Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hội thảo tìm giải pháp phát triển ngành Gỗ và Lâm sản

Chiều 11/03, tại khu vực Quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội thảo “Tăng cường phát triển chuỗi giá trị keo ở Việt Nam: Bài học kinh nghiệm”. Đây là 1 trong 4 cuộc hội thảo thuộc sự kiện Hội chợ Q-FAIR 2024, nhằm tìm giải pháp để ngành Gỗ và Lâm sản Việt Nam phát triển bền vững.

Hội thảo “Tăng cường phát triển chuỗi giá trị keo ở Việt Nam: Bài học kinh nghiệm” do Hiệp Hội Gỗ và Lâm Sản Việt Nam (VIFOREST) phối hợp với Ban Quản lý (BQL) Hợp phần Quản lý Rừng bền vững (RBV), thuộc dự án Quản lý RBV và Bảo tồn Đa dạng sinh học ở Việt Nam (VFBC) tổ chức. 

Quang cảnh Hội thảo “Tăng cường phát triển chuỗi giá trị keo ở Việt Nam: Bài học kinh nghiệm”. Ảnh: Viết Hiền
Quang cảnh Hội thảo “Tăng cường phát triển chuỗi giá trị keo ở Việt Nam: Bài học kinh nghiệm”. Ảnh: Viết Hiền

Tham dự Hội thảo có các vị: Ngô Sỹ Hoài, Phó chủ tịch VIFOREST; Abraham Guillen, Giám đốc Hợp phần Quản lý RBV (thuộc dụ án VFBC); Nguyễn Trung Kiên, Điều phối viên BQL Dự án VFBC; Trần Lê Huy, Phó Chủ tịch Hiệp hội G&LS Bình Định; cùng đại diện các doanh nghiệp (DN) G&LS đang tham gia Hội chợ Quốc tế hàng phong cách ngoài trời ngành gỗ Việt Nam năm 2024 (Q-FAIR 2024).

Thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo, ông Nguyễn Trung Kiên đã giới thiệu một số nội dung chủ yếu về Dự án VFBC. Ông cho biết: Dự án Quản lý RBV và Bảo tồn Đa dạng sinh học ở Việt Nam (tiếng Anh: Sustainable Forest Management and Biodiversity Conservation in Vietnam. Tên viết tắt: Dự án VFBC). Dự án do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ. Cơ quan chủ quản dự án là Bộ Nông nghiệp và PTNT. Chủ Dự án là Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp. 

Ông Nguyễn Trung Kiên giới thiệu về Dự án Ảnh: V.H
Ông Nguyễn Trung Kiên giới thiệu về Dự án Ảnh V.H.

Theo đó, mục tiêu của Dự án VFBC là: Giảm phát thải khí nhà kính và tăng khả năng hấp thụ các-bon trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng của Việt Nam; Bảo tồn đa dạng sinh học ở những khu vực rừng có giá trị cao về đa dạng sinh học của quốc gia. Cụ thể, Dự án sẽ chú trọng vào việc giảm phát thải khí KNK do chuyển đổi và suy thoái rừng tự nhiên; Tăng hấp thụ các-bon thông qua quản lý RBV và quản lý tốt hơn rừng trồng sản xuất; Cải thiện chất lượng, đa dạng sinh học và năng suất rừng sản xuất là rừng tự nhiên; Duy trì và tăng cường chất lượng rừng ở những tỉnh có giá trị bảo tồn cao; Bảo vệ và cân bằng các quần thể động vật hoang dã ở các vườn quốc gia, các khu bảo tồn loài và sinh cảnh tại các tỉnh có giá trị bảo tồn cao...

Ông Abraham Guillen giới thiệu về Hợp phần Quản lý RBV. Ảnh: Viết Hiền.
Ông Abraham Guillen giới thiệu về Hợp phần Quản lý RBV. Ảnh: Viết Hiền.

