Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sai phạm của Công ty Than Thanh Hóa: Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ xử lý vi phạm theo quy định

“Hiện chúng tôi đang củng cố hồ sơ, mời doanh nghiệp lên, tổ chức hội nghị và sau đó sẽ xử lý sai phạm theo đúng quy định của pháp luật, đại diện Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Thanh Hóa cho hay.

Liên quan đến hàng loạt vi phạm nghiêm trọng về đất đai và môi trường tại 3 cơ sở kinh doanh, chế biến than của Công ty kinh doanh than Thanh Hóa thì đại diện Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Thanh Hóa cho biết đang củng cố hồ sơ để xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Theo tìm hiểu của phóng viên, công ty kinh doanh than Thanh Hóa có 4 cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh than nằm rải rác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhưng có tới 3 cơ sở vi phạm pháp luật nghiêm trọng về đất đai và môi trường. Cuối tháng 2/2020, 3 cơ sở chế biến, kinh doanh than của Công ty kinh doanh than Thanh Hóa nằm tại huyện Tĩnh Gia, TP. Thanh Hóa và Thị xã Bỉm Sơn đã bị cơ quan chức năng tỉnh kiểm tra, qua đó “lộ rõ” nhiều vi phạm về công tác chấp hành đất đai cũng như hồ sơ về môi trường.

Điển hình như cơ sở chế biến than tại phường Đông Sơn, (Bỉm Sơn, Thanh Hóa). Theo tìm hiểu, Công ty kinh doanh than Thanh Hóa có Hợp đồng thuê đất số 299/HĐTĐ ngày 25/8/2017, diện tích thuê 5.064,5m2, mục đích cho thuê làm văn phòng giao dịch kết hợp bãi tập kết xe.

Cơ sở chế biến than trái mục đích, không thủ tục về môi trường tại phường Đông Sơn (Bỉm Sơn, Thanh Hóa)Cơ sở chế biến than trái mục đích, không thủ tục về môi trường tại phường Đông Sơn (Bỉm Sơn, Thanh Hóa)

Tuy nhiên, đơn vị này lại đang tập kết sản phẩm ngoài than (SP thừa sau khi chế biến than) với tổng khối lượng khoảng 1.000 tấn. Hiện trạng khu đất có 01 nhà ở, nhà điều hành, khu vực tập kết sản phẩm ngoài than và sân đường nội bộ. Thiết bị sản xuất gồm có 01 dây chuyền sàng, tuyển sản phẩm ngoài than, công suất khoảng 15-20 tấn/ngày.

Sau khi kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện công ty thực hiện không đúng mục đích sử dụng đất được thuê. Các công trình bảo vệ môi trường như: Tuyến mương, hố lắng, khu tập kết chất thải chưa được đầu tư, chưa thực hiện đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường như: Che chắn, xử lý bụi than…

Hiện tại, cơ quan chức đã yêu cầu đơn vị này dừng ngay hoạt động tập kết các sản phẩm ngoài than, sử dụng đất đúng mục đích cho thuê, lập hồ sơ về bảo vệ môi trường đối với dự án văn phòng giao dịch kết hợp bãi tập kết xe, đầu tư và thực hiện đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường theo quy định.

Thế nhưng, theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay đơn vị này vẫn chưa dừng hoạt động tập kết các sản phẩm ngoài than. Hàng ngày vẫn có từ 3 đến 4 công nhân cùng với 2 chiệc máy múc thực hiện việc xúc than lên ô tô để mang đi tiêu thụ. Đáng nói, việc làm này đã ảnh hưởng nghiệm trọng đến môi trướng khiến người dân sinh sống trên địa bàn vô cùng bức xúc.

Công ty kinh doanh than Thanh Hóa có 4 cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh than nhưng có tận 3 cơ sở vi phạm nghiêm trọng về đất đai và môi trườngCông ty kinh doanh than Thanh Hóa có 4 cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh than nhưng có tận 3 cơ sở vi phạm về đất đai và môi trường

Tiếp đến là cơ sở chế biến than tại xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia. Công ty kinh doanh than Thanh Hóa thuê lại 8.200m2 đất của Công ty TNHH thương mại và kinh doanh Cảng Thanh Hóa, mục đích sử dụng làm kho bãi. Khu đất này Công ty TNHH TM&KD Cảng Thanh Hóa thuê lại của Công ty CP&DL Nghi Sơn; Công ty CP&DL Nghi Sơn thuê lại với UBND xã Nghi Sơn để tập kết vật liệu xây dựng theo hợp đồng số 85/HĐ-UBND ngày 29/8/2014, thời hạn từ ngày 29/8/2014 đến ngày 29/8/2019.

