Cây dâu rừng hay còn gọi là cây dâu da đất, cây dâu đất, cây dâu da, người dân địa phương gọi là “cây chua” vì quả có vị chua đặc trưng, có nơi còn gọi là cây đỏ vì quả màu đỏ tươi rất đẹp. Đây là một loại trái cây rừng có vị chua, ngọt được người dân mang về trồng và cải tạo để giảm độ chua, tăng độ ngọt.

Cận cảnh hàng chục gốc “dâu rừng” đỏ rực tại Gia Lai hút mắt du khách - Hình 1

Cây dâu rừng có tên khoa học là Baccaurea sapida, thuộc họ Thầu dầu hay họ Ba mảnh vỏ (Euphobiaceae), bộ Ba mảnh vỏ (Euphobiales). Là loại quả dại màu đỏ rực, dâu rừng không chỉ làm thức uống giải khát mà còn có thể băm nhỏ nấu canh chua, ngon không kém măng hay lá giang.

Cận cảnh hàng chục gốc “dâu rừng” đỏ rực tại Gia Lai hút mắt du khách - Hình 2

Không như các loại dâu khác mọc ra từ cành lá, lúc lỉu trên cao, quả dâu rừng lại phát triển từ thân cây nên bạn sẽ bắt gặp cảnh tượng cực kỳ đẹp mắt của những chùm dâu rừng chín ôm gọn thân cây từ gốc cho tới ngọn.

Cận cảnh hàng chục gốc “dâu rừng” đỏ rực tại Gia Lai hút mắt du khách - Hình 3

Quả dâu rừng nhỏ nhưng mọc thành chùm, có nhiều cây sai trái, nhìn xa như ai đó dùng keo dán đính quả lên cây, thân đỏ rực. Sự hòa quyện giữa màu đỏ của quả với màu xanh của lá trong tiết trời lành lạnh tạo nên một cảm giác ấm áp lạ thường.

Cận cảnh hàng chục gốc “dâu rừng” đỏ rực tại Gia Lai hút mắt du khách - Hình 4

Dâu rừng có vị ngọt ngọt, chua chua, thanh mát khác biệt với những loại trái cây khác. Dâu rừng có hạt và nếu muốn cảm nhận rõ vị chua, bạn không nên bỏ hạt, không cắn mà cho cả múi dâu vào miệng, ngậm một lát sau đó nuốt hẳn. Dâu rừng lúc ấy có đủ vị ngọt, chua hòa lẫn.

Cận cảnh hàng chục gốc “dâu rừng” đỏ rực tại Gia Lai hút mắt du khách - Hình 5

Là loại cây rừng được người nông dân mang về trồng, nên không mất hiều thời gian cũng như kỹ thuật để chăm sóc. Để đảm bảo vị ngọt, tươi, người dân thường chờ đến lúc dâu rừng chín hẳn mới thu hoạch, nên thời điểm này nhìn thân cây nào cũng đỏ rực, bắt mắt.

Cận cảnh hàng chục gốc “dâu rừng” đỏ rực tại Gia Lai hút mắt du khách - Hình 6

Hiện nay chỉ còn 3 hộ tại thôn An Điền Bắc 1, xã Cửu An, thị xã An Khê còn trồng cây dâu rừng với số lượng khoảng hơn 40 cây. Nhiều người tìm đến đây không chỉ để thưởng thức quả dâu rừng, mua về làm quà mà còn để tham quan, chụp ảnh bên những gốc dâu đẹp hút mắt.

Cận cảnh hàng chục gốc “dâu rừng” đỏ rực tại Gia Lai hút mắt du khách - Hình 7

Cận cảnh hàng chục gốc “dâu rừng” đỏ rực tại Gia Lai hút mắt du khách - Hình 8

Không chỉ để giải khát, ăn chơi, dâu rừng còn rất có lợi cho sức khỏe vì chứa nhiều polyphenol và anthocyane, hai loại chất chống oxy hóa quan trọng cho cơ thể. Vitamin C và chất xơ trong dâu rừng còn có khả năng ngăn ngừa cholesterol cao và bệnh tim, thích hợp cả với những người ăn kiêng.

Kim Yến