Có thể tàn phá gây thiệt hại nghiêm trọng
Sự phát triển nhanh chóng của bệnh Dịch tả lợn châu Phi (ASF) ở Trung Quốc, và việc phát hiện ASF ở nhiều khu vực cách xa nhau hàng nghìn cây số trong phạm vi đất nước này, có nghĩa là vi rút này có thể lan sang các nước châu Á khác bất cứ lúc nào, FAO cảnh báo.
Không có vắc-xin hiệu quả để bảo vệ lợn khỏi bệnh. Và, trong khi căn bệnh này không đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người, sự bùng phát có thể tàn phá gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ gây tử vong cao lên đến 100% cho lợn bị nhiễm bệnh.
Ảnh minh họa
Cho đến nay, trong nỗ lực kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh, chính quyền Trung Quốc đã tiêu hủy hơn 24.000 con lợn ở bốn tỉnh. Trung Quốc là nước sản xuất lợn lớn và chiếm khoảng một nửa dân số lợn toàn cầu, ước tính khoảng 500 triệu con. Chuỗi giá trị của nó liên quan đến rất nhiều nhà sản xuất lớn, từ quy mô hộ gia đình nhỏ đến các trang trại thương mại quy mô lớn.
Trong khi đây không phải là lần đầu tiên Dịch tả lợn châu Phi được phát hiện ở châu Phi - bùng phát ở châu Âu và châu Mỹ bắt đầu từ những năm 1960 - sự phát hiện và lan rộng về mặt địa lý của dịch bệnh ở Trung Quốc đã làm gia tăng lo ngại rằng bệnh sẽ di chuyển qua biên giới các nước láng giềng Đông Nam Á hoặc bán đảo Triều Tiên nơi buôn bán và tiêu thụ sản phẩm thịt lợn cũng rất cao.
Một loại virus mạnh và “sống dai”
Vi rút ASF “sống rất dai” và có thể tồn tại thời gian dài trong thời tiết rất lạnh và rất nóng, và thậm chí cả trong các sản phẩm thịt lợn khô hoặc được bảo quản. Chủng vi rút được phát hiện ở Trung Quốc giống với chủng vi rút được phát hiện ở lợn bị nhiễm bệnh ở miền đông nước Nga vào năm 2017 nhưng đến nay, và trong khi các cuộc điều tra vẫn tiếp diễn, Trung tâm Dịch tễ và Sức khỏe động vật Trung Quốc không tìm thấy bằng chứng nào về nguồn gốc hoặc mối liên hệ của ổ dịch mới nhất này.
"Sự di chuyển của các sản phẩm lợn có thể làm lây lan bệnh nhanh chóng và, như trong trường hợp của Dịch tả lợn châu Phi, có khả năng sự chuyển động của các sản phẩm đó, chứ không phải lợn sống, đã gây ra sự lây lan của vi rút sang nhiều vùng khác nhau của Trung Quốc", Juan Lubroth, Bác sĩ thú y trưởng của FAO cho biết.
Trung tâm cấp cứu bệnh động vật xuyên biên giới (ECTAD) của FAO đang liên lạc chặt chẽ với các cơ quan chức năng ở Trung Quốc để theo dõi tình hình và phản ứng hiệu quả với dịch bệnh trong nước, cũng như với các cơ quan chức năng ở các nước láng giềng, mối đe dọa lan rộng hơn nữa.
Trung tâm Phòng chống Khẩn cấp về các Bệnh Động vật xuyên Biên giới (ECTAD) của FAO đang liên hệ chặt chẽ với các cơ quan chức năng ở Trung Quốc để theo dõi tình hình và phản ứng hiệu quả với dịch bệnh trong đất nước này, cũng như với các cơ quan chức năng ở các nước láng giềng, để nâng cao tầm quan trọng của việc chuẩn bị ứng phó với mối đe dọa lan rộng hơn nữa.
Ông Wantanee Kalpravidh, điều phối viên khu vực của FAO-ECTAD cho biết: FAO bắt đầu làm việc với Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc vài năm trước và chúng tôi đã cùng nhau lập kế hoạch dự phòng ASF và phát triển khả năng chẩn đoán. Chúng tôi cũng đã cùng phát triển một chương trình đào tạo dịch tễ học cho các bác sĩ thú y, nhằm tăng cường điều tra dịch tễ học, theo dõi tình trạng bệnh, đánh giá rủi ro và chuẩn bị khẩn cấp”.
Các phản ứng ngay lập tức cho sự bùng phát bệnh là nhằm dập tắt dịch bệnh nhanh nhất có. Tuy nhiên, một hạn chế hoàn toàn trong việc di chuyển lợn và và các sản phẩm thịt lợn có thể làm suy yếu những nỗ lực đó, FAO cảnh báo, vì nó có thể dẫn đến các phương án vận chuyển bất hợp pháp.
Theo bà Kundhavi Kadiresan, Trợ lý FAO, Tổng giám đốc và đại diện khu vực châu Á và Thái Bình Dương, các đợt bùng phát bệnh dịch như thế này là lời nhắc quan trọng đối với tất cả chúng ta rằng chúng ta phải phối hợp cùng nhau trong nỗ lực đa phương và liên chính phủ để ngăn ngừa và ứng phó với dịch bệnh động vật vì các bệnh này không có biên giới. Việc liên hệ và phối hợp tốt với khu vực kinh tế tư nhân của khu vực này là điều cần thiết để tăng cường hợp tác trong phòng chống và kiểm soát ASF.
Theo Bộ NN&PTNT