Theo dữ liệu từ Global Cybersecurity Index 2020 về chỉ số An toàn không gian mạng toàn câu – GCI 2020 thì Việt Nam đứng thứ 25/194 trên thế giới, trong đó năm 2017 là 100, năm 2014 là 70 và đứng thứ 7 ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, năm 2018 là 11 và năm 2017 đứng thứ 22. Chỉ số này đã thể hiện năng lực, triển khai, ứng dụng cũng như ứng phó với các vấn đề an toàn thông tin trên không gian mạng của Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới và hướng tới đạt được những chỉ số tốt hơn vào năm 2025.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước có tỷ lệ nhiễm mã độc và hứng chịu những cuộc tấn công thuộc nhóm cao trên thế giới, các hoạt động vi phạm trên không gian mạng cũng có chiều hướng gia tăng. Theo dữ liệu từ Cục An ninh mạng, Bộ Công an, Việt Nam chịu nhiều những đợt tấn công này nhằm vào các hệ thống thông tin quốc gia, phát tán thông tin sai sự thật để chiên đoạt lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Các phương thức tấn công có chủ địch, phát tán mã độc nhắm ăn cắp dữ liệu.

Các thiết bị dễ bị tấn công nhất thường là điện thoại di động, thiết bị IoT, moden nhằm chiếm quyền điều khiến. Các thông tin xấu, độc hại, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục, thông tin giả và kích động bảo lực trên không gian mạng. Với những nguy cơ đó các doanh nghiệp lại thiếu những chuyên gia chất lượng cao về An ninh mạng để có thể xây dựng và ứng phó những cuộc tấn công này.

Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05-Bộ Công an) Nguyễn Ngọc Cương cho biết, đã ghi nhận được hàng nghìn cuộc tấn công nhằm vào hệ thống của các cơ quan chính phủ, cơ sở trọng yếu quốc phòng an ninh, tập đoàn kinh tế và cơ quan truyền thông.

Riêng trong nửa đầu năm 2021, A05 đã phát hiện 1.555 các trang web, trang thông tin điện tử có tên miền .vn bị tấn công, chèn các thông điệp của tin tặc, trong đó có 412 trang thuộc quản lý của cơ quan nhà nước. Số lượng tin, bài chứa thông tin xấu, sai sự thật lên các trang thông tin điện tử, blog, mạng xã hội… lên tới con số 221.000.
Không chỉ vậy, tình trạng lộ, mua bán thông tin, dữ liệu của người dùng cũng ghi nhận ở mức đáng báo động. Tiêu biểu là vụ lộ lọt thông tin của 35,6 triệu khách hàng của một tập đoàn lớn ở Việt Nam. Vụ việc này đã gây bức xúc và thu hút sự quan tâm lớn của dư luận, đặc biệt là trong thời gian Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, ông Nguyễn Ngọc Cương nói.

Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề an ninh mạng cần giải quyết cũng như duy trì và cải thiện năng lực an ninh mạng nhằm đáp ứng sự phát triển của quốc gia. An toàn thông tin mạng giờ sẽ không chỉ là câu chuyện của chính quyền, doanh nghiệp mà sẽ là của tất cả mọi người. Trong thời gian tới, Bộ Thông tin & Truyền thông sẽ phổ cập chiến dịch an toàn thông tin mạng cơ bản cho người dân.

Hà Trần