Đến nay, hợp đồng trên đã hết hạn, UBND xã Nghi Sơn đã có Thông báo số 31/TB-UBND ngày 30/7/2019 và Thông báo số 04/TB-UBND ngày 11/02/2020 về việc thu hồi và đôn đốc thu hồi đất tại vị trí trên.

Tuy nhiên, hiện nay công ty vẫn đang tập kết than, chưa trả lại đất theo yêu cầu của UBND xã Nghi Sơn, khu chế biến có 02 dây chuyền nghiền tuyển than, 01 trạm cân, 05 khu vực tập kết than với khối lượng khoảng 3.500 tấn. Hoạt động chế biến, kinh doanh than của Công ty đang sử dụng đất sai mục đích, hết thời gian thuê đất, không có hồ sơ về bảo vệ môi trường (Kế hoạch BVMT); một số tuyến mương bị bồi lấp, ách tắc dòng chảy, nước tù đọng; bụi phát sinh nhiều tại khuôn viên sân nền, cổng ra vào nhưng chưa có biện pháp xử lý triệt để.

Hiện tại, cơ quan chức năng đã yêu cầu Công ty kinh doanh than Thanh Hóa dừng ngay hoạt động chế biến, kinh doanh than tại vị trí nêu trên kể từ ngày 27/02/2020 (do hết thời hạn thuê đất, sử dụng đất không đúng mục đích, không có hồ sơ về bảo vệ môi trường, chưa đầu tư đầy đủ các công trình và các biện pháp xử lý chất thải...). Thế nhưng đến thời điểm hiện tại, đơn vị vẫn chưa dừng hoạt động chế biến, kinh doanh than và trả lại đất theo yêu cầu của UBND xã Nghi Sơn.

Trụ sở công ty kinh doanh Than Thanh HóaTrụ sở công ty kinh doanh Than Thanh Hóa

Còn tại cơ sở chế biến than số 1, 2 Lễ Môn tại phường Quảng Hưng, thành phố Thanh Hóa, cơ quan chức năng cũng đã kiểm và nêu rõ một số tồn tại như: Hồ sơ về bảo vệ môi trường không phù hợp với thực tế hoạt động, sử dụng đất không đúng mục đích được thuê; tuyến mương thoát nước thải sinh hoạt bị bồi lấp gây ách tắc dòng chảy; tuyến thu gom xử lý nước mưa chảy tràn và gờ bao tránh nước mưa chảy tràn cuốn theo bụi than ra sông Mã chưa đầu tư hoàn chỉnh; bụi phát sinh nhiều tại khuôn viên sân nền, chưa có biện pháp xử lý triệt để.

Đồng thời, cơ quan chức năng yêu cầu đơn vị này dừng ngay hoạt động chế biến than do sử dụng đất không đúng mục đích, không có hoạt động chế biến than trong nội dung hồ sơ môi trường. Đối với hoạt động kinh doanh kho bãi, bốc xúc than, yêu cầu rà soát lại hợp đồng thuê kho bãi với Hợp tác xã thương binh Lam Sơn để xác định rõ trách nhiệm, thẩm quyền trong công tác bảo vệ môi trường; gia cố bờ bao phía tiếp giáp Sông Mã để giảm thiểu than rơi vãi xuống sông; cải tạo tuyến mương thoát nước thải sinh hoạt, nước mặt đảm bảo công tác vệ sinh môi trường.

Huy Trung

Bài liên quan

Tin mới

NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác
NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác

Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 vừa được ký kết giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Học viện Tài chính - sẽ là đòn bẩy giúp tăng cường thế mạnh của mỗi đơn vị trên hành trình hướng tới thành công...

Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử
Xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?
5 món đồ làm bếp được quảng cáo hay mà dễ bị bỏ xó?

Những người bán sản phẩm quảng cáo rất thú vị và hấp dẫn về công dụng của những món đồ làm bếp này. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, người tiêu dùng đã lãng quên chúng?

Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15
Hà Nội: 4 nhóm vấn đề quan trọng sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 15

Tại Kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết định liên quan tới 4 nhóm vấn đề quan trọng, trong đó có giá dịch vụ khám, chữa bệnh.

Diễn biến phiên chứng khoán sáng 29/3: Cổ phiếu bluechip suy yếu, VN-Index biến động
Diễn biến phiên chứng khoán sáng 29/3: Cổ phiếu bluechip suy yếu, VN-Index biến động

Trong phiên giao dịch chứng khoán sáng nay, tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn khiến thị trường chững lại. Chỉ số VN-Index biến động rung lắc nhẹ khi nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường trong những phiên gần đây đang trở nên yếu hơn. Nhóm cổ phiếu bluechip cũng phần lớn đều đảo chiều giảm.

Quý I/2024 GDP tăng 5,66%, riêng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%
Quý I/2024 GDP tăng 5,66%, riêng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%

Số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I của các năm từ 2020-2023.