Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu có diễn biến phức tạp

Hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu diễn biến phức tạp, trọng điểm là tại vùng biển các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau, Kiên Giang...

Buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu có diễn biến phức tạp - Hình 1

Lực lượng Cảnh sát biển đã phát hiện và bắt giữ nhiều vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu. Ảnh: TH

Phương thức, thủ đoạn là lợi dụng vùng biển giáp ranh, những sơ hở của các lực lượng chức năng trong tuần tra kiểm soát để móc nối với các tàu của nước ngoài (Thái Lan, Malaysia, Singapore) hoặc dầu dôi dư của các tàu hoạt động trên biển để mua bán, trao đổi và hợp thức hóa bằng bộ hồ sơ (hóa đơn lô hàng khác để quay vòng); cải hoán tàu đánh bắt thành tàu chở dầu, nhằm đối phó với cơ quan chức năng khi bị kiểm tra; số dầu mua bán được vận chuyển, chuyển tải, sang mạn đưa vào đất liền tiêu thụ. Nguyên nhân là mức chênh lệch giá xăng dầu trong nước so với xăng dầu nhập lậu còn cao, việc kiểm soát, quản lý các hoạt động mua bán xăng dầu trên biển rất khó khăn, nên các chủ đầu nậu bất chấp các thủ đoạn, sẵn sàng mua bán trái phép xăng dầu trên biển bán lại cho các tàu cá hoặc đưa vào thị trường nội địa tiêu thụ.

Đối tượng chủ yếu là các chủ đầu nậu mua bán xăng, dầu với số lượng lớn (05-10 triệu lít); ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ. Cá biệt, có tàu quốc tịch nước ngoài tổ chức sang mạn trên vùng biển Việt Nam (lực lượng Cảnh sát biển đã xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu gần 5 triệu lít dầu DO).

Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển) Trần Văn Nam cho biết, hoạt động buôn lậu xăng dầu xuất hiện các đầu nậu là người Việt Nam móc nối với các đối tượng người nước ngoài, thỏa thuận về giá cả, thời gian, địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán, sau đó nhận dầu trực tiếp trên biển. Trong đó, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại trên nhiều lĩnh vực, ngành hàng khác nhau, với phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, nhằm trốn tránh sự tuần tra, kiểm soát của lực lượng chức năng.

Riêng các vi phạm liên quan đến mặt hàng xăng dầu có chiều hướng gia tăng cả về quy mô, số lượng hàng hóa. Nhiều vụ việc do lực lượng Cảnh sát biển phát hiện có trị giá xăng dầu rất lớn và có yếu tố nước ngoài. Hoạt động này diễn ra chủ yếu ở các vùng biển như: Đông Bắc, Bắc miền Trung và Nam bộ.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, lực lượng Cảnh sát biển thực hiện hàng trăm chuyến tàu tuần tra, kiểm soát trên các vùng biển trọng điểm. Kết quả lực lượng đã tiến hành kiểm tra 179 lượt tàu, thuyền các loại, xử phạt vi phạm hành chính hơn 700 triệu đồng.

Trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, lực lượng Cảnh sát biển đã phát hiện, xử lý 37 tàu/138 đối tượng; thu giữ 7,5 triệu lít xăng dầu, 25.000 lít dầu FO; xử lý 20 tàu/107 đối tượng trong đó có 20 đối tượng người nước ngoài liên quan đến mua bán xăng dầu; xử phạt 1,4 tỷ đồng; tịch thu 7,5 triệu lít xăng dầu; bán phát mại, thu nộp vào ngân sách trên 90 tỷ đồng.

Những tháng đầu năm 2018, số lượng tàu thuyền hoạt động trên biển tăng, nhất là các tàu cá của ngư dân nên nhu cầu sử dụng xăng dầu trong khai thác hải sản trên biển rất lớn. Trong khi đó, giá xăng dầu trong nước có sự chênh lệch so với giá xăng dầu bán trên biển. Bên cạnh đó, dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển chưa đáp ứng được  nhu cầu của ngư dân, nhân dân về cả số lượng và giá cả.