Còn theo ông Abraham Guillen, mục tiêu của Hợp phần Quản lý RBV được xác định: Cải thiện Quản lý rừng cộng đồng dân cư/Quản lý rừng có sự tham gia của người dân; Tăng cường năng lực cho các bên liên quan của Việt Nam để xây dựng và thực thi các mô hình và phương pháp tiếp cận quản lý rừng có sự tham gia của người dân; Hỗ trợ xây dựng năng lực cho các cộng đồng địa phương để tham gia hiệu quả vào quản lý rừng; Thúc đẩy phát triển sinh kế bền vững cho các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng; Đánh giá, phân tích các chuỗi giá trị tiềm năng; Phát triển các chuỗi giá trị và tăng cường các doanh nghiệp thân thiện với bảo tồn tại các khu vực quản lý rừng bền vững (SFM); Tăng cường thực thi pháp luật đối với các vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp; Hỗ trợ tăng cường thực thi pháp luật đảm bảo tính nghiêm minh trong bảo vệ rừng bền vững, thông qua phân tích và lập kế hoạch hành động; Hỗ trợ cải thiện các chính sách và thực hành trong công tác thực thi quản lý RBV; Hỗ trợ xây dựng năng lực của cơ quan thực thi pháp luật để xử lý các tội phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp; Cải tiến giải pháp kỹ thuật quản lý rừng sản xuất; Huy động các nguồn lực cho Quản lý và bảo vệ rừng… 

Ông Ngô Sỹ Hoài giới thiệu về việc phát triển CGT keo ở Việt Nam. Ảnh: V.H
Ông Ngô Sỹ Hoài giới thiệu về việc phát triển CGT keo ở Việt Nam. Ảnh V.H.

Cũng tại Hội thảo, thay mặt Hiệp hội VIFOREST, ông Ngô Sỹ Hoài đã giới thiệu một số nội dung chủ yếu về việc tăng cường phát triển chuỗi giá trị (CGT) Keo ở Việt Nam. Ông Phó chủ tịch VIFOREST cho biết: Cuối tháng 03/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg “Về phát triển ngành công nghiệp CBG&LS, với mục tiêu phấn đấu trong 10 năm tới Việt Nam trở thành một trong những nước hàng đầu về sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ có thương hiệu uy tín trên thế giới.

Do vậy, việc nâng cao sức cạnh tranh và định hướng phát triển thị trường xuất khẩu đồ gỗ từ nguyên liệu gỗ Keo càng trở nên quan trọng. Sản phẩm đồ gỗ được làm từ gỗ Keo trong nước luôn thuộc nhóm mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao, trong đó thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam bao gồm: Hoa Kỳ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Tuy nhiên, ngành hàng đồ gỗ gia dụng từ gỗ Keo chưa phát huy các tiềm năng, lợi thế để phát triển bền vững, như: hất lượng chưa đồng đều, nhiều sản phẩm chưa đạt các tiêu chuẩn quốc tế, giá bán sản phẩm còn thấp, thiếu liên kết giữa các tác nhân hoạt động trong chuỗi giá trị, hiệu quả sản xuất còn thấp.

Theo đó, CGT từ gỗ Keo là một hệ thống tập hợp các hoạt động có liên quan và kế tiếp nhau do một hoặc nhiều tác nhân thực hiện để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ cụ thể phục vụ yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Vì vậy, phân tích CGT sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu sử dụng nguyên liệu gỗ Keo cần được thực hiện nhằm phân tích hoạt động của các tác nhân tham gia trong CGT để nhận diện được những thuận lợi cũng như khó khăn, từ đó giúp cho các tác nhân có thể cải thiện năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy và hỗ trợ cho ngành hàng đồ gỗ từ gỗ Keo phát triển một cách bền vững trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu… 

Quang cảnh Hội thảo “FSC với quy định EUDR, Kiểm kê khí nhà kính của doanh nghiệp Ngành gỗ”. Ảnh: Viết Hiền
Quang cảnh Hội thảo “FSC với quy định EUDR, Kiểm kê khí nhà kính của doanh nghiệp Ngành gỗ”. Ảnh: Viết Hiền

Đồng thời, ông Ngô Sỹ Hoài cho biết: CGT sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu từ nguyên liệu gỗ Keo có nhiều chức năng cơ bản, từ trồng rừng cung cấp gỗ nguyên liệu cho đến xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ và rất nhiều tác nhân tham gia hỗ trợ, thúc đẩy chuỗi.

