"Bên cạnh đó, UBND phường Đông Sơn, UBND thị xã Bỉm Sơn có trách nhiệm giám sát, kiếm tra quá trình khắc phục của doanh nghiệp", ông Thanh cho biết thêm.

Tại chỉ thị 29/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm theo quy định đối với các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tiếp tay, bao che cho hoạt động sản xuất, kinh doanh than trái phépTại chỉ thị 29/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm theo quy định đối với các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tiếp tay, bao che cho hoạt động sản xuất, kinh doanh than trái phép

Được biết, Công ty kinh doanh than Thanh Hóa có Hợp đồng thuê đất số 299/HĐTĐ ngày 25/8/2017, diện tích thuê 5.064,5m2 tại phường Đông Sơn (Bỉm Sơn, Thanh Hóa) với mục đích cho thuê làm văn phòng giao dịch kết hợp bãi tập kết xe.

Tuy nhiên, đơn vị này lại đang tập kết sản phẩm ngoài than (Sản phẩm thừa sau khi chế biến than) với tổng khối lượng khoảng 1.000 tấn. Hiện trạng khu đất có 01 nhà ở, nhà điều hành, khu vực tập kết sản phẩm ngoài than và sân đường nội bộ. Thiết bị sản xuất gồm có 01 dây chuyền sàng, tuyển sản phẩm ngoài than, công suất khoảng 15-20 tấn/ngày.

Theo nguồn tin của phóng viên, vào cuối tháng 2/2020, cơ quan chức năng đã kiểm tra cơ sở và phát hiện công ty thực hiện không đúng mục đích sử dụng đất được thuê. Các công trình bảo vệ môi trường như: Tuyến mương, hố lắng, khu tập kết chất thải chưa được đầu tư, chưa thực hiện đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường (che chắn, xử lý bụi than…)

Qua đó, cơ quan chức năng đã yêu cầu đơn vị này dừng ngay hoạt động tập kết các sản phẩm ngoài than, sử dụng đất đúng mục đích, lập hồ sơ về bảo vệ môi trường đối với dự án văn phòng giao dịch kết hợp bãi tập kết xe, đầu tư và thực hiện đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường theo quy định.

Cơ sở chế biến than trái mục đích, không thủ tục về môi trường của Công ty than Thanh Hóa tại phường Đông Sơn (Bỉm Sơn, Thanh Hóa)Cơ sở chế biến than trái mục đích, không thủ tục về môi trường của Công ty than Thanh Hóa tại phường Đông Sơn (Bỉm Sơn, Thanh Hóa)

Thế nhưng, theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay đơn vị này vẫn chưa dừng hoạt động tập kết các sản phẩm ngoài than. Hàng ngày vẫn có từ 3 đến 4 công nhân cùng với 2 chiệc máy múc thực hiện việc xúc than lên ô tô để mang đi tiêu thụ. Đáng nói, việc làm này đã ảnh hưởng nghiệm trọng đến môi trướng khiến người dân sinh sống trên địa bàn vô cùng bức xúc.

Mặc dù, sai phạm của Công ty than Thanh Hóa tại cơ sở Bỉm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra từ nhiều năm nay nhưng chính quyền sở tại, UBND thị xã Bỉm Sơn, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa không có biện pháp xử lý dứt điểm khiến dự luận đặt dấu hỏi? Liệu rằng, cơ quan chức năng có đang làm ngơ cho vi phạm hay do doanh nghiệp này đã “nhờn luật”, coi thường pháp luật?.

Nhìn nhận sự việc dưới góc độ pháp luật, Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật phân tích:

Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông LuậtLuật sư Diệp Năng Bình – Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật

Về vi phạm trong lĩnh vực môi trường, căn cứ vào các quy định tại khoản 1, điều 68 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định các cơ sở sản xuât, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường như sau:

Điều 68. Bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau

a) Thu gom, xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

b) Thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải rắn theo quy định của pháp luật;

c) Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải theo quy định của pháp luật; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động;

d) Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; đ) Xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ môi trường.

Nếu không đảm bảo những yêu cầu trên mà gây ô nhiễm môi trường thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước. Cụ thể:

Nếu hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì hành vi gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, cụ thể căn cứ vào mức độ, cũng như hành vi gây ô nhiễm môi trường cụ thể của người gây ô nhiễm sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể như sau:

Điều 4. Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

1. Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Bên cạnh hình thức xử phạt chính có thể sẽ bị áp dụng một số biện pháp khắc phục hâu quả sau theo quy định tại điểm a, c và l của khoản 3, điều 4 Nghị định 179/2013/NĐ-CP

Điều 4. Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị phá hủy, phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật, thu hồi nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;

c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học;

l) Buộc xây lắp công trình xử lý môi trường theo quy định; buộc vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường theo quy định;

"Vậy, để nhằm khắc phục những hành vi gây ô nhiễm môi trường đã gây ra thì buộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phải yêu cầu doanh nghiệp thực hiện một trong những biện pháp khắc phục hậu quả trên", Luật sư Bình nhấn mạnh.

Còn về vi phạm về việc sử dụng đất không đúng với mục đích sử dụng, Luật sư Bình cho biết:

Theo Điều 208 Luật Đất đai 2013 quy định về Trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai như sau:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; phát hiện, áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 77 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:

“1. Cảnh cáo.

2. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b và điểm đ khoản 3 Điều 3 Nghị định này.”

Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp tự ý sử dụng đất sai mục đích trái phép, đã lập biên bản mà vẫn cố tình trốn tránh giấy triệu tập lên làm việc thì UBND cấp xã có thể ra phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi đó; đồng thời áp dụng biện pháp buộc những người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu của mảnh đất.

Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013 quy định các trường hợp người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai sẽ bị thu hồi đất, cụ thể:

Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;

Trường hợp có dấu hiệu tội phạm thì sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.

Huy Trung