Hội nghị ”Nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp (DN) cho các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT)” do Sở Công Thương Bình Định phối hợp với Công ty Cổ phần VIPAVO tại Đà Nẵng tổ chức.
Tham dự Hội nghị có các ông: Võ Mai Hưng, Phó giám đốc Sở Công Thương Bình Định; Võ Văn Khanh, Chi hội trưởng Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam, Khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Trưởng ban Kết nối cộng đồng DN Việt – Vitrade; Tô Văn Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Truyền thông Sáng tạo Trống Hội COMMUNICATIONS; Thạc sĩ Nguyễn Thị Thúy, Trưởng diện Văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) tại Đà Nẵng; Văn Thái Toàn, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bình Định; cùng trên 90 học viên là đại diện các DN, cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh…
Theo Ban tổ chức, mục đích của Hội nghị là nhằm nâng cao nhận thức, năng lực cho các cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh Bình Định về quản lý, điều hành tổ chức sản xuất, kinh doanh và một số lưu ý trong việc quản lý DN, từ đó đề ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả; đồng thời nắm được quy định về quản lý tài sản SHTT và các lưu ý trong việc thiết kế nhãn hiệu, bao bì….
Theo đó, tại Hội nghị, học viên đã được các chuyên gia truyền đạt một số chuyên đề quan trọng liên quan đến công tác quản lý, điều hành tổ chức sản xuất, kinh doanh của DN, cơ sở CNTN, như: “Những lưu ý trong quản trị sản xuất và đầu ra sản phẩm”; “Quyền SHTT và những lưu ý khi đăng ký bảo hộ”; “Các yêu cầu và lưu ý về thiết kế nhãn hiệu, bao bì nhãn mác”…
Cụ thể, về “Những lưu ý trong quản trị sản xuất và đầu ra sản phẩm”, ông Võ Văn Khanh đã giới thiệu một số nội dung cơ bản về những khó khăn, hiện trạng DN đang gặp phải, như: Tổ chức, quản lý trong sản xuất chưa tối ưu; Quảng bá hình ảnh DN, sản phẩm chưa tốt; Sản phẩm chưa ổn định về chất lượng, số lượng; Bài toán vận chuyển, giao hàng, chăm sóc điểm bán và bảo quản gặp khó khăn; Tổ chức, quản lý trong sản xuất chưa tối ưu, Xúc tiến thương mại còn yếu, do hạn chế về số lượng nhân sự, thiếu kỹ năng, ít quan hệ và chương trình xúc tiến thương mại còn ít… Đồng thời, ông Võ Văn Khanh gợi y một số giải pháp cho DN, như: Phát huy giải pháp bán hàng đa kênh (trực tiếp và truyền thống); Liên kết sản xuất nhằm ổn định về số lượng, giám sát chéo về chất lượng, giảm chi phí vận chuyển, giao hàng; Tham gia các khoá đào tạo, tập huấn về công tác tổ chức sản xuất, quản ly; Tăng cường hoạt động Hỗ trợ Thương mại điện tử (TMĐT, Xúc tiến thương mại (XTTM), như: Tập huấn/ đào tạo về kiến thức/ kỹ năng thực hành, áp dụng hiệu quả TMĐT trong DN; Hỗ trợ/ kết nối các đơn vị giải pháp uy tín là thành viên của Hiệp hội TMĐT Việt Nam; Kết nối các sàn TMĐT uy tín trong nước và quốc tế; Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất kế hoạch hỗ trợ DN/ chủ cơ sở/ HTX trên địa bàn tỉnh…
Đáng lưu y là chuyên đề “Quyền SHTT và những lưu ý khi đăng ký bảo hộ”. Với chuyên đề này, Th.S Nguyễn Thị Thúy đã giới thiệu những nội dung chủ yếu về Quyền SHTT, như: “Tài sản trí tuệ”; “Hệ thống pháp luật hiện hành về Quyền SHTT (Quyền SHCN -Sáng chế -Kiểu dáng công nghiệp - Bí mật kinh doanh -Nhãn hiệu -Tên thương mại -Chỉ dẫn địa lý -Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh)”; “Đối tượng quyền SHTT (Sáng chế; Thiết kế bố trí mạch tích hợp; Giải pháp kỹ thuật; Nhãn hiệu; Chỉ dẫn địa lý; Nhãn hiệu tập thể; Nhãn hiệu chứng nhận…
Đồng thời,Th.S Nguyễn Thị Thúy còn hướng dẫn cho các học viên cụ thể về “Căn cứ xác lập quyền, Căn cứ phát sinh/xác lập quyền SHTT; Quyền tác giả; Quyền Sở hữu công nghiệp; Quyền đối với Tên thương mại; Quyền đối với Bí mật thương mại; Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh; Quyền đối với giống cây trồng.
Viết Hiền