Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bến Tre: Công bố 25 nền tảng số được tập trung sử dụng để thúc đẩy chuyển đổi số

Danh sách các nền tảng số quốc gia sử dụng trên địa bàn tỉnh Bến Tre năm 2022 và những năm tiếp theo được chia làm 3 nhóm: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Cụ thể, trong danh sách các nền tảng số tập trung thúc đẩy sử dụng tại tỉnh Bến Tre, có 16 nền tảng chính quyền số: Nền tảng tích hợp, chia sẽ dữ liệu cấp tỉnh; nền tảng trung tâm giám sát điều hành thông minh; nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu tập trung cấp tỉnh; nền tảng trung tâm giám sát điều hành an toàn thông tin mạng; nền tảng quản trị tổng thể cấp tỉnh; nền tảng hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính; nền tảng hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành; nền tảng hệ thống thư điện tử công vụ; nền tảng bản đồ số; nền tảng trợ lý ảo; nền tảng học trực tuyến mở đại trà; nền tảng cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư; nền tảng CSDL về đất đai; nền tảng CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; nền tảng CSDL quốc gia về bảo hiểm; nền tảng hóa đơn điện tử.

Các nền tảng kinh tế số gồm có nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp; nền tảng tài chính, kế toán, hóa đơn và chữ ký điện tử; nền tảng thanh toán điện tử; nền tảng hợp đồng điện tử và nền tảng thương mại điện tử.

Về xã hội số có 4 nền tảng gồm: Trình duyệt và công cụ tìm kiếm, mua sắm, giao hàng, tin tức.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: Sở TT&TT Bến Tre)

Lãnh đạo UBND tỉnh Bến Tre yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ vào danh sách nêu trên để tuyên truyền, triển khai sử dụng hiệu quả các nền tảng số phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, gắn liền với bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bến Tre được giao theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương sử dụng nền tảng số và định kỳ hàng quý tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh.

Để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, hồi trung tuần tháng 4, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn theo thẩm quyền và kế hoạch hàng năm.

Với vai trò là cơ quan thường trực Ủy ban chuyển đổi số quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông xác định rõ định hướng xuyên suốt năm 2022 là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam.

Tại phiên họp thứ ba của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số diễn ra ngày 8/8, đại diện Bộ Thông tin và Truyền Thông cho biết, 35/35 nền tảng số quốc gia đã phát triển xong, được công bố và đưa vào sử dụng, trong đó có 31 nền tảng số đã sử dụng chính thức, 4 nền tảng đang thử nghiệm.

Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các bộ, ngành chỉ đạo phát triển, đánh giá và công bố 50 nền tảng số, trong đó có 18 nền tảng phục vụ Chính phủ số, 16 nền tảng phục vụ kinh tế số và 16 nền tảng phục vụ xã hội số.

63/63 địa phương đã được giao nhiệm vụ sử dụng tối thiểu 1 nền tảng số; 43/63 địa phương đã công bố lựa chọn nền tảng số triển khai năm 2022 lồng ghép trong kế hoạch chuyển đổi số; 9/63 địa phương đã công bố lựa chọn nền tảng số triển khai năm 2022 bằng văn bản riêng của UBND tỉnh, thành phố.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương đưa nhiệm vụ lựa chọn, công bố các nền tảng số để giải quyết bài toán của bộ, tỉnh mình vào nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 của Ban chỉ đạo chuyển đổi số để theo dõi, đôn đốc thực hiện.

Hải Trung

Bài liên quan

Tin mới

Giá quặng sắt tăng mạnh do lo ngại nguồn cung siết chặt
Giá quặng sắt tăng mạnh do lo ngại nguồn cung siết chặt

Thị trường kim loại diễn biến trái chiều, 2 mặt hàng kim loại quý đồng loạt suy yếu nhẹ. Trong khi đó, các mặt hàng kim loại cơ bản đón nhận lực mua tích cực.

Xe điện EV3 của Kia sắp trình làng
Xe điện EV3 của Kia sắp trình làng

Thiết kế của EV3 lấy cảm hứng từ đàn anh EV9, nhưng kích cỡ nhỏ gọn hơn nhiều.

Khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc
Khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc

Trước đây, đường ống Power of Siberia 1 (POS1) đã được xây dựng, nhưng hiện nay, Nga cần bổ sung đường ống thứ hai, thậm chí còn lớn hơn đường ống trước, được gọi là Power of Siberia 2 (POS2). Các cuộc đàm phán đã diễn ra trong nhiều năm nhưng giờ sẽ tăng tốc và có khả năng sớm đạt được thỏa thuận chính thức.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - bài học trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - bài học trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang tổ chức hội thảo khoa học “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - những giá trị bền vững và bài học trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay”.

Trí tuệ nhân tạo (AI) bứt phá trong doanh nghiệp: Chìa khóa đột phá cho thời đại số
Trí tuệ nhân tạo (AI) bứt phá trong doanh nghiệp: Chìa khóa đột phá cho thời đại số

Mới đây, tại thành phố Hồ Chí Minh, khóa đào tạo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong doanh nghiệp" đã được Viện Khoa học Công nghệ và Phát triển Doanh nghiệp (ISTBD), Hội đồng DN Tiên Phong Việt Nam tổ chức tại Trung tâm hội nghị Kalina, thu hút đông đảo sự quan tâm của giới doanh nhân và cán bộ văn phòng khu vực phía Nam.

4 tháng đầu năm Cục QLTT Bắc Giang xử lý 211 vụ vi phạm
4 tháng đầu năm Cục QLTT Bắc Giang xử lý 211 vụ vi phạm

4 tháng đầu năm, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã tổ chức kiểm tra được 307 vụ và xử lý 211 vụ vi phạm. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tiền bán hàng hóa tịch thu, trị giá hàng hóa tiêu hủy hơn 2.6 tỷ đồng.