Bên cạnh sự quan tâm của các cấp Lãnh đạo chính quyền địa phương, tỉnh Bình Định đã triển khai đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp phát triển khoa học công nghệ, có nhiều thiết chế, hạ tầng khoa học công nghệ chất lượng cao, tiêu biểu là Trung tâm Quốc tế và Giáo dục liên ngành, Trung tâm Khám phá khoa học và Đổi mới sáng tạo.
Thứ trưởng Bộ Khoa Học và Công nghệ cho biết hiện nay, Bộ đang triển khai hơn 30 chương trình khoa học cấp quốc gia trên các lĩnh vực, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ để phát triển các ngành, lĩnh vực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, vùng…
“Vấn đề là, các địa phương huy động, tận dụng nguồn lực quốc gia này như thế nào, bao gồm cả nguồn lực tài chính, lẫn nguồn chuyên gia khoa học công nghệ,… để giải quyết các vấn đề khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương”, Thứ trưởng Trần Hồng Thái chia sẻ.
Theo kết quả thống kê từ Chương trình hành động của Tỉnh ủy Bình Định về phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2020-2025, đến nay, Bình Định đã hình thành 10 doanh nghiệp khoa học công nghệ.
Tốc độ đổi mới công nghệ năm 2020 là 7,5%, năm 2021 là 11,5%, năm 2022 là 17,39% (muc tiêu đề ra là 17 - 20%/năm).
Tỉnh cũng đang phát triển Khu đô thị Khoa học Quy Hòa với nòng cốt là Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành, xây dưng Trung tâm Trí tuệ nhân tạo - Đô thị phụ trợ tại thành phố Quy Nhơn, tiến đến từng bước hình thành Trung tâm trí tuệ nhân tạo tại Bình Định.
“Tỉnh Bình Định rất quan tâm phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Coi khoa học công nghệ cùng giáo dục đào tạo là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững, là điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư”, ông Lâm Hải Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định nhấn mạnh.
Ông cũng thừa nhận hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của tỉnh vẫn còn một số hạn chế như chưa đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; năng lực hấp thu công nghệ, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp còn thấp; việc nhân rộng các mô hình sau khi tiếp nhận kết quả nghiên cứu còn hạn chế, sức lan tỏa chưa cao.
Trong thời gian tới, tỉnh Bình Định đặt mục tiêu bảo đảm chi tối thiểu cho khoa học công nghệ đạt 2% tổng chi ngân sách địa phương, tăng cường huy động kinh phí ngoài ngân sách nhà nước, đối ứng của doanh nghiệp trong triển khai các nhiệm vụ khoa công nghệ.
Bên cạnh đó, tỉnh Bình Định cũng xác định sẽ chú trọng đầu tư, phát triển trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các tổ chức nghiên cứu, trường đại học; hỗ trợ và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến các
Hà Trần (t/h)