Chương trình “Tết Ba miền chào Xuân Ất Tỵ - 2025” do Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội phối hợp với Viện Phát triển Văn hoá Dân tộc tổ chức nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động. Tham dự Chương trình có các vị: Giáo sư – Tiến sĩ Bùi Minh Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội; Trần Văn Nam, Viện trưởng Viện Phát triển Văn hoá Dân tộc; đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội; cùng gần 300 đại biểu đại diện các tổ chức, DN, trong đó có 100 doanh nhân có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh và đạt các danh hiệu: “Thương hiệu mạnh phát triển quốc gia”; “Sản phẩm dịch vụ hoàn hảo”; “Doanh nghiệp, doanh nhân, nhà trí thức tiêu biểu quốc gia”…

Các doanh nhân, DN, trí thức tại Lễ biểu dương và vinh danh. Ảnh: Văn Học
Các doanh nhân, DN, trí thức tại Lễ biểu dương và vinh danh. Ảnh: Văn Học

Theo Ban tổ chức, Chương trình “Tết Ba miền chào Xuân Ất Tỵ - 2025”  là nhằm khảo sát truyền thông, xem xét, đánh giá các danh hiệu: “Thương hiệu mạnh phát triển Quốc gia”, “Doanh nhân, doanh nghiệp, nhà trí thức tiêu biểu Quốc gia”, “Sản phẩm chất lượng – dịch vụ hoàn hảo”…


Theo đó, đối tượng tham gia Chương trình gồm có: Các đơn vị, tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài… đang hoạt động trên mọi lĩnh vực, thực hiện theo đúng pháp luật Việt Nam; các thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực được người tiêu dùng nhận biết trên thị trường, sản phẩm, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, an toàn, tiện lợi, thân thiện với môi trường; các thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao được người tiêu dùng lựa chọn.

Cũng theo Ban tổ chức, tiêu chí tham gia Chương trình “Thương hiệu mạnh phát triển quốc gia” được xác định: 

– Có tính cạnh tranh cao, chất lượng, uy tín;
– Là thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hợp pháp trên thị trường Việt Nam;
– Sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng;
– Sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu có mức độ an toàn cao và tiện lợi;
– Công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường;
– Tốc độ phát triển nhanh, bền vững;
– Gía cả hợp lý, hậu mãi tốt;
– Đạt các chứng nhận về thương hiệu, nhãn hiệu, chất lượng, quản lý doanh nghiệp hiệu quả, uy tín;
– Hưởng ứng tích cực cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Ông Nguyễn Thế Vinh (bên trái) được trao Chứng nhận “Top 10 Thương hiệu mạnh phát triển quốc gia”. Ảnh: VH
Ông Nguyễn Thế Vinh (bên trái) được trao Chứng nhận “Top 10 Thương hiệu mạnh phát triển quốc gia”. Ảnh: VH

Kết quả, có 10 doanh nhân, DN đạt danh hiệu “Top 10 Thương hiệu mạnh phát triển quốc gia”. Trong số này có doanh nhân Nguyễn Thế Vinh, chủ hộ kinh doanh Trại Ong Dú Vinh Nguyên, thuộc địa bàn phường Nguyễn Văn Cừ, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và Công ty Phương Trang…

Được biết, doanh nhân Nguyễn Thế Vinh (68 tuổi), quê quán: Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ông Vinh nguyên là một cựu chiến binh. Năm 1972, khi mới 16 tuổi, ông Nguyễn Thế Vinh đã tham gia hoạt động cách mạng tại Huyện Đội An Nhơn, tỉnh Bình Định. Sau năm 1975, ông Vinh tiếp tục xung phong lên đường tham gia chiến trường Campuchia. Sau khi bị thương (được công nhận là thương binh ¾). Năm 1981, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quốc tế tại Camphuchia, ông Nguyễn Thế Vinh được phân công làm Trợ lý tham mưu Tiểu đoàn 8 (Trung đoàn 93, Bộ CHQS tỉnh Bình Định). Giai đoạn 1982 - 2001, ông Vinh chuyển ngành và được điều về công tác tại UBND huyện An Lão, tỉnh Bình Định; rồi được điều động về làm Giám đốc Nhà khách Tỉnh ủy Bình Định. Đến năm 2016, ông Vinh nghỉ hưu. Quá trình chiến đấu, công tác ông Nguyễn Thế Vinh đã nhận được huân, huy chương cùng nhiều bằng khen của nhà nước, chính phủ, các cấp, ngành…

Đặc biệt, tại Chương trình “Tết Ba miền chào Xuân Ất Tỵ - 2025”, Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội và Viện Phát triển Văn hoá Dân tộc đã tổ chức Lễ biểu dương các doanh nhân, DN, trí thức đã đạt được các danh hiệu: “Thương hiệu mạnh phát triển quốc gia”; “Sản phẩm dịch vụ hoàn hảo”; “Doanh nghiệp, doanh nhân, nhà trí thức tiêu biểu quốc gia”…/.

Viết Hiền

  •  
  •