Cụ thể, thông tư 25 cấm các diễn viên sử dụng thuốc lá trong các trường hợp sau: Thể hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 9 và Điều 13 Luật phòng chống, tác hại của thuốc lá, trừ trường hợp nhằm phê phán, lên án các hành vi này; Ca ngợi tổ chức, cá nhân thành công từ sản xuất, kinh doanh thuốc lá; Thể hiện trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh dành cho trẻ em; Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Hình ảnh Jun Vũ dùng thuốc lá trong phim "Tháng năm rực rỡ"
Tuy nhiên, thông tư cũng quy định việc sử dụng hình ảnh các diễn viên sử dụng thuốc lá nhằm mục đích nghệ thuật trong các tác phẩm điện ảnh, sân khấu: Nhằm khắc họa hình tượng nhân vật lịch sử có thật; Tái hiện một giai đoạn lịch sử nhất định; Phê phán, lên án hành vi sử dụng thuốc lá.
Cảnh hoa hậu Mai Phương Thuý hút thuốc trong phim Âm Tính
Cũng theo quy định, khi sử dụng thuốc lá nhằm mục đích nghệ thuật, diễn viên không được thực hiện hành vi hút thuốc thật trên sân khấu.
Nếu phim có nhiều cảnh diễn viên sử dụng thuốc lá theo đánh giá của Hội đồng thẩm định thì việc phổ biến phim phải đảm bảo một trong các yêu cầu sau:
- Được phân loại để phổ biến theo lứa tuổi phù hợp dựa trên các tiêu chí theo quy định.
- Có cảnh báo sức khỏe về tác hại của thuốc lá bằng chữ hoặc hình ảnh.
Tuy điều này có thể khiến các nhà làm phim chật vật hơn trong công đoạn xây dựng hình ảnh và cá tính nhân vật, nhưng không thể phủ nhận rằng đây là một quy định cần thiết, bởi phim ảnh (hay nghệ thuật nói chung) chính là "người thầy" xã hội truyền đạt lối sống nhanh nhất. Cần phải kĩ lưỡng và có định hướng rõ ràng để các sự sáng tạo không bị sai lệch hoặc quá đà.
Hằng Vương