trong cơ thể là cơ quan tạo ra nước tiểu và điều phối xuống bàng quang. Khi bàng quang đầy nước tiểu, não sẽ gửi tín hiệu thông báo cho cơ sàn chậu sẽ giãn ra, đồng thời cơ bàng quang thắt chặt đẩy nước tiểu ra ngoài. Nhưng khi bàng quang tăng hoạt khiến các cơ bàng quang không co bóp đúng thời điểm ngay cả khi lượng nước tiểu trong bàng quang thấp gây ra tiểu gấp. Nguyên nhân dẫn đến bàng quang quang tăng hoạt thường gặp như:
+ Bổ sung quá nhiều chất lỏng, đặc biệt là các chất kích thích như caffeine...
+ Sử dụng thuốc có tác dụng tăng sản xuất nước tiểu như: Thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm…
+ Nhiễm trùng đường tiết niệu
+ Thiếu hụt nội tiết tố ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh
+ Vùng cơ chậu yếu do mang thai và sinh con
+ Tổn thương dây thần kinh do chịu chấn thương hoặc phẫu thuật vùng chậu.
+ Sỏi bàng quang
+ Bệnh tiểu đường
+ Bệnh thận như: Suy thận, sỏi thận, viêm cầu thận, suy giảm chức năng thận…
Xem thêm: Tìm hiểu thêm về tình trạng són tiểu sau sinh TẠI ĐÂY!
Các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt
Các triệu chứng bàng quang tăng gọi chung là hội chứng bàng quang tăng hoạt hoạt ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh rất lớn. Khoảng 50% người mắc tình trạng này giấu bệnh chịu đựng không đi khám do cảm thấy xấu hổ, tự ti. Triệu chứng bao gồm:
+ Tiểu gấp do xuất hiện cảm giác muốn đi tiểu đột ngột không thể nhịn được
+ Tiểu không tự chủ, tiểu mất kiểm soát
+ Tần suất đi tiểu lớn, thường trên tám lần mỗi ngày
+ Tiểu đêm nhiều lần và chính xác là thức dậy hơn hai lần để đi tiểu
Phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt
Bàng quang tăng hoạt là tình trạng thường gặp và hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phối hợp tốt giữa thay đổi lối sống cùng thuốc điều trị.
Thay đổi thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bàng quang tăng hoạt. Nên việc thay đổi những thói quen được người bệnh đánh giá cho hiệu quả tốt. Một số cách giúp bạn cải thiện hội chứng bàng quang tăng hoạt có thể tham khảo:
Thay đổi chế độ ăn uống: Loại bỏ các loại thức ăn đồ uống có nguy cơ khiến bệnh nặng hơn. Bao gồm trà, cà phê, rượu, các chất kích thích…Bổ sung magie hydroxit và L-arginine, đây là những chất giúp giảm triệu chứng bàng quang tăng hoạt, tiểu không kiểm soát được.
Chăm sóc hệ tiêu hóa: Tránh để xảy ra táo bón bằng cách bổ sung chất xơ, bổ sung lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa như sữa chua.
Duy trì cân nặng: Thừa cân có thể làm tăng áp lực lên bàng quang nên bạn cần giảm cân nếu bị béo phì.
Sử dụng thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt
Khi việc thay đổi những hành vi không giúp cải thiện hội chứng bàng quang tăng hoạt thì bạn cần được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị. Thuốc thường được dùng có công dụng chính là kiểm soát co thắt cơ bàng quang, bao gồm:
+ Thuốc kháng cholinergic: Tolterodine, Oxybutynin, Solifenacin…
+ Thuốc adrenergic beta-3: Mirabegron
Tuy nhiên những thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô mắt, khô miệng và táo bón. Khi có chỉ định dùng bạn cần tham khảo đầy đủ ý kiến của các bác sĩ/dược sĩ và hướng dẫn sử dụng.
Ngoài ra khi phương pháp dùng thuốc không cho hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo một số cách như:
Vật lý trị liệu vùng chậu: Các bài tập tác động lên vùng xương chậu có thể giúp kiểm soát nhiều vấn đề về tiết niệu. Các bài tập kegels giúp tăng cường cơ trong và xung quanh xương chậu. Bạn nên tập vài lần mỗi ngày sẽ rất hữu ích trong kiểm soát các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.
Botox: Một liều nhỏ có thể làm tê liệt tạm thời hoặc suy yếu cơ bàng quang. Do vậy giúp ngăn cơ bàng quang co thắt thường xuyên nên làm giảm triệu chứng của bàng quang tăng hoạt.
Kích thích thần kinh: Có tác dụng thay đổi tín hiệu của các dây thần kinh truyền xung động đến bàng quang.
Phẫu thuật: Nếu tất cả các cách trên thất bại, người bệnh có thể cân nhắc phẫu thuật tăng dung tích bàng quang, chuyển hướng tiết niệu...
Xem thêm: Nguyên nhân khiến trẻ tiểu nhiều lần TẠI ĐÂY!
Cải thiện bàng quang tăng hoạt nhờ thảo dược
Bên cạnh việc sử dụng các thuốc điều trị kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt, để giải quyết vấn đề này, hiện nay việc sử dụng thảo được trong hỗ trợ điều trị bệnh được người bệnh tin dùng rất nhiều. Thảo dược nổi bật trong các sản phẩm hỗ trợ cải thiện bàng quang tăng hoạt là bạch tật lê. Bạch tật lê từ xưa trong y học cổ truyền có công dụng bổ thận, tăng trương lực cơ bàng quang.
Ngoài ra, theo một nghiên cứu vào năm 2008 ở Iraq, chiết xuất từ quả, lá và rễ cây bạch tật lê có hiệu quả chống nhiễm trùng tiết niệu. Khi được kết hợp với chiết xuất hạt bí ngô, cao chi tử, cao trinh nữ hoàng cung, cao hoàng cầm… giúp hỗ trợ cải thiện hội chứng bàng quang tăng hoạt rất hiệu quả.
Các triệu chứng do bàng quang tăng hoạt gây ra rào cản rất lớn về tâm lý cũng như ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. Do vậy người mắc nếu phát hiện các triệu chứng hoặc nghi ngờ mắc tình trạng bàng quang tăng hoạt nên đi khám. Đồng thời sử dụng thảo dược có thành phần tự nhiên là bạch tật lê để nhanh cải thiện và phòng ngừa tái phát.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nén Ích Tiểu Vương – Hỗ trợ cải thiện rối loạn chức năng bàng quang, dùng cho người tiểu nhiều lần, tiểu són, hội chứng bàng quang kích thích
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tiểu Vương có thành phần từ cao bạch tật lê kết hợp với nhiều thảo dược quý khác (cao chi tử, cao hoàng cầm, cao trinh nữ hoàng cung, Soy Isoflavones, chiết xuất hạt bí ngô) hỗ trợ cải thiện rối loạn chức năng bàng quang, giảm tiểu són, tiểu nhiều lần, dùng cho người bị tiểu nhiều lần, tiểu són, hội chứng bàng quang kích thích.
Hướng dẫn sử dụng
Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2-3 viên. Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Nên sử dụng liên tục 1-3 tháng để có hiệu quả tốt.
Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu
Địa chỉ: 171 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội. Liên hệ: 024. 38461530 - 028. 62647169.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Hương Giang