Khu vực vùng biển Tây Nam, hoạt động buôn lậu xăng dầu xuất hiện các đầu nậu là người Việt Nam móc nối với các đối tượng người nước ngoài, thỏa thuận về giá cả, thời gian, địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán, sau đó nhận dầu trực tiếp trên biển.

Một số tàu dịch vụ hậu cần nghề cá nhận dầu từ trong đất liền, sau khi cung cấp hết số dầu hiện có, tiếp tục mua dầu trôi nổi của tàu nước ngoài, bán lại cho ngư dân. Ở vùng biển miền Bắc và miền Trung, các đối tượng lợi dụng chính sách vùng đặc quyền kinh tế đối với các nước theo Công ước Luật biển năm 1982 để thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng xăng dầu. Bởi, Công ước Luật biển năm 1982 không điều chỉnh lĩnh vực về vấn đề thương mại nên các tàu nước ngoài lợi dụng để hoạt động ở các vùng biển vùng đặc quyền kinh tế.

Bên cạnh đó, hoạt động này có hiện tượng lợi dụng vận đơn quốc tế quay vòng của cùng một công ty nhằm đối phó cơ quan chức năng khi bị kiểm tra, bắt giữ hoặc sử dụng tàu không số hiệu, số hiệu giả để giao dịch mua bán gây khó khăn cho quá trình điều tra.

Thời gian tới, Bộ Quốc phòng tiếp tục chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển tăng cường công tác nắm tình hình phục vụ và đấu tranh bảo vệ an ninh trật tự; phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật; phối hợp chặt chẽ với tuần tra kiểm soát, thực thi pháp luật trên vùng biển trọng điểm: Đông Bắc, các khu vực biển giáp ranh với các nước ở vùng biển Tây Nam. Chỉ huy các cấp trong lực lượng làm tốt công tác quán triệt, ra nghị quyết chuyên đề, xây dựng kế hoạch thực hiện đợt cao điểm, tăng cường công tác nắm tình hình, đấu tranh chuyên án, vụ án, trong đó tập trung mạnh vào tội phạm về ma túy, buôn lậu xăng dầu…

Theo bcd389.gov.vn

Bài liên quan

Tin mới

Tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024
Tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024

Thực hiện Đề án “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025”, trong 2 ngày 19 và 20/4, Liên đoàn Lao động huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024 cho đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp.

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa kiểm tra tiến độ và động viên cán bộ, công nhân thi công dự án đường dây 500kV mạch 3
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa kiểm tra tiến độ và động viên cán bộ, công nhân thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Sáng 20/4, ông Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa đã đi kiểm tra tiến độ và động viên cán bộ, công nhân thi công dự án đường dây 500kV mạch 3 tại 2 huyện: Nga Sơn và Hậu Lộc.

Tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh
Tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh

Ngày 20/4, Cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái vừa tổ chức tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Tạm giữ lượng lớn kim loại vàng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Tạm giữ lượng lớn kim loại vàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tăng cường kiểm tra một số doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng, phát hiện số lượng trang sức bằng kim loại màu vàng được bày bán kinh doanh không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiện giả mạo nhãn hiệu.

Nhiều đường bay nội địa có tỷ lệ đặt chỗ cao và kín chỗ trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Nhiều đường bay nội địa có tỷ lệ đặt chỗ cao và kín chỗ trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Các chuyến bay từ hai thành phố trung tâm ở hai đầu đất nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến các địa phương có tỷ lệ đặt chỗ cao trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.

Hai doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Quảng Ninh ​
Hai doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Quảng Ninh ​

Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Quảng Ninh vừa trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 2 dự án mới tại KCN Sông Khoai gồm sản xuất, kinh doanh các linh kiện đúc nhựa, lắp ráp khuôn đúc và hệ thống cơ điện.