Cụ thể, CGT nhận được nhiều sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức tài chính – tín dụng, viện, trường trong vùng, các hiệp hội nghề nghiệp có liên quan và khách hàng. Thị trường xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ từ nguyên liệu gỗ Keo đang tăng trưởng và còn nhiều tiềm năng trong tương lai. CGT sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu từ nguyên liệu gỗ Keo có khá nhiều kênh thị trường.

Bên cạnh đó, CGT sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu từ nguyên liệu gỗ Keo đang hoạt động hiệu quả và có đóng góp nhiều cho nền kinh tế Việt Nam nhưng còn nhiều tiềm năng để cải thiện hơn nữa. Trong quá trình hoạt động, các tác nhân tham gia trong CGT đồ gỗ xuất khẩu từ nguyên liệu gỗ Keo có khá nhiều thuận lợi và nhiều cơ hội…

Đại diện FSC tại Việt Nam giới thiệu về FSC với quy định EUDR.
Đại diện FSC tại Việt Nam giới thiệu về FSC với quy định EUDR.

Được biết, trước đó, trong khuôn khổ Chương trình Hội chợ Q-FAIR 2024, tại khu vực Quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn đã diễn ra một số hội thảo, nhằm tìm giải pháp để ngành G&LS Việt Nam phát triển bền vững.

Tiêu biểu trong số này là các Hội thảo, như: Hội thảo “Chứng nhận FSC COC, hành trang thiết yếu của doanh nghiệp Ngành gỗ”; Hội thảo “Chuyển đổi số Ngành Gỗ”; Hội thảo “FSC với quy định EUDR, Kiểm kê khí nhà kính của doanh nghiệp Ngành gỗ”…

Viết Hiền

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ 3 - lan tỏa ý nghĩa nhân văn
Khai mạc Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ 3 - lan tỏa ý nghĩa nhân văn

Ngày 20/9, tại Hà Nội, dưới sự chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chủ trì, Sunrise Events Vietnam (SEV) cùng Nhà tài trợ chiến lược Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã tổ chức khai mạc Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ 3.

Giá lúa gạo hôm nay 20/9: Giá gạo tăng mạnh
Giá lúa gạo hôm nay 20/9: Giá gạo tăng mạnh

Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (20/9) tại thị trường trong nước tăng 200-350 đồng/kg với gạo nguyên liệu, trong khi đó, giá mặt hàng phụ phẩm giảm mạnh từ 100 - 250 đồng/kg. Giá gạo xuất khẩu có điều chỉnh so với ngày hôm qua.

Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế Đồng Đăng – Lạng Sơn
Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế Đồng Đăng – Lạng Sơn

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1009/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2045.

Smartphone gập ba Mate XT của Huawei được bán với giá bao nhiêu?
Smartphone gập ba Mate XT của Huawei được bán với giá bao nhiêu?

Mate XT là thiết kế gập ba hình chữ Z, cho phép người dùng sử dụng theo nhiều kích thước và hình dạng khác nhau như 6,4 inch nếu gấp lại; 7,9 inch nếu mở một bản lề và lớn nhất là 10,2 inch khi mở ra hoàn toàn.

VRG ủng hộ đồng bào tỉnh Lai Châu bị thiệt hại do bão số 3
VRG ủng hộ đồng bào tỉnh Lai Châu bị thiệt hại do bão số 3

Sáng 20/9, Đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), do Phó bí thư thường trực Đảng ủy, Thành viên HĐQT Tập đoàn Hà Văn Khương làm Trưởng đoàn, đã có buổi thăm, làm việc và ủng hộ đồng bào tỉnh Lai Châu bị thiệt hại do bão số 3...

15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 8
15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 8

Theo số liệu thống kê Tổng cục Hải quan công bố, trong tháng 8 lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam đã giảm mạnh 12,6% so với tháng 7, tương ứng giảm khoảng 2.000 chiếc.