Ông Tư máy cày
Đầu năm 2017, ông Rô bắt đầu chế tạo và cho chạy thử nghiệm loại máy cày siêu nhẹ trên ở hầu hết các huyện, thành phố có diện tích nuôi tôm quảng canh, đất một vụ lúa một vụ tôm trên địa bàn tỉnh. Tuy lúa sạ trên đất nuôi tôm có trúng và có thất nhưng thật bất ngờ là gần như 100% hộ chạy thử nghiệm đều trúng vụ tôm nuôi. Đến nay, mẫu máy cày đã hoàn thiện và dự kiến sẽ cung ứng cho bà con vào đầu năm 2018. Tuy nhiên, trong thời điểm này, có rất nhiều hộ dân tìm đến ông để được lắp đặt máy do tôm nuôi của họ liên tục bị chết.
Ông Tư Rô với chiếc máy cày sáng chế của mình
Ông Tư Rô cho biết: “Thấy đi đây đó bà con nói làm sao chế tạo được loại máy cày đi qua kênh được, có nước đi được thành thử ra mới ngồi nghiên cứu làm loại máy cày cho thiệt nhẹ, để hai cái bồn ép vô mình chạy dưới nước luôn, phơi đất 3 – 4 ngày là chạy được, riêng máy khác thì phải phơi đất khoảng 10 ngày thì rất khó”.Riêng tiện dụng của loại máy cày này rất phù hợp với đồng đất nuôi tôm quảng canh được rửa mặn và cả đồng ruộng sản xuất một vụ lúa một vụ tôm. Với việc thiết kế độc đáo, chiếc máy di chuyển qua các kênh mương mà không cần đò chuyên chở, trong 1 giờ có thể cày 1.000m2, riêng việc điều khiển khi cải tạo đất rất dễ dàng, thậm chí khi không cần điều khiển phương tiện dẫn tự chạy được.
Trước đây, ông Rô từng chế tạo ra 3 loại máy cày khác để phục vụ cho người nuôi tôm và đạt nhiều giải cấp tỉnh, được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận độc quyền. Cùng với việc sáng chế thành công 2 loại máy cày mới, ông cũng đã sáng chế thành công 3 loại máy cày dùng để cải tạo ao nuôi tôm. Đều đáng nói ở đây, các loại máy cày này khá gọn nhẹ, dễ dàng di chuyển trong điều kiện sông nước như ở Cà Mau, mặc khác giá thành lại hợp lý và đặc biệt là sáng chế này phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Người dân trong một điểm công bố sản phẩm của ông Tư máy cày
Nhờ kết cấu gọn, nhẹ hơn khoảng 5 lần so với loại máy cày trét thông thường nên chiếc máy cày của ông Rô dễ dàng di chuyển qua các kinh, mương mà không cần phà chuyên chở. Mặt khác, nó phù hợp với nhiều vùng đất, loại hình nuôi tôm khác nhau, như: Nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, đầm nuôi công nghiệp và cả vùng đất lúa – tôm. Thấy được hiệu quả của nó mang lại, nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh tìm đến mua loại máy cày này. Ngoài chế tạo loại máy cày dùng cho vùng đất ngập nước thành công, ông Rô đang tiếp tục thử nghiệm 2 loại máy cày khác và bước đầu mang lại hiệu quả khá tích cực, gồm: Máy cày dùng cho nền đất mềm và máy cày dùng cho nền đất bùn lầy. Trước mắt, ông đang hoàn chỉnh kết cấu, mẫu mã của loại máy cày dùng cho vùng đất ngập nước để hoàn thiện mô hình sáng chế của mình, cung ứng kịp thời cho bà con nuôi tôm có nhu cầu sử dụng.
“Cứu cánh” cho nông dân Cà Mau
Theo nhận định của ngành chức năng thì vùng nước mặn nếu anh trục thì nó bốc hơi lên là màu đất nó rất tốt. Còn cái vùng 1 vụ lúa 1 vụ tôm, trước khi anh sạ hay anh cấy thì trục nó rất phù hợp. Ông Nguyễn Trúc Giang – Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cái Nước cho biết: “Cày đất là đối với những người nào đủ điều kiện còn những người nào không đủ điều kiện thì cũng phải cày nước để cải tạo lại đất nhằm để nuôi tôm có hiệu quả hơn”.
Những chiếc máy đã giải quyết được những khó khăn của người dân Cà Mau
Từ đầu năm 2017 đến nay, ông Tư máy cày đã chạy thử nghiệm và bước đầu cho kết quả tích cực tại hàng chục điểm khác nhau ở hầu hết các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Có những điểm người nuôi tôm yêu cầu máy cày tự chế của ông chạy trên nền đất mền, nền đất bùn lầy và cả nền đất ngập nước. Như vậy, với các loại máy cày tự sáng chế của ông sẽ rất phù hợp cho nhiều vùng đất, với nhiều loại hình nuôi tôm khác nhau, như: Nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, đầm nuôi công nghiệp và cả vùng đất lúa – tôm.
Ông Nguyễn Văn Cất – Trưởng Phòng Quản lý chuyên ngành, Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Cà Mau khẳng định:“Cái máy cày của ông Rô đã cải tiến, khắc phục được nhược điểm mà máy cày nhập khẩu trước đó không thực hiện được trên đồng đất bùn của nuôi tôm. Thì xuất phát từ thực tiễn lao động, máy cày này nó tiện dụng và sử dụng được trong điều kiện sản xuất của thực tế địa phương. Điều này, tôi cũng nhận định, đánh giá rất cao từ ý tưởng của tác giả.” .
Cái khó hiện nay là để sản xuất đại trà loại “Máy cày siêu nhẹ 2018” cung ứng ra thị trường cho người dân thì đòi hỏi có nguồn kinh phí khá lớn cần có sự hỗ trợ từ ngành chức năng. Trong khi đó, kinh phí cá nhân của người chế tạo ra loại máy cày này còn hạn hẹp, giá đưa ra thị trường lại khá thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân vùng nông thôn.
Huy Diệu