Hiện nay, SCIC là cơ quan đại diện vốn nhà nước tại nhiều doanh nghiệp trên sàn chứng khoán như Vinaconex, Vinamilk, Nhựa Tiền Phong...
Các nội dung bàn giao lần này, gồm các tài liệu pháp lý của doanh nghiệp như quyết định thành lập; điều lệ tổ chức và hoạt động; quyết định phê duyệt Kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp; quyết định phê duyệt Quy chế tài chính, vốn điều lệ; quyết định bổ nhiệm các chức danh; báo cáo tài chính hợp nhất...
Bộ Tài chính tổ chức bàn giao SCIC về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước
Trước đó, ngày 10/11, Bộ Công Thương cũng bàn giao 6 tập đoàn, tổng công ty về Siêu ủy ban gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba). 6 "ông lớn" này có số vốn Nhà nước hơn 555.000 tỷ đồng, tương đương một nửa vốn Nhà nước mà siêu Uỷ ban sẽ nắm giữ tại 19 tập đoàn, tổng công ty.
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước được lập từ tháng 2, ông Nguyễn Hoàng Anh - cựu Bí thư tỉnh uỷ Cao Bằng giữ chức Chủ tịch. Cuối tháng 9, siêu Uỷ ban đã chính thức hoạt động, quản lý 19 tập đoàn, tổng công ty được chuyển về từ các bộ, ngành.
Sau khi bàn giao SCIC về siêu ủy ban, Tổng công ty sẽ tiếp tục hoàn thiện chiến lược, củng cố mô hình là nhà đầu tư của Chính phủ, đầu mối đại diện quyền và sở hữu của nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa.
SCIC sẽ là 1 trong 19 đơn vị và tiếp tục là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc đối tượng được chuyển giao từ các bộ, UBND cấp tỉnh. 18 doanh nghiệp còn lại là công ty mẹ các tập đoàn, tổng công ty thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc có cổ phần chi phối lâu dài.
Hằng Vương